Chồng không muốn tôi đi làm
Tôi kết hôn 10 năm, ở quê. Chồng là người khuyết tật, không quá giỏi việc kiếm tiền.
Trong mắt tôi, anh là một người rất tốt, giúp đỡ vợ con việc nhà, chăm con, quan tâm nhà vợ, thoải mái tiền bạc, rất đạo đức và nghe vợ. Chúng tôi có hai bé 6 tuổi và 2 tuổi, sống cùng bố mẹ già gần 90 tuổi có lương hưu.
Trước đây tôi đi làm ở một trung tâm ngoại ngữ từ 3h đến 8h tối. Sau khi sinh con tôi nghỉ hẳn nhưng trong tâm vẫn muốn quay lại làm việc bất cứ thời điểm nào. Lương ở đó không quá cao nhưng hai bé sẽ được học tiếng Anh miễn phí (học phí 20 triệu một năm cho hai bé). Bé thứ hai đã lớn nên tôi cũng thực sự mong được đi làm trở lại. Có điều nếu để chồng lo cho con và bố mẹ già ( nấu ăn, tắm táp, cho ăn) trong khoảng thời gian tôi đi làm thì thực sự rất cực cho anh.
Chúng tôi từng thuê rất nhiều người hỗ trợ mà bố mẹ chồng không hài lòng. Nếu tôi thực sự cố vẫn có thể thu xếp, có điều chồng rất không muốn tôi đi làm, chỉ muốn tôi ở nhà. Anh tốt nhưng có một yếu điểm là mặc cảm, thấy vợ trẻ hơn (tôi kém anh 10 tuổi), ăn mặc xúng xính đi làm là rất khó chịu. Tôi nên nghe chồng hay quyết tâm đi làm lại? Đi làm tôi có mối quan hệ riêng, cũng đỡ buồn.
Video đang HOT
Kiếm 50 triệu/tháng vẫn không dám gửi cho bố mẹ đồng nào, nhưng tôi quyết ly hôn vì câu nói lạnh lùng của vợ lúc mẹ chồng ốm
Suốt 2 năm chung sống, tôi không dám gửi 1 đồng nào cho bố mẹ vì vợ quản chặt. Thế nhưng tận lúc mẹ tôi bị ốm, nhập viện cô ấy vẫn khăng khăng không đưa thì tôi quyết định viết đơn ly hôn.
Tôi yêu Nguyệt rất nhiều, thậm chí còn coi trọng cô ấy hơn cả bố mẹ đẻ ra mình. Chính vì thế, ngay sau khi kết hôn, tôi đưa cho cô ấy giữ thẻ ATM và cuốn sổ tiết kiệm từ thời còn độc thân. Tôi chỉ nói với cô ấy rằng, chi tiêu cho hợp lý, đối xử công bằng với cả 2 bên nội ngoại (tức là mua quà cáp dịp lễ Tết như nhau) và cùng cố gắng tiết kiệm để mua chung cư.
Nguyệt vâng dạ, còn tôi thì tin tưởng tuyệt đối. Nhưng cũng từ đó, bố mẹ tôi chưa được nhận 1 đồng nào từ con trai mà họ bao năm nuôi nấng, chăm sóc, ngoại trừ dịp Tết Nguyên Đán và Trung thu.
Nhiều lần về quê, thấy bố tuổi đã cao vẫn lọ mọ làm bảo vệ cho cửa hàng điện máy, tôi thương ông lắm. Rồi mẹ tôi, lúc nào cũng kêu đau lưng nhưng không chịu nghỉ ngơi, về hưu rồi vẫn nhận thêm vài mảnh ruộng trồng rau, trồng khoai.
Tôi bảo Nguyệt đưa tiền cho bố mẹ, cô ấy kéo tôi ra riêng, thủ thỉ: "Tháng nào cũng thế, anh được lương cái em rút sạch gửi tiết kiệm. Giờ chỉ có vài đồng vợ chồng mình chi tiêu tới cuối tháng thôi, cho bố mẹ coi như mình đói đấy".
Tôi xót xa, lại chẳng thể nào lớn tiếng yêu cầu bố mẹ ở nhà nghỉ ngơi nữa, chỉ biết nhẹ nhàng khuyên nhủ, vì tôi có đỡ được họ phần nào gánh nặng tài chính đâu. Nhưng 1 lần, 2 lần rồi nhiều lần sau Nguyệt đều kiếm cớ thoái thác để không cho bố mẹ chồng tiền. Cô ấy luôn bảo: "Bố mẹ cũng mới ngoài 60, anh cứ làm như họ 80-90 không bằng. Các cụ ở quê ấy, cơ bản là không muốn ngồi im. Nhàn rỗi quá họ không chịu được chứ đâu hẳn vì tiền. Bố mẹ đi làm thế anh nên vui mới đúng, vừa không phải nhờ con cái, lại vừa khỏe người.
Mà bố mẹ em cũng thế, có được đồng nào đâu. Cả năm mua quà vài lần, biếu tiền có dịp Tết thôi. Tiền vợ chồng mình còn phải chi tiêu bao thứ, em còn đang bầu bí đấy!"
Cô ấy lại lấy cái thai trong bụng ra mà hù dọa, tôi lại im re. Và sau cùng, tôi vẫn tin tưởng Nguyệt, cô ấy đã tính toán đâu ra đấy chắc là đúng.
Nhưng lương tôi ngày càng tăng, thậm chí lên tới 50 triệu mà Nguyệt vẫn không cho phép tôi trích 1 khoản nhỏ biếu bố mẹ. Tôi cũng không hiểu sao thời gian đó mình lại nghe lời vợ tới thế. Tôi không có quỹ đen, cũng không kiên quyết yêu cầu vợ phải nghe mình...
Mãi cho tới gần đây. Hôm đó, tôi đang làm thì em gái gọi điện, nó khóc nức nở nói mẹ phải nhập viện. Tôi vội vàng thu xếp đồ rồi đi về, không quên gọi vợ về nhà cùng để bàn bạc chuyện tiền nong.
Thế nhưng tôi hỏi Nguyệt về số tiền trong thẻ, tiền khẩn cấp (chúng tôi luôn giữ hơn 50 triệu trong 1 thẻ ATM phòng khi có việc gấp) và tiền ở sổ tiết kiệm thì cô ấy chối quanh. Vòng vo một hồi cô ấy lại bảo: "Mẹ ốm chắc gì đã nặng. Anh cứ đi thăm đi xem thế nào đã. Làm gì mà nhắng nhít lên. Tiền giờ không sẵn, với bố mẹ anh làm bao năm không để ra được đồng nào à?"
Tôi sửng sốt trước câu nói lạnh lùng ấy của vợ. Bố mẹ tôi ở quê, làm nhà nước có vài đồng lương hưu. Bao năm qua họ nuôi anh em tôi ăn học tốn kém, tiền bạc dư dả 1 chút thì sửa sang lại toàn bộ cửa nhà cho rộng rãi để đón con cháu về... Tóm lại, ông bà làm gì cũng vì con cái, còn vợ tôi lại buông một câu lạnh lùng tới thế. Phải chăng vì không phải mẹ cô ấy nên cô ấy không quan tâm? Còn về các sổ tiết kiệm, có vấn đề gì với số tiền 2 năm qua chúng tôi tích cóp (thực ra phần nhiều là tôi, tôi lương hơn 50 triệu/tháng, cô ấy chỉ khoảng 15-18 triệu/tháng)?
Lần đầu tiên tôi nổi giận thực sự, lớn tiếng yêu cầu Nguyệt mang thẻ ATM cũng như những khoản tiền chung ra. Tôi nhất định sẽ lo cho mẹ toàn bộ chi phí chữa bệnh đợt này. Và 1 lần nữa Nguyệt cãi chem chẻm: "Sinh con ra không phải vì lúc già có người chăm đâu. Nếu yêu thương chúng thật lòng thì bao năm tuổi trẻ phải làm mà tích trữ. Bố mẹ không nên làm gánh nặng cho con cái".
Tôi tát vợ 1 cái, tát xong vẫn không hề hối hận. Tôi viết đơn rồi mọi người ạ. Nguyệt chưa kí, cô ấy vẫn đang nghĩ tôi giận dỗi. Còn khoản tiền tiết kiệm hóa ra cô ấy cho nhà ngoại vay hơn 300 triệu nên mới vòng vo, lảng tránh mãi như thế... Dù sao, lý do mà tôi ly hôn không phải vì cô ấy đem tiền cho vay, vì cô ấy chẳng chút yêu thương, tôn trọng bố mẹ chồng.
Thấy con vác sổ sang nhà bố vợ đòi 5 triệu tiền lãi, mẹ chồng đập bàn phản ứng ngược làm con trai 'sợ xanh mặt', cun cút quay về Vừa nghe mẹ chồng kể chuyện khi mình vắng nhà. Nghe xong, em giận lão chồng của mình bao nhiêu thì biết ơn mẹ chồng bấy nhiêu. Trải qua bao chuyện, mẹ chồng em vẫn chứng tỏ mình là một người vô cùng công minh. Ngay từ những ngày đầu làm dâu, em đã được mẹ chồng ưu ái. Bà bảo bà thích...