Chồng không đồng ý cho đi học cao học, sau một đêm vợ nhập viện vì xuất huyết dạ dày
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật chia sẻ, Viện đã tiếp nhận không ít trường hợp vào khám trong tình trạng niêm mạc xung huyết đỏ rực, thậm chí xuất huyết dạ dày chỉ sau một đêm vì… stress quá nặng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng chia sẻ tại hội nghị khoa học tiêu hóa, gan mật, diễn ra ở Hà Nội sáng 26-5
Mới đây, tại phòng khám của Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật tiếp nhận một phụ nữ ngoài 30 tuổi đến khám trong tình trạng mệt mỏi, phờ phạc, bụng đau, có biểu hiện của đau dạ dày. Qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết dạ dày, dù trước đó cô hoàn toàn khỏe mạnh, chưa hề có biểu hiện bị viêm loét dạ dày.
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng chia sẻ, tại Viện đã tiếp nhận không ít trường hợp vào điều trị trong tình trạng niêm mạc xung huyết, đỏ rực lên chỉ sau một thời gian ngắn như vậy. Phần lớn ca bệnh đều có sẵn vi khuẩn H.p và đều liên quan đến ức chế tinh thần, stress tâm lý nặng.
Vì thế, với trường hợp phụ nữ ngoài 30 tuổi kể trên, bác sĩ hỏi: “Trong tuần qua hoặc 2-3 ngày gần đây cô có gặp áp lực, ức chế tâm lý gì không?”. Người bệnh cho biết, đêm hôm trước cô và chồng có cãi nhau vì cô xin đi học cao học mà chồng không đồng ý, cả đêm cô không ngủ được, gần sáng thì có biểu hiện đau bụng dữ dội…
Phân tích thêm về vấn đề này, GS.TS Đào Văn Long – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tại tiêu hóa, gan mật, vi khuẩn H.p (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và là yếu tố nguy cơ cao của ung thư dạ dày.
Video đang HOT
GS.TS Đào Văn Long trình bày báo cáo khoa học tại hội nghị
Việt Nam là khu vực có tỷ lệ người nhiễm cao. Vừa qua, Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát tình trạng nhiễm H.p trên 258 gia đình với 696 cá thể đến khám vì triệu chứng của đường tiêu hóa trên.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm H.p trong quần thể ở nước ta là 85,9%. Đáng chú ý, tỷ lệ nhiễm H.p ở trẻ dưới 8 tuổi đạt 96,2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ nhiễm H.p ở các nước phát triển bởi ở các nước này thì tỷ lệ trẻ em nhiễm H.p rất thấp (chỉ chiếm khoảng 20% so với 80% của người lớn).
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng nêu rõ, ở Việt Nam, không những trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.p cao nhất mà có những trẻ bị nhiễm H.p từ khi mới… 2 tuổi. Đây là trường hợp một em bé bị nhiễm khuẩn từ người mẹ (mang khuẩn H.p) thông qua đường nếm, mớm thức ăn bón cho con.
Cũng theo PGS Thắng, vi khuẩn H.p là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải cứ có khuẩn H.p là bị ung thư dạ dày. Khi có các triệu chứng bệnh lâm sàng như đau bụng, ợ hơi, hay nôn, ăn uống không được thì người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán, không nên tự điều trị tại nhà.
Theo anninhthudo
Tâm lý căng thẳng có thể gây ung thư không?
Căng thẳng tâm lý là những gì mà con người cảm thấy khi họ đang chịu áp lực về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm. Mức độ căng thẳng tâm lý cao có thể gây hại cho sức khỏe.
Căng thẳng có thể được gây ra hàng ngày, trong công việc, cuộc sống thường lệ, cũng như bởi các sự kiện bất thường hơn, chẳng hạn như chấn thương hoặc bệnh tật ở chính bản thân hoặc một thành viên trong gia đình. Khi mọi người cảm thấy rằng họ không thể quản lý hoặc kiểm soát những thay đổi gây ra bởi sự bất thường đó, họ sẽ cảm thấy căng thẳng đặc biệt với một người khi phát hiện mắc ung thư. Tình trạng căng thẳng ngày càng được công nhận là một yếu tố có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.
Cơ thể phản ứng như thế nào trong lúc căng thẳng?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Ung ướu Hà Nội, cơ thể đáp ứng với áp lực về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc bằng cách giải phóng các hormon căng thẳng (như epinephrine và norepinephrine) làm tăng huyết áp, tốc độ nhịp tim và tăng lượng đường trong máu.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những người trải qua căng thẳng trong một thời gian dài (tức là mãn tính) có thể gặp vấn đề về tiêu hóa, khả năng sinh sản, tiết niệu và hệ miễn dịch suy yếu. Những người bị căng thẳng mãn tính cũng dễ bị nhiễm vi-rút như cúm hoặc cảm lạnh thông thường và bị đau đầu, khó ngủ, trầm cảm và lo âu.
Tâm lý căng thẳng có thể gây ung thư không?
Mặc dù căng thẳng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe thể chất, tuy nhiên không có nhiều bằng chứng cho thấy nó là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư.
Tuy nhiêm, mối liên hệ giữa căng thẳng tâm lý và ung thư có thể phát sinh theo nhiều cách. Ví dụ, những người bị căng thẳng có thể dẫn đến các thói quen không lành mạnh chẳng hạn như hút thuốc, ăn quá nhiều hoặc uống rượu, làm tăng nguy cơ ung thư. Hoặc một người có người thân bị ung thư có thể có nguy cơ ung thư cao hơn do yếu tố nguy cơ di truyền.
Làm thế nào giảm tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến những người bị ung thư?
Những người bị ung thư dễ dàng gặp căng thẳng do các tác động của bệnh tật đến thể chất, cảm xúc và tinh thần, xã hội. Những người cố gắng giảm bớt căng thẳng bằng các hành vi không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu hoặc trở nên ít vận động hơn có thể có chất lượng cuộc sống kém hơn sau khi điều trị ung thư. Ngược lại, những người có thể sử dụng các chiến lược đối phó hiệu quả với căng thẳng, chẳng hạn như quản lý thư giãn và căng thẳng được chứng minh giúp giảm mức độ trầm cảm, lo âu và các triệu chứng thấp hơn liên quan đến ung thư và điều trị. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy việc quản lý thành công căng thẳng tâm lý giúp cải thiện sự sống còn của ung thư.
Bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và lây lan của một khối u. Ví dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi những con chuột mang các khối u ở người bị giữ kín hoặc bị cô lập khỏi những con chuột khác (điều kiện làm tăng căng thẳng) các khối u của chúng có khả năng phát triển và lan rộng hơn (gọi cách khác là di căn).
Trong một thí nghiệm khác, các khối u được cấy vào các miếng mỡ của chuột, nếu chuột bị căng thẳng kéo dài, khối u có tỷ lệ lây lan cao hơn đến phổi và hạch bạch huyết so với chuột không bị căng thẳng. Các nghiên cứu ở chuột và trong các tế bào ung thư ở người trưởng thành trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra rằng hoóc môn căng thẳng norepinephrine có thể thúc đẩy sự hình thành mạch và di căn.
Ở một nghiên cứu khác, những phụ nữ bị ung thư vú bộ ba âm tính - đã được điều trị bằng hóa trị liệu bổ trợ - được hỏi về việc sử dụng thuốc chẹn beta, là loại thuốc gây trở ngại cho một số loại hormone căng thẳng, trước và trong khi hóa trị. Những phụ nữ được báo cáo có sử dụng thuốc chẹn beta có cơ hội sống sót sau khi điều trị ung thư mà không tái phát nhiều hơn những phụ nữ không báo cáo sử dụng thuốc chẹn beta.
Mặc dù vẫn không có bằng chứng rõ ràng căng thẳng trực tiếp ảnh hưởng đến kết cục ung thư, một số dữ liệu cho thấy bệnh nhân có thể phát triển cảm giác bất lực hoặc tuyệt vọng khi căng thẳng kéo dài. Tình trạng này liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn. Có thể là những người cảm thấy bất lực hoặc vô vọng không tìm cách điều trị khi họ bị bệnh, từ bỏ sớm hoặc không tuân theo liệu pháp điều trị, tham gia vào các hành vi nguy hiểm như sử dụng ma túy hoặc không duy trì lối sống lành mạnh, dẫn tới cái chết sớm.
Làm thế nào những người bị ung thư có thể học cách đối phó với căng thẳng tâm lý?
Hỗ trợ cảm xúc và xã hội có thể giúp bệnh nhân học cách đối phó với căng thẳng tâm lý. Sự hỗ trợ như vậy có thể làm giảm mức độ trầm cảm, lo lắng và các triệu chứng liên quan đến bệnh tật và điều trị ở những bệnh nhân. Phương pháp tiếp cận có thể bao gồm: thư giãn, thiền định, hoặc tư vấn hoặc nói chuyện; tham gia các buổi học về ung thư; thành lập các nhóm, câu lạc bộ hỗ trợ xã hội; dùng thuốc trị trầm cảm hoặc lo lắng; tập thể dục...
Một số tổ chức chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả bệnh nhân ung thư phải được sàng lọc sớm để điều trị. Các cơ sở y tế có thể sử dụng nhiều công cụ kiểm tra khác nhau, chẳng hạn như thang đo hoặc bảng câu hỏi, để đánh giá liệu bệnh nhân ung thư có cần hỗ trợ về tâm lý, cảm xúc hoặc có mối quan tâm thực tế khác hay không. Từ đó, đưa ra các phương pháp hỗ trợ tối ưu cho người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Theo VTV News
Công thức tinh chế cao lá đầu tiên ở làng nghề thuốc nam giúp cả vạn người khỏi bệnh xương khớp Vốn là con nhà "nòi" nên từ năm 10 tuổi, lương y Triệu Thị Thanh (Bản Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã có thể tự tay bốc thuốc cho người bệnh. Đến nay khi đã tuổi cao, bà không thể nhớ nổi mình đã chữa khỏi bệnh xương khớp cho bao nhiêu người. Chỉ biết rằng mỗi dịp...