Chồng không cho vợ về ngoại ăn tết dù ba mẹ chồng đã đồng ý
Khi xin ba mẹ chồng cho về ngoại ăn tết, tôi lo lắng ông bà sẽ không đồng ý nhưng không ngờ, ba chồng bằng lòng ngay. Tôi hớn hở thông báo với chồng, anh nhất quyết không cho mẹ con tôi về ngoại.
Tôi lấy chồng được 7 năm và đã có hai đứa con. Vợ chồng tôi cùng lập nghiệp xa quê nên hàng năm đều về quê vào dịp tết. Mọi năm, tôi đưa con về quê trước còn chồng nghỉ muộn nên về sau. Gia đình tôi ở nội ăn tết đến mồng 2 mới về ngoại rồi ba ngày sau trở lại thành phố làm việc.
Từ ngày tôi lấy chồng, mẹ luôn phải đón tết một mình. Ảnh minh họa
Hoàn cảnh nhà tôi khá neo đơn, chỉ có hai mẹ con nên từ ngày tôi lấy chồng, năm nào mẹ cũng phải ăn tết một mình. Năm nay, sau khi đưa ông Táo xong, tôi cùng hai con về quê trước. Từ ngày đó, tôi lo dọn dẹp sắm sửa đầy đủ đồ tết cho nhà nội rồi có tranh thủ về thăm mẹ.
Hai nhà nội ngoại cách nhau 50km lại có xe buýt nên đi lại cũng tiện. Về nhà, thấy mẹ không khỏe, nhà cửa chưa chuẩn bị được gì. Nhìn cảnh đó tôi thấy não lòng, thương mẹ vô cùng. Bởi vậy, tôi định xin ba mẹ chồng cho về ngoại ăn tết cùng mẹ một năm.
Tôi lo lắng ông bà sẽ không đồng ý nhưng khi tôi đặt vấn đề, ba chồng bằng lòng ngay. Ông còn bảo, trong nhà đã có vợ chồng em trai rồi, cô út cũng lấy chồng gần chạy qua chạy về được nên không lo buồn, con cứ đưa cháu về với bà ngoại.
Nghe ba nói thế, tôi mừng lắm. Có lẽ, tôi sống với nhà chồng cũng tròn bổn phận nên ông bà mới thương. Ba mẹ chồng còn quyết định mổ heo sớm hơn một ngày để lo tất niên cho mẹ con tôi về ngoại trước và gửi biếu nhà ngoại một ít.
Video đang HOT
Tôi nghĩ ba mẹ chồng đã đồng ý chắc chồng sẽ thuận theo, không có vấn đề gì. Tôi vui mừng gọi điện báo cho chồng là ông bà nội đã cho phép cả nhà năm nay về ngoại ăn tết.
Nào ngờ, chồng bảo: “Không có kiểu đó nhé, gì thì gì phải đón giao thừa nhà nội, sau đó muốn đi đâu thì tùy”. Tôi ấm ức cãi lại vì có tết năm nào anh ở nhà cùng vợ con đâu, chồng toàn đi đón giao thừa cùng bạn bè để vợ con ở nhà với ông bà nội.
Tôi hụt hẫng khi nghe chồng phản đối chuyện về ngoại qua điện thoại. Ảnh minh họa
Hai vợ chồng tranh cãi một hồi nhưng chồng nhất quyết không đồng ý bảo: “Nếu em đưa con về ngoại ăn tết thì đi luôn đi”. Trong khi tôi nói rõ, nếu anh không muốn về thì cứ lại nhà nội, tôi đưa con về rồi mồng 2 về lại mới vào thành phố.
Vì chồng như thế nên tôi cứ chần chừ chưa thu xếp để về ngoại dù trong lòng rất nôn nóng. Chồng tôi đến 30 tết mới về, vợ chồng giận hờn nhau lại không hay. Nhưng nếu không về với mẹ trong khi ba mẹ chồng đã đồng ý tôi lại thấy áy náy.
Tôi định nhờ mẹ chồng nói để chồng hiểu nhưng lại sợ bà nghĩ, tôi được đằng chân lân đằng đầu. Đã đồng ý cho về ngoại ăn tết còn phải hòa giải mâu thuẫn vợ chồng. Giờ tôi băn khoăn không biết có nên về ngoại trước hay đợi chồng về rồi tính vì mấy ngày nay tôi gọi điện, chồng không bắt máy.
T.H
Theo phunuonline.com.vn
Lập nghiệp xa quê, đến khi về nhận tổ quy tông, tôi bị cả dòng họ quay lưng vì một điều hết sức vô lý
Người ta xa quê trở về được chào đón, tôi đây bị ghẻ lạnh, coi như không khí trong nhà.
Tôi tên Nam Chương, là con trai độc đinh, cháu đích tôn 3 đời của dòng họ lớn. Ngay từ nhỏ, tôi đã được cưng chiều, thương yêu hơn hẳn các chị. Ai cũng bảo tôi phải làm nên nghiệp lớn, rạng danh dòng họ.
Nhưng năng lực tôi không bằng người ta. Hồi đi học, dù được cho đi học thêm, chăm chỉ học hành, tôi vẫn chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong lớp. Lên cấp ba, tình hình càng tệ hơn khi tôi không được học sinh giỏi suốt 3 năm liền. Bố mẹ tôi từ buồn bã chuyển sang cáu gắt, đánh mắng vì tôi không đạt được kì vọng của mọi người.
Áp lực càng lớn khi tôi thi đại học. Kết quả, tôi thi rớt và trở thành "nỗi nhục" của bố tôi. Ông mắng, đuổi tôi ra khỏi nhà. Vì quá bức xúc, cộng với bản tính nổi loạn sẵn có, tôi dọn đồ đi thật. Tôi cũng thay đổi số điện thoại, bất chấp tất cả để vào Sài Gòn sinh sống cùng bạn rồi kiếm việc làm.
Mỗi lần như thế, mẹ tôi đều khóc nức nở, gọi tôi về quê. (Ảnh minh họa)
Thỉnh thoảng, tôi gọi điện về cho mẹ tôi. Mỗi lần như thế, mẹ tôi đều khóc nức nở, gọi tôi về quê. Nhưng tôi kiên quyết không về vì không muốn bị những lề thói cũ đè nén tương lai nữa.
Sau 7 năm bám trụ thành phố, lập nghiệp xa quê, bằng sự năng nổ, nhiệt tình và cố gắng hết sức, tôi từ một người công nhân dần leo lên vị trí quản lý phân xưởng. Tiền lương khá hơn, tôi cũng nghĩ đến việc về quê thăm gia đình.
Thế nhưng lần về quê này khiến tôi thất vọng nặng nề vì vẫn bị coi là "kẻ thất bại".
Biết tin tôi về, mọi người ở dòng họ kéo đến nhà tôi rất đông. Biết ý, tôi đã chuẩn bị sẵn quà cáp và phát cho mọi người. Họ hỏi han tôi về công việc ở thành phố sau 7 năm biệt tích. Vốn thật thà, thẳng tính, tôi nói thật là mình chỉ là quản lý phân xưởng, lương cao thật nhưng xét về vị thế xã hội thì cũng chỉ là công nhân.
Một mình tôi bơi trong thành phố rộng lớn, tự gây dựng sự nghiệp với hai bàn tay trắng mà còn bị mỉa mai. (Ảnh minh họa)
Ngay lập tức, một bà cô tôi hắng giọng: "Đấy, tôi biết ngay mà. Tưởng đâu biệt tích làm giám đốc này nọ, ai ngờ cũng chỉ là một thằng công nhân quèn, làm lính người ta". Một bà cô khác tiếp lời: "Đấy, cháu đích tôn mà chẳng ra hồn gì cả".
Vài người khác cũng nhao lên. Họ nói tôi vô dụng, đã cất công vào thành phố thì phải làm giám đốc, không thì phải đi ô tô riêng, có nhà lầu...Chứ vẫn ở trọ, ăn lương như tôi thì thật mất mặt, xấu hổ. Bàn tán cho sướng miệng, họ kéo nhau đi về.
Mấy ngày sau, chỉ có bố mẹ tôi là đón tiếp tôi. Còn lại dòng họ vẫn xem tôi như không khí, gặp cũng chẳng thèm bắt chuyện. Tôi ức chế quá. Một mình tôi bơi trong thành phố rộng lớn, tự gây dựng sự nghiệp với hai bàn tay trắng mà còn bị mỉa mai. Không lẽ, tôi "thất bại" thật sao? Thái độ của mọi người làm tôi hoang mang và nghi ngờ chính mình rồi.
Theo afamily.vn
Đi tất niên cùng chồng mới đắng cay biết chồng có 'vợ hờ' ở công ty Những ngày cuối năm mà lòng tôi rối như tơ vò, không biết phải làm thế nào nữa. Mối quan hệ vợ chồng bỗng dưng như rơi vào hố đen, loay hoay không gỡ bỏ được. Tôi không rõ lòng mình là ghen, là oán giận hay là muốn tung hê tất cả mà giải thoát cho chính mình. Nhưng làm thế rồi,...