Chồng không bao giờ vào bếp, do ai?
Nhiều chị em mong muốn chồng cùng chia sẻ việc nhà, trong đó có chuyện bếp núc nhưng có một thực tế là người chồng ngại làm việc nhà là do… vợ!
ảnh minh họa
Chị Hoa (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) phàn nàn: “Chồng tôi chẳng bao giờ chia sẻ với vợ những việc nội trợ không tên. Anh ấy nói làm những việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng là “chuyện đàn bà” khiến anh mất đi bản lĩnh đàn ông”.
Trong khi đó ông chồng lại có lý do rất… chính đáng như chia sẻ của anh Hùng (Biên Hòa, Đồng Nai): “Từ nhỏ tôi rất ít khi vào bếp nên không có nhiều kinh nghiệm nấu nướng. Lấy vợ rồi thỉnh thoảng giúp bà xã nấu món này món kia nhưng vẫn bị bà xã chê bai nên cũng ngại vào bếp”.
Vì thế, chị em đừng ngạc nhiên khi biết các ông chồng ngại chia sẻ việc nhà là do cách ứng xử chưa khéo từ phía mình.
Không ít bà vợ rất cầu kỳ đến mức quá khó tính trong ăn uống. Món ăn phải được nấu đúng công thức và phối hợp giữa các gia vị bài bản. Vì thế, khi chồng chia sẻ việc nội trợ mà không vừa ý hoặc chưa theo công thức mà vợ định sẵn là y như rằng phải nghe rao giảng bài ca không quên từ vợ.
Cũng có chị tỏ rõ thái độ không tin tưởng chồng làm nên chỉ nhờ chồng những việc lặt vặt như rửa hành, đuổi ruồi làm cho ông chồng không hào hứng!
Làm việc nhà cũng là nghệ thuật và người thực hiện nó là những nghệ sĩ nên không nhất thiết theo một mẫu định sẵn, mà rất cần sự sáng tạo.
Nên người vợ có thể bớt… cầu toàn một chút để chồng nấu những món ăn, hay dọn dẹp nhà cửa theo ý tưởng mới, biết đâu gia đình bạn sẽ được thưởng thức những điều thú vị hơn.
Video đang HOT
Đừng yêu cầu chồng hành động cứng nhắc như một cái máy. Nếu có gì chưa vừa ý, chị em nên nghĩ đến những đầu bếp giỏi là đàn ông chiếm tỉ lệ đông hơn so với phụ nữ. Mạnh dạn “đặt hàng” chồng những thực đơn mới lạ, biết đâu chị em sẽ được thưởng thức những món hấp dẫn.
Chị em nên thấu hiểu một điều rằng: vợ càng tôn trọng chồng thì anh ấy càng có động lực để phấn đấu.
Bữa ăn ngon hay không, nhà cửa có ấm cúng hay không tùy thuộc vào bầu không khí trong gia đình. Các món ăn tuy chưa đậm đà, nhà dọn dẹp có đôi chỗ chưa vừa ý nhưng tâm trạng mọi người đều vui vẻ.
Tin tưởng chồng để anh ấy quyết định cách thực hiện một số món “tủ” và cách làm riêng theo sở thích và cá tính của bản thân. Nếu người vợ buột miệng chê chồng đôi khi sẽ động chạm đến lòng tự ái của đàn ông, nhất là với ông chồng có tính bảo thủ.
Vì thế, điều quan trọng nhất trong gia đình vẫn là “thích ứng” nhau. Nội trợ là công việc đầy thử thách và đàn ông cũng sợ thất bại. Là người vợ tinh tế, bạn cần thấu hiểu và chia sẻ từ những việc nhỏ nhặt nhất.
Bí kíp lấy lòng và tạo hứng thú vào bếp cho chồng của một người vợ là thế này: “Ông xã nhà tôi khi mới cưới nhau rất vụng về mỗi lần cùng vợ vào bếp, tôi nói chồng tìm trên mạng những món ăn chồng thích rồi vào bếp nấu thử.
Tôi cũng phụ giúp các khoản như bóc vỏ hành, tỏi, chuẩn bị nước mắm, tiêu, ớt… Muốn chồng chia sẻ việc nhà, theo tôi là thay vì chê chồng làm chưa đúng ý mình, chị em hãy khích lệ bằng những ngôn từ ngọt ngào…”.
Theo Tuoitre
Đừng cãi nhau về những việc này nếu muốn hạnh phúc
Cho dù có là vợ chồng son hay đã chung sống với nhau bao lâu chăng nữa, bất đồng quan điểm dẫn đến cãi nhau là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng tranh cãi chưa hẳn đã xấu, nó có thể giúp giải quyết rõ xung đột vấn đề giữa 2 người nếu cả 2 đều có ý muốn ngồi nói chuyện với nhau thay vì cố chấp.
Có những mâu thuẫn cần thiết phải được nêu ra thay vì cứ giữ trong lòng nếu muốn gia đình hạnh phúc.
Cách chi tiêu tiền
Đây là điều quan trọng nhất trong cuộc sống chung, từ những việc như mua xe hay mua nhà, các chi tiêu nhỏ lẻ thường ngày cần được xác định rõ ràng.
Bày tỏ sự giận dữ
Thái độ nói chuyện của bạn cũng ảnh hưởng tới tâm trạng của mọi người trong gia đình, hãy biết kiềm chế để có một cuộc nói chuyện vui vẻ, đầm ấm.
Khi cả 2 đã bình tĩnh, hãy nói hết tâm trạng của bạn ra cho đối phương biết cho thỏa nỗi lòng, nên nhớ bạn đang nói chuyện với người chung nhà với mình chứ không phải cãi nhau với hàng xóm hay đối thủ trên thương trường. Hãy mềm dịu trong mối quan hệ này nếu bạn không muốn gia đình đổ vỡ.
Cần chú ý và thấu hiểu cảm xúc của nhau để không ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Vai trò trong gia đình lớn
Cách đối xử với cha mẹ 2 gia đình cũng ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày.
Bạn và bạn đời ít nhiều cũng không hài lòng với cha mẹ 2 bên gia đình về một số điểm nào đó. Vì vậy mọi người cần nói chuyện với nhau trên sự tôn trọng lẫn nhau, đừng bao giờ chê bai hay chỉ trích người thân của nhau.
Bạn chỉ nên bày tỏ cảm xúc của mình, những điều làm tổn hại đến tình cảm, cuộc sống, riêng tư của bạn.
Quan hệ vợ chồng
Đây là vấn đề dễ gây tác hại lớn cho tình cảm vợ chồng. Làm ra vẻ không nhận thấy chỉ làm tình hình tệ hơn. Nếu không cảm nhận được sự hòa hợp hoặc gặp trục trặc thực sự về sức khỏe, cả hai phải thẳng thắn nói chuyện để tìm cách giải quyết.
Khi bạn mất việc
Kinh tế trong thời gian này đương nhiên là không ổn định. Điều này cần phải được tiên lượng.
Nếu nhận thấy có nguy cơ này, bạn nên nói chuyện với bạn đời sớm để cùng đề ra phương án đối phó. Sự căng thẳng khi tình huống bất ngờ ập xuống dễ khiến con người khó suy nghĩ tỉnh táo.
Chia sẻ việc nhà
Đây cũng là việc bạn nên sắp xếp rõ ràng thay vì trông chờ sự tự giác của người kia. Đừng cố làm nếu việc đó khiến bạn quá ấm ức. Hãy nói chuyện và đặt ra một bảng phân công phù hợp cho gia đình mình.
Theo PNVN
Trong tình yêu, mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua, nhưng ngoại tình thì không bao giờ Có thể tha thứ cho những kẻ ngoại tình, nhưng bỏ qua thì khó lắm! Khi chúng ta chưa từng ngoại tình, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ mình sẽ làm điều đó. Tại sao chúng ta lại phải ngoại tình cơ chứ, tại sao lại làm tổn thương người mà chúng ta quan tâm chỉ vì lợi ích riêng của mình,...