Chồng khó tính lại không giỏi kiếm tiền
Anh chẳng kiếm ra tiền, nhưng lại khó tính, tôi nấu gì anh cũng chê không ngon và đòi ăn theo ý mình…
Gần 40 tuổi tôi mới lập gia đình, chồng đã từng có gia đình, nhưng hai vợ chồng ly hôn, có một người con chung với vợ cũ, nhưng đang sống với mẹ.
Trong thâm tâm mình, tôi chưa thực sự yêu anh để muốn đi đến kết hôn, nhưng vì gia đình, bạn bè giục nhiều quá, nên tôi quyết định làm đám cưới. Cưới xong, tôi dọn về sống tại nhà anh, cùng với mẹ chồng đã gần 80 tuổi. Chồng tôi khi đó đã 50 tuổi, nhưng với mẹ anh, lúc nào anh cũng giống như một đứa trẻ con, chỉ cần anh thích ăn gì, là mẹ anh sẽ đáp ứng ngay lập tức.
Chồng không kiếm ra tiền (Ảnh minh họa)
Vì được mẹ nuông chiều từ bé, nên chồng luôn ỉ lại mọi việc vào mẹ và vợ. Đó cũng là lý do, người vợ trước của anh không chịu nổi, quyết định ly thân, rồi ly hôn. Tôi cũng vậy, cảm thấy vô cùng khó chịu với chồng mình, sống với nhau 3 năm, có với nhau một đứa con đã lên 2 tuổi, nhưng thành thật mà nói, đôi khi tôi chỉ muốn ly hôn, ôm con ra khỏi nhà anh mà thôi.
Anh không giỏi giang, cũng chẳng có trình độ gì, trước đây anh chỉ ở nhà, ai nhờ việc gì thì làm việc đó. Còn bây giờ, làm bảo vệ cho một chung cư mini, thu nhập mỗi tháng chỉ hơn 4 triệu đồng, nhưng thói quen sinh hoạt của anh thì không khác gì người có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Tôi chỉ muốn ôm con ra khỏi nhà chồng (Ảnh minh họa)
Sáng nào anh ăn sáng bằng bát bún, sau đó lại cà phê, buổi trưa anh ăn tại chỗ làm việc, còn buổi chiều ăn cơm ở nhà. Tôi đi làm, tối nào cũng 6g mới về đến nhà, tranh thủ dọn dẹp, nấu cơm và chăm sóc con, nhưng hôm nào cũng vậy, cứ ngồi xuống mâm cơm là chồng chê đồ ăn tôi nấu dở, anh không ăn được. Có hôm, mẹ anh thấy con không ăn được lại chạy ra ngoài mua con vịt nướng, hoặc ít đồ ăn sẵn rồi hai mẹ con họ vừa ăn, vừa nhâm nhi chén rượu, cười nói cùng nhau.
Đôi khi lại quay sang trách tôi, làm vợ mấy năm mà vụng về, không biết chồng thích ăn gì mà nấu, suốt ngày chỉ đậu luộc, trứng tráng và mấy con tôm rang, thì làm sao mà nuốt nổi. Trong khi, thu nhập mỗi tháng anh chỉ đưa tôi 2 triệu, còn gần 3 triệu anh tiêu cho bản thân mình. Mẹ chồng thì có lương hưu, lại tiền cho thuê nhà mỗi tháng hơn 10 triệu, nhưng cũng không đưa cho tôi mà chỉ đưa cho con trai bà ăn quà sáng và cà phê mỗi ngày.
Video đang HOT
Sống với chồng và mẹ chồng vô tâm, tôi chỉ muốn ly hôn, nhưng lại thương con, thương bố mẹ sẽ buồn nếu tôi ly hôn, hàng xóm sẽ dị nghị, cười chê.
Bị mẹ chồng nói mỉa: "Số may mới được gả về nhà này", cô con dâu liền hỏi lại 1 câu khiến cả nhà chồng ngượng mặt!
Dù luôn cố gắng trở thành một người vợ hiền, một cô con dâu đảm đang, nhưng chị T.M vẫn không thể làm vừa lòng mẹ chồng mình.
Hôn nhân vẫn được xem là chuyện của hai người, dù có hạnh phúc hay thường xuyên mâu thuẫn với nhau thì đó cũng là chuyện vợ chồng. Nhưng thực tế không hẳn vậy, cuộc sống hôn nhân của một cặp vợ chồng luôn bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt nhất là đối với nhà chồng.
Nhiều cuộc hôn nhân tưởng chừng sẽ rất hạnh phúc nhưng lại sớm "đường ai nấy đi". Nguyên nhân không phải vì có kẻ thứ 3 chen chân vào, mà là do người vợ không thể dung hòa được với gia đình của chồng.
Đơn cử như cô vợ T.M trong câu chuyện dưới đây, dù luôn cố gắng hoàn thành vai trò và trách nhiệm của người vợ, người con dâu trong gia đình nhà chồng. Nhưng cô mãi không được mẹ chồng ưng ý, ngược lại còn bắt bẻ nhiều điều.
Bài đăng của chị T.M nhận về nhiều quan tâm của dân mạng.
Theo đó, vì buổi sáng mải đi làm đột xuất do đồng nghiệp bị tai nạn, chị T.M chưa kịp giặt quần áo và thu dọn nhà cửa. Dù đã dặn chồng báo với mẹ, nhưng khi chị vừa về đã chạm ngay ánh mắt hằn học của mẹ chồng. Chị bị trách cứ chuyện bỏ bê việc nhà, không có trách nhiệm.
Khi chị cho rằng mình đã dặn chồng làm hộ thì mẹ chồng lại cau có rằng: " Nó biết gì mà bảo nó làm?".
Thấy mẹ nói vậy chị T.M không cãi thêm đến nửa lời, nhưng khi bước vào phòng chị phát bực khi nhìn thấy chồng đang nằm xem phim.
" Anh này, em đi vắng cả ngày, nhà cửa bừa bộn, anh nằm vậy mà chung quanh như bãi chiến trường mà anh cũng chịu được à ?" - chị trách anh.
"Ô lấy vợ về để làm gì? Em làm vợ thì em dọn đi" - anh chồng thản nhiên đáp lại.
Nghe chồng nói vậy chị có chút bực mình, cộng thêm với việc phải đi làm cả ngày nên chị T.M có nặng lời: " Em làm vợ chứ làm ô sin à? Lần sau ở nhà thấy việc gì bừa thì lao vào mà làm, tôi cũng phải đi kiếm tiền chứ có ở nhà ăn không, ăn bám đâu mà việc gì cũng đến tay!".
Nghe vợ chồng nặng lời với nhau, mẹ chồng lại lên tiếng nói kháy: " Thôi chị không làm thì để tôi".
Dù vội vã ngăn mẹ chồng thu đống quần áo bẩn của cả nhà lại nhưng chị T.M vẫn bất lực vì bà khăng khăng đem đi giặt.
Thấy mẹ phải xắn tay làm, anh chồng lại giận ngược vợ mình. Anh mặt nặng mày nhẹ với chị. Tuy vậy chị cũng không để tâm nữa mà vội vàng thay bộ đồ đi làm để xuống bếp chuẩn bị bữa tối cho cả nhà.
Nấu xong cơm, chị T.M lại vội vàng đem phơi đống quần áo mà mẹ chồng vừa mang đi giặt.
" Thế nào ở dưới nhà, mẹ chồng lại dọn cơm ăn luôn, cả nhà cũng chẳng ai lên gọi, mình lại cứ đinh ninh ăn như mọi khi, thấy còn kém 5 kém 10 nên cứ làm nốt.
Tới khi đi xuống mình đã thấy bố mẹ chồng cùng chồng đã ngồi bàn ăn từ bao giờ. Mình vội vã vào xới cơm cho mọi người, vừa nói giọng nhận lỗi: "Chết, con tưởng nhà mình chưa ăn nên để mọi người đợi lâu quá ạ". Và vẫn chả ai nói gì với ai cả bữa" - chị T.M kể.
Dù có chút phật lòng nhưng chị T.M đều nín nhịn cho qua bữa. Chị cũng không có ý định gây sự với ai trong gia đình chồng.
Nhưng "cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng", khi đang rửa bát thì chị nghe thấy tiếng mẹ chồng nói với mọi người trong nhà rằng: " Con này nó lấy được nhà mình dễ, chứ như nhà khác chắc họ trả về nơi sản xuất lâu rồi".
Câu nói của mẹ chồng khiến chị đau lòng một, nhưng thái độ thờ ơ chẳng bênh vực vợ đến 1 câu của anh chồng mới xát muối trái tim chị gấp 10 lần. Anh dửng dưng như thừa nhận lời nhận xét không hay của mẹ về vợ mình.
Thế là bao ấm ức của chị như chỉ đợi có vậy mà phát ra. Chị T.M cảm thấy nghẹn đắng, nước mắt cứ từ đâu dâng lên khóe mi muốn trào xuống hai má.
Nhưng chị T.M vội vàng cân bằng lại cảm xúc, chị chịu ấm ức cũng đủ rồi. Chị bước vào nhà và thẳng thắn hỏi lại mẹ chồng một câu khiến bà ú ớ không trả lời được: " Mẹ ạ, thế mẹ thử nghĩ xem nhé, nếu con trai mẹ đi làm dâu thì bao lâu người ta đuổi về?
Quần áo đồ đạc rơi dưới sàn, con trai mẹ bước qua mà không nhặt lên? Gần 30 tuổi rồi mà cho đồ vào máy giặt xong ấn cái nút để máy hoạt động cũng không biết?
Con bảo mẹ thì mẹ bảo nó thì biết làm gì? Thế bây giờ chưa biết làm thì bao nhiêu lâu nữa hả mẹ? Con kém anh ấy tận mấy tuổi nhưng cái gì con cũng phải làm kể cả không biết đấy thôi?".
Câu hỏi xoáy của chị khiến mẹ chồng im bặt chẳng thể nào nói thêm được câu gì nữa. Chị T.M hỏi lại mẹ từng ấy câu hỏi không phải để hả hê lòng mình mà chị muốn cho mẹ chồng thấy được những uất ức trong thời gian qua của chị mà cả nhà chồng đều không nhìn thấy.
Cô con dâu ấm ức vì mẹ chồng đối xử thiên vị. (Ảnh minh họa)
Bài đăng của chị T.M nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm của hội chị em. Đa số đều cảm thông với người vợ này khi phải sống trong cảnh nhà chồng vừa khó tính vừa thiên vị.
Có không ít người thừa nhận rằng họ cũng rơi vào hoàn cảnh hôn nhân giống chị T.M. Mẹ chồng luôn coi con trai là "cục vàng" của mẹ. Trong mắt mẹ, con trai mãi là đứa bé bỏng, được nuông chiều, không bắt bẻ phải làm gì.
Nhưng con dâu thì khác. Dù có thể bằng tuổi hoặc ít hơn tuổi chồng, nhưng con dâu luôn phải hoàn thành hết công việc nhà. Dù sai sót nhỏ thôi thì mọi cố gắng cũng trở thành "hư vô". Làm con dâu đảm thì lâu nhưng trở thành cô con dâu đoảng thì chỉ cần làm phật lòng mẹ chồng một tí đã bị nhận xét như vậy.
Đàn ông lúc nào cũng nghĩ công việc phụ nữ đơn giản, chỉ có dăm ba bộ quần áo phải dọn mỗi ngày, quét cái nhà, nấu cơm... là xong. Nhưng khi xắn tay vào làm cùng vợ họ mới thấu hiểu nỗi vất vả của người con gái khi làm dâu. Chưa kể ở xã hội hiện đại, người phụ nữ cũng phải ra ngoài xã hội để làm việc, kiếm tiền vất vả như cánh đàn ông.
Màn đáp xoáy của chị vợ này cũng là câu hỏi mà nhiều người con dâu muốn gửi đến các mẹ chồng: "Mẹ ơi, chúng con cũng là báu vật của bố mẹ con dứt ruột đẻ ra. Chúng con về làm dâu chứ không phải làm ô sin, xin mẹ đừng đối xử bất công với chúng con như vậy!".
Gửi đàn ông ngoại tình: Về già muốn được thảnh thơi hay sống trong sự coi thường của con cái? Nỗi đau của con cái khi có cha là người đàn ông ngoại tình rất lớn. Nỗi đau đó cài thẳng vào vô thức, nó ám ảnh và đi theo suốt cuộc đời. Trên đời này, luật nhân quả luôn tồn tại. Những kẻ sống bạc bẽo, quay lưng lại với gia đình đều không bao giờ có một cái kết có hậu....