Chống IS, Mỹ tung kế hoạch mới, sẽ tuần tra cả các sân bay ở Anh
Lực lượng an ninh hải quan Mỹ cũng có quyền miễn trừ ngoại giao, không bị truy tố trước bất cứ tội danh nào nếu họ vô tình hay cố ý phạm phải trên lãnh thổ anh.
Trang Daily Mail của Anh đưa tin cho biết, trong thời gian tới, có thể diễn ra các sự kiện chưa từng có trong tiền lệ khi cảnh sát, lính vũ trang của Mỹ có thể tiến hành tuần tra các sân bay của Anh nhằm tăng cường các biện pháp chống khủng bố trên quy mô toàn cầu do Washington đề xuất.
Truyền thông Anh cho biết, kế hoạch này hiện đang được London và Washington bàn thảo.
Theo đó, Bộ an ninh nội địa Mỹ muốn giới thiệu một kế hoạch lớn được ví như một đề nghị trên quy mô toàn cầu nhằm thực hiện các chiến dịch chống khủng bố.
Sân bay quốc tế Heathrow và Manchester của Anh có thể sẽ có sự xuất hiện cảnh sát vũ trang Mỹ, có quyền tiến hành lục soát, kiểm tra bất cứ đối tượng nào khả nghi để ngăn chặn IS xâm nhập.
Video đang HOT
Bộ An ninh nội địa Mỹ cho rằng đây là một trong những biện pháp để an ninh Mỹ ngăn chặn được các phần tử IS xâm nhập vào nội địa Mỹ ngay từ các sân bay trung chuyển.
Ngoài ra, lực lượng biên phòng, hải quan của Mỹ có thể tiến hành các biện pháp kiểm tra thủ tục hải quan thông thường trước khi các đối tượng khả nghi có thể được phép lên máy bay.
Lực lượng an ninh Mỹ nếu được triển khai cũng có quyền miễn trừ ngoại giao, không bị truy tố trước bất cứ tội danh nào nếu họ vô tình hay cố ý phạm phải trên lãnh thổ anh.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết chuyển tiếp chính trị tại Syria
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 18.12 đã thông qua nghị quyết về tiến trình chuyển tiếp chính trị để kết thúc cuộc nội chiến tại Syria.
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu thông qua nghị quyết về quá trình chuyển tiếp chính trị Syria - Ảnh: Reuters
Cuộc bỏ phiếu thông qua lần này được tiến hành sau khi đại diện của 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an LHQ đồng ý về dự thảo kêu gọi đàm phán hoà bình giữa đại diện chính phủ Syria và các nhóm đối lập, bắt đầu vào tháng 1.2016.
Tuy nhiên, nghị quyết lần này không nhắc đến vấn đề gây tranh cãi nhất hiện nay là tương lai của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad, theo Đài France 24 ngày 18.12.
Phát biểu sau khi nghị quyết được thông qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng vẫn còn những điểm khác biệt giữa các nước về sự đi - ở của ông Assad nhưng tiến trình chính trị là vấn đề cấp bách hơn để chấm dứt nội chiến Syria.
Tuy nhiên, nghị quyết được thông qua ngày 18.12 cũng thừa nhận tiến trình hoà bình sẽ không chấm dứt được cuộc xung đột Syria vì nó ngăn cản các nhóm khủng bố như IS và Mặt trận al-Nusra (vây cánh của al-Qeada) tham gia vào thoả thuận ngừng bắn.
Theo bản nghị quyết, lệnh ngừng bắn trên toàn Syria sẽ được áp dụng ngay khi chính phủ và phe đối lập bắt đầu những bước đầu tiên trong tiến trình chuyển tiếp chính trị, sẽ do chính người Syria quyết định dưới sự bảo trợ của LHQ.
Nghị quyết lần này không nhắc đến sự đi hay ở của Tổng thống Syria Bashar al-Assad - Ảnh: Reuters
Lệnh ngừng bắn không ảnh hưởng đến chiến dịch chống khủng bố của các nước như Nga hay liên minh do Mỹ dẫn đầu tại Syria.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ còn kêu gọi các nước ủng hộ việc ngừng bắn và chấm dứt tấn công dân thường, các bên tại Syria phải cho phép viện trợ nhân đạo. Nghị quyết cho rằng việc chuyển tiếp chính quyền nên được hoàn thành trong 6 tháng và các cuộc bầu cử phải diễn ra trong 18 tháng tới.
Bộ trưởng Ngoại giao của 17 nước đã có mặt tại New York (Mỹ) ngày 18.12 trước phiên họp của Hội đồng Bảo an nhưng không thể giải quyết những điểm khác biệt, đặc biệt là vấn đề liệt những nhóm đối lập nào vào danh sách khủng bố, theoBloomberg. Một vấn đề khác cũng được bàn thảo tại đây là việc chọn ra đại diện nào từ nhóm đối lập để tham gia cuộc đàm phán hoà bình vào năm 2016.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Australia vẫn tuần tra Biển Đông, bất chấp Trung Quốc phản đối Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne ngày 17-12 tuyên bố, nước này sẽ không lùi bước trước việc Trung Quốc dọa ngăn chặn những chuyến bay giám sát qua các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Theo bà Marise Payne, hoạt động bay tuần tra là một phần đóng góp của Australia nhằm duy trì an ninh và ổn định khu vực....