Chồng hư phải dạy dỗ cho ngoan chứ!
Chị nào có quan niệm dạy chồng thì tôi xin can…”Dạy chồng từ thuở… “nó” chưa dạy mình!”"Dạy vợ thế này thì chết!”Gái “dại” dạy chồngCái chuyện “Ai dạy ai?” mấy hôm nay xem chừng đốt nóng diễn đàn. Hình như đa số chẳng thích từ “dạy”. Tôi cũng vậy. Thế nhưng bà xã của… anh hàng xóm thì la toáng lên: “Chồng ấy à? Phải dạy chứ! Đàn ông chẳng qua chỉ là một thằng bé lớn đầu”. Vừa dứt câu, chị bị anh chồng là tiến sĩ đạp cho một đạp ngã dúi dụi…
Thôi thì chuyện dạy dỗ hãy để cho cha mẹ, thầy cô; còn vợ chồng thì theo tôi nên dùng từ “bảo ban nhau” mà sống là phù hợp nhất.
Có một thực tế như vầy: Người ta hay dùng từ “phái mạnh” để chỉ các anh và “phái yếu” để chỉ các chị. Những người ủng hộ “phái mạnh” thì bảo mạnh luôn thắng yếu; còn người ủng hộ phe tóc dài thì cho rằng “mạnh dùng sức, yếu dùng thế” nên chưa chắc ai thắng ai! Đem lý lẽ ấy vào cuộc sống vợ chồng thì gia đình sẽ biến thành bãi chiến trường. Mà các bạn biết rồi, trong mọi cuộc chiến tranh, cả hai bên đều là những người chiến bại!
Hình Minh Họa
Có câu rằng “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Nói như vậy không phải đổ lỗi cho… ông trời khi vớ phải anh chồng vũ phu. Theo tôi, trời sinh ở đây là sự sắp đặt ngẫu nhiên của các yếu tố cấu thành một cơ thể người người. Còn cha mẹ sinh là yếu tố di truyền mà thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau để cho ra một người đẹp xấu, cao thấp, hoàn chỉnh hay không!
Lại nói đến chuyện hôn nhân, người xưa đúc kết: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn dòng”. Theo tôi, dòng ở đây là nề nếp gia phong, là sự giáo dục mà con cái được hưởng. Vì sao nói đến nông dân hay những người ít học người ta hay cho rằng đó là những người cục súc, lỗ mãng? Là vì những tầng lớp ấy thường là nghèo khó, không có điều kiện học hành, giao tiếp với xã hội, lại thêm họ quá vất vả mưu sinh nên không thể kềm chế những ứng xử không phù hợp khi quá mệt nhọc. Bạn cứ thử đặt mình vô trường hợp ấy mà coi. Đang mệt, đang khổ, đang đói, đang lo lắng mà có anh chồng hay chị vợ lải nhải một bên tai, không nổi điên mới là lạ!
Video đang HOT
Trở lại chuyện “Ai dạy ai?”, rõ ràng đa số anh chị em không thích từ “dạy”. Vợ chồng sống chung nhà, ngủ chung giường, ăn chung mâm mà hơn thua nhau làm gì? Chồng hơn vợ hay vợ hơn chồng một chút có sao đâu? Vấn đề ở đây là lễ nghĩa, nhường nhịn, yêu thương.
Người xưa đã dạy: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”, kinh nghiệm ông bà truyền lại là điều đáng học hỏi.
Có cô vợ nấu canh hơi mặn, anh chồng húp một miếng nhổ toẹt rồi mắng: “Nấu như vầy cho chó nó ăn”. Chị vợ đốp lại: “Hóa ra trong nhà này không phải có một con chó mà có tới hai con vì từ trước tới giờ tôi vẫn nấu cho ăn mà”. Thế là “bốp”, “xoảng”… Chị vợ bầm một con mắt, mâm cơm bay xuống đất. Con chó ngồi chực sẵn hưởng trọn.
Thế nhưng cũng trong trường hợp này, anh chồng vui vẻ: “Không biết hôm nay miệng mồm anh thế nào mà thấy món này hơi mặn đó em”. Chị vợ nếm một miếng, lập tức gật gù: “Em cũng thấy vậy. Tại hồi nãy em lỡ tay cho hơi nhiều muối. Thôi, anh ăn món khác đi, lần sau em sẽ nấu lạt hơn”. Tôi đã sống cạnh cặp vợ chồng thứ hai này 28 năm. Tới giờ họ vẫn “anh anh, em em” ngọt ngào dù đã có sui gia. Đáng nói là thông gia vô cùng quý nể, thân thiết như ruột thịt. Do vậy con cái cũng được nhờ.
Tóm lại, hoàn toàn ủng hộ chuyện nam nữ bình đẳng, bình quyền. Tuy nhiên bình đẳng, bình quyền nghĩa là chuyện ai nấy làm, vai ai nấy sắm chớ các chị đừng bắt các anh phải chửa đẻ, cho con bú; còn các anh cũng đừng bắt các chị vác bao lúa nặng 1 tạ như mình.
Còn chị nào có quan niệm dạy chồng thì tôi xin can…
Theo VNE
Giữ chồng kiểu cũ
Nghe đồn chồng có bồ mà không tìm ra chứng cứ, chị Mai mời bố mẹ hai bên đến nhờ "dạy dỗ".
Thế nhưng "hội nghị 4 bên" này chỉ làm cho các bậc phụ mẫu đau lòng, còn anh chồng thì chẳng còn muốn nhìn mặt vợ.
Ghen tuông là chuyện của muôn đời, nhưng mỗi thời đại người ta có cách giữ gìn hạnh phúc gia đình khác nhau. Tiếc thay, vẫn có không ít chị em còn giữ chồng theo kiểu cũ.
Hội nghị "thượng đỉnh"
Nghe phong thanh chồng có bồ, chị Mai rình rập mãi mà không bắt được quả tang, không có chứng cớ để "chiến đấu" với chồng. Nhưng chẳng lẽ không làm một việc gì đó để giữ hạnh phúc của mình? Một hôm, chị nhắn tin từ chiều cho chồng về sớm, có ông bà đến chơi. Xong việc cơ quan, chồng chị Mai về nhà ngay. Về đến cửa, anh đã thấy vợ bày biện hoa quả, bánh kẹo lên bàn và bố mẹ anh đang trò chuyện vui vẻ. Một lát sau anh thấy bố mẹ vợ cũng đi xe ôm tới.
Anh cứ tưởng là sự "trùng hợp ngẫu nhiên", nên rất vui, định chạy ra nhà hàng mua ít thức ăn về đãi "tứ thân". Nhưng vợ anh đã cản lại và bảo chồng ra bàn ngồi uống nước. Thấy thái độ vợ có vẻ trịnh trọng, anh ngoan ngoãn nghe lời. Vào bàn, chị Mai đứng lên báo cáo tình hình với các cụ và nhờ hai bên bố mẹ ra tay "dạy dỗ" chồng mình. Cả bốn cụ và người chồng đều bất ngờ về nội dung "hội nghị bốn bên".
- Bố chồng: Chúng tôi sinh ra con, nuôi dạy nó ăn học, nên người. Bây giờ anh chị đã có con lớn, lẽ nào mỗi khi xích mích lại buộc tội chúng tôi?
- Mẹ chồng: Vợ chồng bảo nhau mà làm mà ăn, là cán bộ cả rồi. Chúng tôi thân già, về hưu, còn phải nhờ con cháu, đâu dám dạy dỗ ai. Anh ấy đâu phải trẻ con để chúng tôi có thể lôi ra đánh cho một trận khi... mắc lỗi.
- Bố vợ: Con thật hồ đồ, chưa có gì là bằng chứng đã vội làm phiền hai cụ. Chúng tôi thật có lỗi với ông bà. Đúng là con dại cái mang, mong ông bà bỏ quá cho cháu.
Hội nghị kết thúc không có hậu, chẳng giải quyết được vấn đề gì. Chỉ tội cho "bốn thân già" ra về lòng trĩu nặng.
Hành động kiểu "thời bao cấp"
Chị Liên tất tả đi xe buýt lên cơ quan chồng. Vào thẳng phòng sếp, nước mắt lã chã, kể tội ngoại tình của chồng và van xin sếp "ra tay cứu giúp", ít nhất cũng "kỷ luật để nhà em biết đường mà quay về với vợ con". Sếp ân cần nghe chuyện rồi an ủi chị mấy câu. Chị Liên ra khỏi cổng, sếp gọi điện ngay cho chồng chị lên phòng "có việc gấp". Sếp nhắc nhở: "Cơ quan nhiều việc, tôi không có thời gian để giải quyết việc gia đình của hàng nghìn cán bộ, nhân viên. Vợ cậu vừa lên trình báo về tội ngoại tình của cậu. Hãy cẩn thận, đừng để chuyện tình cảm ảnh hưởng tới công việc và uy tín của mình nhé".
Chồng chị Liên dạ dạ, vâng vâng, cảm ơn sếp rồi hứa sẽ không để vợ đến làm phiền lần nữa.
Mười lăm, hai mươi năm trước, các biện pháp "họp gia đình" và "báo cáo tổ chức" tỏ ra có hiệu quả trong việc bảo vệ mái ấm. Ngày nay, xã hội tôn trọng quyền cá nhân, không quá can thiệp sâu vào công việc "nội bộ" gia đình nên các biện pháp nói trên phần nào ít hiệu quả. Người ta đề cao sức mạnh "nội lực" hơn là các biện pháp "hành chính". Đó là lời nhắn gửi tới những người vợ đang ngày đêm ra sức bảo vệ "lâu đài tình ái" của mình.
Theo VNE
Đàn bà giỏi thường không được yêu Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao mình xinh thế này, mình dáng dấp đẹp thế này, mình trẻ trung năng động thế này nhưng lại &'vô duyên' đến giờ? Và chẳng có anh chàng nào có ý định nghiêm túc với mình hay tại vì sao, họ chỉ là công việc thuần túy, không ai có ý định tiến xa hơn,...