Chồng hỏi, sao em vẫn còn trinh?
Đâu phải ai cũng dễ dàng trao thân, đâu phải ai cũng dễ hiến dâng thân xác mình cho người đàn ông khác?
Tôi thật sự bàng hoàng trước câu hỏi của chồng. Tôi không tin rằng anh lại có thể thốt ra từ chính miệng mình những lời cay độc như thế. Câu nói của anh như nhát dao cứa vào tim tôi, cảm giác tê tái cõi lòng. Tại sao anh lại đối xử với tôi như thế?
Còn trinh ư, tại sao tôi lại không còn trinh? Anh nghĩ tôi là loại đàn bà hư hỏng, loại con gái dễ dãi hay sao mà lại thắc mắc về việc tôi còn trinh tiết hay không? Đúng là đàn ông các anh ai cũng giống nhau cả. Khi cưới phải cô vợ không còn trong trắng, các anh sẽ buông những lời lăng mạ, xúc phạm, thậm chí đay nghiến, sỉ nhục cay đắng. Rồi các anh tìm mọi cách khiến cho cuộc sống của những người làm vợ trở nên cơ cực. Khi nào xích mích, đó sẽ là chuyện để các anh mang ra đay nghiến, rồi tra xem cô đã từng ngủ với thằng nào trước tôi. Thế nên, lẽ ra, khi lấy được người vợ còn trong trắng, anh phải mừng vui mới phải chứ, anh phải hạnh phúc vô biên chứ? Vậy mà anh lại sỗ sàng hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tại sao em vẫn còn trinh”?
Tôi cay đắng chua xót lắm anh có biết không? Tại sao tôi lại không thể còn trinh? Có lẽ trước giờ anh chưa từng tin tưởng tôi thật sự nghiêm chỉnh với anh. Cái sự tôi nói cố gắng giữ gìn cho đêm tân hôn chắc cũng bị anh cười khẩy, mỉa mai và cho rằng tôi đang bày mưu, giở trò với anh để chứng tỏ tôi còn trong trắng. Có lẽ, anh còn nghi ngờ tôi đã mất trinh từ rất lâu rồi nhưng phải làm như thế vì sợ bị anh phát hiện, sợ bị bại lộ anh sẽ không cần tôi nữa.
Tôi cay đắng chua xót lắm anh có biết không? Tại sao tôi lại không thể còn trinh? (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đàn ông ơi đàn ông, tại sao các anh không có niềm tin vào phụ nữ. Đâu phải ai cũng dễ dàng trao thân, đâu phải ai cũng hiến dâng thân xác mình cho người đàn ông khác nhanh chóng như thế. Tôi có quan điểm sống của riêng tôi, có lập trường của riêng tôi, có tình yêu của riêng tôi. Tôi yêu anh chân thành, thật sự chân thành nhưng giờ anh lại nghi tôi có màng trinh giả, lại nghi ngờ tôi không còn trong trắng. Hóa ra, anh chưa bao giờ tin tưởng tôi cả.
Bao lâu nay tôi cố gắng giữ gìn cho anh để rồi nhận được kết quả ngang trái thế này. Nhưng giờ tôi phải làm sao khi ‘ván đã đóng thuyền’. Giá như anh đừng nói những lời như thế có lẽ tôi đã không phải suy nghĩ như thế này. Tôi sẽ an phận làm người vợ tốt, sẽ hết lòng yêu thương anh. Nhưng giờ, dường như tình cảm trong tôi đã khác, tôi không còn tôn trọng anh nhiều nữa dù chúng tôi chỉ có mấy ngày làm vợ chồng.
Anh có hiểu cho nỗi lòng của một người vợ bị chính chồng mình xúc phạm trong đêm tân hôn hay không? Đêm động phòng đã không còn là giây phút hạnh phúc nữa, đó là điểm chẳng lành báo hiệu những ngày tháng mới, mệt mỏi của cả tôi và chồng. Tôi đã bắt đầu thấy mình sai lầm vì lấy anh rồi đó, nhưng không còn đường lui cho tôi nữa rồi.
Theo VNE
"Ba mẹ ơi chúng con đã biết khóc!"
Tôi ước gì có một tấm vé để về lại thời thơ trẻ đó, nơi mà tôi đã có những lỗi lầm thật sự.
Trong một chuyến đi biển định mệnh, gặp bão tố, ba tôi không may đã mãi nằm lại nơi biển lạnh mênh mông, bỏ lại mẹ và hai anh em tôi sống trong cô đơn buồn tủi, cùng trải qua với bao cay đắng tủi cực của cuộc đời.
Thằng em tôi kể cũng lạ, mỗi lần dọn cơm ra ăn là nó nhảy thỏm vào lòng ba nó ngồi rồi, miệng bi bô đòi ba tôi gắp cho nó đủ thứ. Có lần tôi rình gắp cục thịt từ chén nó, nó giận dỗi hất cơm tung tóe, khóc inh ỏi. Thế là bị ba tôi cho một bợp tai giụi họng, " mầy lúc nào cũng chọc em hoài". Mấy bữa nay ăn cơm không có ba, nó cứ hỏi suốt: " Ba đâu mẹ?"
"Ba đi bắt cá ở biển rồi, mai mới về". Mẹ tôi mặt buồn rượi vừa đút cơm vừa trả lời cho nó. Bà biết là ba của chúng tôi không về nữa nhưng vẫn cứ trả lời như thế cho qua chuyện. Lúc ấy, tôi thấy mẹ đưa tay quẹt ngang trên mặt, có lẽ mẹ tôi đang khóc. Hồi đó tôi học mới lớp một, tuổi thơ bé bỏng nên tôi không quan tâm đến chuyện mẹ tôi có khóc hay không mà chỉ suy nghĩ toàn điều vẫn vơ, không biết ba tôi có trở về nữa không. Tôi nghe đâu đó người ta nói ba tôi chết rồi, nhưng tôi cũng không hiểu chết là gì cả. Chỉ biết là mấy hôm nay không thấy ba tôi đâu nữa, tôi cũng thấy buồn như mẹ tôi vậy.
Hồi đó tôi rất sợ ba tôi vì ba thường đánh mắng tôi nhất. Ba tôi thường la rầy tôi như thế không phải vì ba không thương tôi mà vì tôi quá nghịch ngợm, suốt ngày cứ giành phần hơn về mình mà không bao giờ nhường nhịn cho em tôi cái gì cả.
Từ ngày ba tôi mất, mẹ tôi trở nên cơ cực bội phần, mọi cuộc sống gần như đảo lộn. Mẹ đảm nhận một lúc hai vai trò vừa làm mẹ, vừa làm cha để kiếm tiền lo lắng cho anh em tôi ăn học. Mới sớm tinh sương, khi anh em tôi còn khò ngủ trên giường thì mẹ đã dậy xuống quán để bán nước mía rồi. Cũng từ đó gia đình tôi chỉ sống phụ thuộc vào công việc bán nước mía của mẹ tôi thôi. Ngoài công bận bịu ở bên chiếc xe nước mía, mẹ còn lo toan đủ thứ.
Nhà tôi, hồi đó mỗi lần trời mưa to là trong và ngoài nhà gần như ướt đều nhau. Mỗi lần như thế, mẹ tôi phải đẫm mình hàng giờ mới có chỗ khô cho anh em tụi tôi nằm. Chiều nay sắp có mưa, mẹ lại lụi cụi ôm mấy cụm củi khô vào nhà phòng cất. Quảy nước, giặt đồ, mẹ làm ráo riết mọi việc. Những lúc không có việc gì làm, mẹ lại ra sau nhà bắt sâu cho mấy bụi cải, tỉa ớt, vun cà,...Mẹ không bao giờ cho phép mình nghỉ ngơi cả, vì mỗi lần không làm gì, mẹ lại nhớ ba rồi ngồi khóc một mình.
Nếu tôi được trở về thời đó, tôi sẽ là người con ngoan, người anh tốt (Ảnh minh họa)
Có nhiều hôm bán nước mía được đông khách, mẹ quay người dọc ngang. Đã vậy, không hiểu sao những hôm đông khách lại thường mất điện, mẹ hì hục cầm tay quay rẹt rẹt, những đoạn mía bị ngấu nghiền, nước tuôn lả tả, từng giọt mồ hôi trên người mẹ cũng rơi rải, loang theo. Những lúc trời mưa, không bán nước mía được, mẹ tôi lại nằm gác tay lên trán thở dài: " Trời cứ mưa hoài, lấy đâu ra tiền mua gạo nuôi mấy đứa nhỏ không biết". Còn tôi thì không quan tâm, có khi trời mưa tôi càng thích hơn vì được rủ bạn bè tắm mưa và không cần phải phụ má bán nước mía nữa...
Bây giờ anh em tôi đã trưởng thành, đã xa rời mái ấm thân thương của thời thơ bé và cả chiếc xe nước mía ngày nào của mẹ. Cái chiếc xe mà đã nuôi anh em tôi khôn lớn. Bây giờ nó đã bạc mòn, những bánh xe đã xì hơi không buồn căng lại. Mẹ tôi giờ đây tuổi đã xế chiều, mái tóc của mẹ đã điểm sương mai, nhìn dáng mẹ mà lòng tôi như thắt lại vì thương kính xót xa.
Có lần tôi đọc một tác phẩm cũng nói về tuổi thơ và tôi như đang bị lạc vào thế giới ấy. Tôi ước gì có một tấm vé để về lại thời thơ trẻ đó, nơi mà tôi đã có những lỗi lầm thật sự, nơi mà tôi đã làm cho mẹ tôi luôn đau buồn, cơ cực. Nơi mà tôi luôn giành đồ chơi của em tôi. Nếu tôi được trở về thời đó, tôi sẽ là người con ngoan, người anh tốt. Tôi sẽ biết bào mía, rửa ly cho mẹ và sẽ nhường tất cả những thứ đồ chơi cho em tôi. Điều đặc biệt hơn, mỗi khi cầm nén hương đốt lên bàn thờ ba, tôi sẽ biết khóc thật nhiều, thật nhiều và thật nhiều.
Khốn thay, khi tôi thấu hiểu thì chuyện đời đã quá muộn. Ba tôi đã ra đi quá sớm, ông không kịp cho tôi cảm nghiệm được thế giới này như thế nào, để có thể biết được nỗi đau nát lòng khi ông không còn nữa. Hôm nay tôi trở về, đứng trước bàn thờ ba, cầm nén hương, mà hai hàng nước mắt cứ rơi trào. Có lẽ đó là những dòng nước mắt đã thấu hiểu thực sự, nhưng đã quá muộn màng, khi mà ba tôi chỉ còn là đống xương tàn mà người đời đã quên dần qua năm, tháng.
Theo VNE
Không ngừng yêu em Lại một ngày nữa, nỗi nhớ về em cứ hiện hữu trong anh như thể ngày nào. Thời gian anh gặp em chẳng được bao nhiêu nhưng đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của anh. Anh thèm cái cảm giác được bên cạnh em, được yêu em và trong lúc này, không bao giờ ngừng yêu em. B.T. à! Đã nhiều...