Chồng “hờ” chém vợ và mẹ vợ nguy kịch rồi treo cổ tự vẫn
Vinh vung dao chém nhiều nhát hiểm vào đầu và tay, khiến chị Q. gục tại chỗ. Thấy mẹ vợ lao vào can ngăn, Vinh vung dao chém liên tiếp khiến bà Nh. bị thương nặng. Sau khi gây án, Vinh treo cổ tự vẫn.
Chồng “hờ” cầm dao truy sát gia đình vợ
Thông tin mới nhất từ cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) cho biết, hiện cơ quan này đang điều tra xử lý vụ chồng “hờ” dùng dao truy sát vợ và mẹ vợ xảy ra trên địa bàn.
Theo thông tin ban đầu, sáng 23/8, đối tượng Phạm Văn Vinh (46 tuổi, thường trú ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) đi uống cà phê cùng bạn bè. Khoảng 10h, đối tượng Vinh về nhà người vợ “hờ” là chị Trần Thị Kim Q. (42 tuổi, ngụ cùng ấp). Một lúc sau, cả hai xảy ra mâu thuẫn và cự cãi nhau quyết liệt. Không kiềm chế được mình, Vinh chạy thẳng về nhà em ruột gần đó lấy một con dao, với ý định hạ sát bà Q..
Ảnh minh họa
Đến cổng nhà chị Q., Vinh thấy cổng khóa chặt. Sau một lúc loay hoay, Vinh đi vòng ra phía sau nhà, lẻn vào phòng bếp nhà chị Q.. Thấy Vinh xông vào, trên tay lăm le con dao, chị Q. hoảng quá bỏ chạy nhưng không kịp. Như một kẻ say máu, Vinh lao vào, dùng dao chém tới tấp vào đầu và tay, khiến chị Q. gục tại chỗ. Trước khi ngất đi, chị Q. cũng kịp hét lên cho mọi người nghe thấy.
Đang ngồi ngoài nhà, nghe tiếng con gái, bà Phạm Thị Nh. (59 tuổi, mẹ của chị Q.) chạy xuống thấy con mình máu bê bết. Mặc dù rất sợ hãi, bà Nh. vẫn lao vào vừa tri hô vừa can ngăn để cứu con gái. Tuy nhiên, Vinh tiếp tục vung dao chém khiến bà Nh. bị thương ở đầu và tay.
Nghe tiếng tri hô của hai mẹ con bà Nh., người dân xung quanh vội vã chạy tới ứng cứu. Khi mọi người có mặt, Vinh nhanh chân tẩu thoát khỏi hiện trường. Lúc này, người dân nhanh chóng đưa hai nạn nhân đến bệnh viện Đức Hòa để cấp cứu. Chị Q. bị thương nặng nên sau khi sơ cứu, các bác sỹ bệnh viện Đức Hòa yêu cầu chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cấp cứu.
Sau khi gây án, Vinh chạy thẳng về nhà trốn trong vườn. Chui rúc trong vườn nhiều giờ đồng hồ, Vinh bắt đầu cảm thấy run sợ trước hành động dại dột của mình.
Để không phải chịu tội, đối tượng Vinh quyết định tìm đến cái chết hòng giải thoát. Sau phút đắn đo, đối tượng này dùng một sợi dây treo lên cây xoài ở góc vườn kết liễu đời mình. Trong lúc Vinh đang đánh vật với sợi dây treo cổ thì một người hàng xóm vô tình đi ra sau vườn đã phát hiện và kịp thời ứng cứu.
Sau đó, Vinh được người nhà đưa đến bệnh viện huyện Đức Hòa cấp cứu. Hiện tại sức khỏe của đối tượng Vinh đã bình phục đi lại, ăn uống được.
Video đang HOT
Ngôi nhà, nơi xảy ra vụ việc.
Những giọt nước mắt đau đớn của người thân
Ngôi nhà nạn nhân ở khá khang trang, xung quanh được rào chắn bởi lớp hàng rào sắt kiên cố. Tuy nhiên, theo quan sát của PV, trong nhà không có người, cửa khóa trái cả trong lẫn ngoài. Qua dò hỏi một thanh niên đang trộn hồ phía đối diện nhà nạn nhân được biết, hiện chị Q. đang nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Theo hướng dẫn của người này, PV tìm gặp được người trực tiếp chứng kiến vụ xả dao kinh hoàng trên.
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, bà Nguyễn Thị Út (72 tuổi, một người hàng xóm) giọng buồn rầu kể: “Hiện tại, mảnh đất vợ chồng cô Q. đang ở là đất của gia đình tôi sang nhượng lại. Gọi là vợ chồng thế thôi, thực ra cô Q. và ông Vinh dắt nhau về sống chung, chứ không có cưới hỏi gì cả. Trong thời gian sống chung, họ mâu thuẫn cãi vã đánh nhau là chuyện như cơm bữa, cả xóm này ai cũng biết. Ban đầu, thấy họ cãi nhau, tôi và mọi người có qua khuyên bảo, nhưng về sau, hầu như ngày nào họ cũng xích mích nên mọi người không để tâm nữa. Sáng 23/8, hai người họ tiếp tục mâu thuẫn lao vào ẩu đả. Sau đó, tôi thấy chú Vinh mặt hằm hằm, tức giận, thì tôi bỏ đi”.
“Đến khoảng 12h trưa, đang ngồi trong nhà tôi nghe thấy tiếng hét thất thanh phát ra từ bên nhà cô Q.. Không biết có chuyện gì, tôi vội vã chạy qua, đến cửa gặp Vinh trên tay cầm con dao chạy thục mạng ra ngoài. Đặt chân vào trong nhà, thấy cô Q. và bà Nh. nằm trên sàn, người bê bết máu. Sau giây phút trấn tĩnh, tôi chạy ra hô hoán mọi người đưa các nạn nhân lên bệnh viện huyện Đức Hòa cấp cứu. Cô Q. bị nhiều nhát chém vào đầu. Sau khi được sơ cứu, cô Q. được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy để cấp cứu”, bà út cho biết thêm.
Bà Út, người chứng kiến sự việc, trao đổi với PV.
Rời nhà bà Út trong cơn mưa chiều tầm tã, PV tìm đến gia đình đối tượng Vinh. Trong lúc trò chuyện với PV, anh Phạm Thanh Hải (42 tuổi, em trai hung thủ), liên tục nhận được nhiều cuộc điện thoại của người thân thúc giục, lo tiền viện phí. Vẻ mặt u buồn, anh Hải chia sẻ: “Gia đình tôi có 5 anh em. Ruộng vườn không có, đồng lương công nhân ba cọc ba đồng, quanh năm làm lụng vất vả cũng chỉ đủ ăn. Khi anh Vinh nhập viện, tôi phải cầm cố chiếc xe máy, lấy tiền lo viện phí. Sau ngày công ty giải thể, anh Vinh ở nhà phụ vợ buôn bán ngoài chợ. Công việc làm ăn đổ bể, nợ nần chồng chất nên vợ anh Vinh bỏ đi biệt tăm. Từ ngày vợ bỏ đi, công việc không có, anh Vinh đâm ra chán nản lao vào rượu chè. Được mọi người trong gia đình khuyên nhủ, anh Vinh quyết tâm lên TP.HCM làm ăn. Thời gian làm việc tại TP.HCM, anh Vinh quen biết chị Q.. Đồng cảm trước hoàn cảnh của nhau, họ quyết định dọn về sống với nhau như vợ chồng”.
Đôi mắt trĩu nặng, sau tiếng thở dài, anh Hải tiếp lời: “Sau một thời gian sống tại TP.HCM, anh Vinh đưa chị Q. cùng mẹ vợ là bà Nh. về Long An mua đất cất nhà ở. Khi nhà cất xong, họ dọn về ở với nhau, không cưới hỏi, đăng ký kết hôn. Hàng ngày, hai vợ chồng đi làm công nhân, gia đình tôi ai cũng mừng cho anh Vinh có nơi nương tựa lúc ốm đau, về già. Tuy nhiên, thời gian gần đây, họ bắt đầu phát sinh nhiều mâu thuẫn, thường xuyên gây lộn với nhau. Hậu quả trong cuộc xô xát mới đây, anh Vinh không kiềm chế được bản thân cầm dao đuổi chém hai mẹ con chị Q. bị thương nặng phải nhập viện. Sau khi sự việc xảy ra, gia đình tôi cũng đã đến thăm hỏi, động viên sức khỏe chị Q.”.
Ông chồng “hờ” đã từng bị công an xã mời lên làm việc
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật về vấn đề này, một vị đại diện cơ quan Công an xã Đức Hòa Hạ cho biết, hành vi của đối tượng Vinh đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất côn đồ. Hiện toàn bộ hồ sơ về đối tượng Vinh đã được bàn giao cho cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa xử lý. Trước đó, đối tượng Vinh cũng đã nhiều lần bị Công an xã mời lên làm việc vì có hành vi đánh đập chị Q..
HỒ NAM – MAI CƯỜNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Chuyện đời của sư cô từng là bạn với trùm Năm Cam
Câu chuyện ẩn khuất phía sau lớp áo nâu sòng về sư cô Thích Nữ Diệu Thiện.
Sư cô Thích Nữ Diệu Thiện tình nguyện theo học y học cổ truyền khám bệnh miễn phí cho người nghèo.
Cô xuất thân trong một gia đình quan lại cuối triều đình Bảo Đại và trải qua thời thơ ấu đầy biến động.
Ba mùa thu một định mệnh
Chúng tôi tìm đến tịnh thất An Nhiên (ngụ xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) mà người dân nơi đây thường gọi bằng cái tên thật bình dị, chùa Lá, nằm bên bờ kênh Xáng hiền hòa. Tiếp chuyện với chúng tôi trong gian phòng khách nhỏ đơn sơ, sư cô Thích Nữ Diệu Thiện (tục danh Lê Thị Sự) bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình bằng những dòng ký ức về một gia đình "trâm anh thế phiệt".
Vào ngày sinh nhật tròn 7 tuổi, cô bé Sự được mẹ gọi đến bên chiếc giường tre cũ kỹ. Mẹ cô chầm chậm kể lại ký ức hé lộ thân thế hoàng tộc của gia đình. Ông ngoại cô khi đó là quan thượng thư đầy quyền lực. Mẹ cô là một tiểu thư đài các kiêu sa có phu xe đưa đến trường học tiếng Tây. Một buổi chiều tan trường, anh phu xe bất cẩn để trượt chân, mẹ cô văng ra khỏi cỗ xe ngã nhào xuống đường. Lúc đó, một anh thanh niên đi xe đạp cùng đường vội vã dừng lại dìu mẹ cô vào ngồi xuống gốc cây ven đường. Chiều ngày hôm đó, ông ngoại cô cho anh phu xe xơi một trận đòn bầm dập vì tội không cẩn thận.
Trong một lần đi lễ chùa, mẹ cô bất cẩn rơi xuống nước khi thuyền vừa cập bến. Mẹ cô được mọi người cứu lên bờ. "Lúc đó, một chàng thanh niên chen vào khoác lên người mẹ tôi chiếc áo Măng - tô và lấy khăn mùi xoa thấm những giọt nước đọng lại trên tóc và lau mắt cho mẹ. Mẹ ngạc nhiên nhận ra đó chính là chàng thanh niên hôm nào. Tình yêu giữa hai người chớm nở cũng trong mùa xuân ấy", sư cô kể lại.
Cuộc đời không dệt gấm thêu hoa. Tình yêu giữa mẹ cô và chàng thanh niên ấy cũng đến lúc không giấu được gia đình. Ông ngoại cô cho người theo dõi. Biết chuyện, ông "cấm cung" và mời thầy về tận nhà để dạy học cho mẹ. Đồng thời, ông cho người điều tra lai lịch chàng thành niên đem lòng yêu mẹ cô. Hóa ra, chàng thanh niên đó là giao liên cách mạng chống Pháp. Thân phận bại lộ, anh tham gia vào đoàn quân kháng chiến chiến đấu ở chiến trường Điện Biên. Kết quả mối tình đầu giữa cô tiểu thư nữ sinh và anh giao liên ấy là bào thai dần rõ hình hài trong bụng. Bà ngoại cô thương con gái nên lén đưa mẹ về quê Hà Đông sinh nở.
Thời gian sau, anh giao liên trở lại tìm cô tiểu thư đài các hôm nào. Họ đến với nhau và xây dựng mái ấm gia đình. Nhưng hạnh phúc thật ngắn ngủi. Mùa thu năm 1950, cha cô vĩnh viễn ra đi sau một cơn sốt rét (di chứng của những năm chiến đấu trên chiến trường Điện Biên). Lúc đó, cô chỉ là một bào thai sáu tháng còn nằm trong bụng mẹ và anh trai cô tròn năm tuổi.
Khi Hiệp định Geneve được ký kết, ông ngoại cô chạy theo Pháp bỏ lại gánh nặng gia đình cho bà ngoại lo toan. Sư cô nhớ lại: "Sợ bị đánh tư bản, bà gom góp của cải gia đình đùm túm đưa con cháu vào Nam theo chuyến tàu di cư năm 1954. Bà ngoại thuê hẳn một căn phòng tại một khách sạn nằm trên đường Tự Do cạnh bến Bạch Đằng để ở. Một năm sau, công việc hùn hạp làm ăn với mấy người bạn bị thua lỗ. Gia đình phá sản. Quá đau buồn, bà ngoại tôi qua đời vào một ngày cuối thu năm 1956".
Mẹ cô, một tiểu thư quyền quý chưa từng biết gì về lao động nay phải dần tập tành buôn gánh bán bưng, vật lộn cùng sương gió kiếm sống. Lại một mùa thu cây trút lá vàng (một năm sau ngày ngoại bà mất), cô đau đớn nhìn mẹ nằm liệt trên giường bệnh. "Mẹ nắm chặt tay hai anh em tôi trăng trối. Sau này khi đất nước hòa bình, các con về quê cha ở Phủ Lý (Hà Nam) và quê mẹ ở Hà Đông tìm lại họ hàng nội ngoại để khỏi bơ vơ. Rồi bà trút hơi thở cuối cùng bỏ lại anh em tôi côi cút giữa cuộc đời đầy chiến tranh, loạn lạc", sư cô bùi ngùi.
Tuổi thơ "không gia đình"
Mẹ qua đời, anh em cô trôi nổi và đối diện với bao cám dỗ giữa biển đời ô trọc. Nhà nghèo lại mồ cô nhưng anh em cô vẫn đến trường theo di nguyện trước lúc lâm chung của mẹ. Ngày hai buổi, cô cùng anh trai đến trường Mến Thánh Giá (dòng tu Thiên Chúa Giáo) để tìm giấc mơ con chữ. Thời đó, một số nhân viên làm trong hiệu thuốc tây La Thành Nghệ (nằm trên đường Tự Do, gần nhà thờ Đức Bà) thấy anh em cô mồ côi nhưng hiếu học nên thường mua sách vở khuyến khích anh em cô.
Hai anh em bắt đầu lao vào cuộc sống. Không ít lần cô và anh trai "đụng độ" với băng nhóm trẻ bụi đời để giành giật chén cơm. "11h đi học về, tôi bám theo anh sang đường Hai Bà Trưng lãnh báo về bán. Thời đó, tôi tờ nhật báo Ahiurdhui của Pháp, chiều tiếp tục đến lớp, nếu còn báo thì 17h tan học về bán tiếp. Ngày chủ nhật thì bán tờ Nebdomanlaie. Năm 1963, tôi chuyển sang bán tờ Time và New Week của Mỹ. Thời gian đó, tứ đại thiên vương trong giới giang hồ chỉ là những anh thanh niên 13, 17 tuổi. Đại - Tỳ - Cái - Thế, Lâm Chín ngón đều tập trung tại rạp hát Cathay và rạp Nam Việt ăn cơm gánh Bà Tốn (5 hào/ đĩa). Buổi tối bán hết báo, anh tôi nhập băng anh Đại (Đại CaThay), anh Lâm ăn nhậu, binh xập xám, chơi sì phé và đánh lộn", sư cô nhớ lại.
Thuở nhỏ, cô thường ăn vận như một thằng con trai. Cô chơi đá banh vật lộn với Năm Cam tại Cầu Bông. Lúc đó, Năm Cam chỉ là một tên "tà lọt" đi theo Bảy Si, chủ sòng bài ở Cống Lấp gần chợ Xóm Chiếu (Quận 4). Buổi tối cô đi học võ Thiếu Lâm ở lò Huỳnh Tiền để tự vệ. "Một lần đi ngang xóm Phông Tên Nước ở quận 4, bọn em út của Năm Cam thấy tôi mặc đồ võ nên rượt đánh. Tôi và ba đứa nữa đánh bọn nó bỏ chạy. Chuyện đến tai, Năm Cam mới thách đấu với tôi. Hai bên thỏa thuận chơi với nhau theo kiểu anh hùng, chọn người ra đánh tay đôi, không ỷ đông hiếp yếu. Lúc đó, Năm Cam chỉ điểm tôi phải đánh với ổng. Ngày xưa, con nít đánh nhau rất dễ thương, hễ người nào quật ngã đối phương không thể đứng lên thì coi như mình thắng. Lần đó, tôi thắng Năm Cam. Đánh xong, hai bên bắt tay làm hòa, dẫn nhau ra quán nước, tâm sự. Đó là vào năm 1961", sư cô hồi tưởng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, cô vui mừng khôn kể cứ ngỡ vợ chồng sẽ chí thú làm ăn cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Không ngờ đến năm 1978, đường tình duyên đứt đoạn. Cô ôm bốn đứa con thơ về vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân. Còn anh cô cũng trôi về vùng kinh tế mới sông Bé rồi trở về Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) và mất ở đó. Cô làm đủ thứ việc để nuôi con: Trồng mía đường, trồng cừ tràm, đi bán chất đốt, đi làm quán nhậu, làm cò đất và cuối cùng là nhân viên nhà hàng karaoke. Các con lớn lên và thành đạt đúng như lời ước nguyện, cô nương nhờ cửa phật tìm trong thanh tịnh để quên đi sóng gió cuộc đời.
Hiến dâng hạnh phúc cho người
Hòa bình, chồng cô nghe lời đường mật của vợ một viên sỹ quan chế độ cũ trốn đi vượt biên nhưng không thành. "Hai người bị bắt đưa đi cải tạo hai năm. Gánh nặng gia đình đè lên vai, tôi vừa lo cho đàn con thơ dại vừa nuôi chồng trong trại cải tạo. Khi hai người trở về, tôi tình nguyện bế con ra đi để nhường hạnh phúc lại cho người ta...", sư cô tâm sự.
Từng từ chối lời mời "nhập bọn" của Năm Cam
Cuộc đời vốn nhiều ngã rẽ. Năm 1965, anh cô bị bắt quân dịch còn cô đã là một thiếu nữ. Công việc bán báo không còn phù hợp. Một người hàng xóm đã giới thiệu cô vào trong nhà hàng Thanh Bạch (đường Lê Lai gần nhà thương Sài Gòn) làm nhân viên pha chế. Hai năm sau, cô lập gia đình với một người cùng cảnh ngộ cũng mồ côi cha mẹ làm chung nhà hàng. Từ đó, tôi không còn giao du với băng nhóm côn đồ bên ngoài. Cô kể lại: "Khi tôi vô làm trong nhà hàng thì không còn qua lại thân thiết với Năm Cam nữa. Nhưng chuyện của ổng, ít nhiều tôi cũng nghe và biết rõ vì sao Năm Cam có được uy tín trong giới giang hồ lúc bấy giờ. Năm đó, Nha tổng vây bắt sòng bạc, ông Bảy Si bị kêu án 3 năm tù giam. Năm Cam đứng ra nhận và bị tù hơn hai năm thì được ân xá. Vì ơn nghĩa đó, Bảy Si gả em gái và giao sòng bạc cho Năm Cam trông coi. Từ đó, Năm Cam khuếch trương thế lực và chính thức đi vào con đường giang hồ "chuyên nghiệp". Sau đó, Năm Cam cũng đến thăm tôi hai, ba lần và ngỏ ý mời tôi nhập bọn nhưng tôi không đồng ý".
Theo Xahoi
Chủ đại lý thuốc nằm chết dưới sông Sáng ngày 25/8, một số người dân khai thác cát trên sông Trà Khúc bất ngờ phát hiện xác một người đàn ông trôi dạt bên bờ sông Trà Khúc tại khu vực bến Tam Thương thuộc tổ 3 (phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi). Nhận tin báo của nhân dân, Công an TP Quảng Ngãi kịp thời có mặt điều tra vụ...