Chồng hiểu nhầm vợ từ lời vu vạ của thầy bói
Sau nhiều lần gọi cho vợ không được, Vương Kiện, người kỹ sư công tác ở xa thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), phải xin nghỉ việc về nhà vì sợ vợ giận.
Kiện kết hôn với Dương Lộ Lộ (25 tuổi) được hơn một năm nhưng làm việc ở xa nên vợ chồng thỉnh thoảng lại giận dỗi, cãi vã. Tối 15/4/2015, Kiện đi ngủ sớm, sáng tỉnh dậy thấy có cuộc gọi lỡ của vợ, gọi lại thì điện thoại vẫn đổ chuông nhưng không có người nghe nên vội vã đi về.
Khoảng 10h hôm đó, Kiện về tới nơi nhưng không thấy Lộ đâu, cả ở phòng trọ lẫn tiệm đồ ăn nhanh nơi làm việc. Quản lý tiệm nói hàng ngày nhân viên đến làm lúc 10h, nhưng hôm nay chưa thấy Lộ. Cả gia đình không ai biết Lộ ở đâu. Khoảng 13h, Kiện quay về nhà trọ, lại phát hiện toàn bộ đồ đạc đã biến mất.
Trong lúc Kiện hớt hả tìm kiếm, chủ nhà trọ nói Lộ đã nhắn tin thông báo trả phòng trọ. Kiện lập tức cho rằng vợ đã bỏ đi theo người khác. Gia đình Lộ rất mê tín, biết tin con gái mất tích liền đi xem bói. Thầy bói nói Lộ đã bỏ theo trai, đang ở tỉnh Hà Nam khiến Kiện càng tin tưởng suy đoán của mình.
Hai tháng sau, ngày 23/6, ở huyện khác của tỉnh Sơn Đông, một lão nông tên Trần ra đồng làm ruộng, phát hiện trong ruộng nhà mình có nấm mộ mới. Cỏ trên mộ đã bắt đầu mọc nhưng từ cuối vụ mùa trước đến lúc này ruộng vẫn bỏ hoang nên ông không biết nấm mộ xuất hiện lúc nào. Khắp thôn, không gia đình nào có người qua đời.
Nhận được tin từ ông Trần, cảnh sát phát hiện nhiều điểm nghi vấn. Ngôi mộ rất thấp, chỉ như một đống đất, không có hương hay vàng mã gì, dưới chân ngôi mộ còn lộ ra một góc áo. Nhận định đây có thể là án mạng, cảnh sát khai quật, phát hiện ngôi mộ rất nông, chỉ đào xuống khoảng 30 cm. Người chết là phụ nữ khoảng 25 tuổi, cao 1m66, bị siết cổ bằng dây thừng từ một tháng rưỡi trở lên.
Một ông lão thường xuyên thả dê ở khu vực này cho biết từ 1/5 đã nhìn thấy ngôi mộ này nhưng cũng không biết xuất hiện từ bao giờ. Cảnh sát nhận định đây là hiện trường vứt xác, không phải hiện trường giết người. Hung thủ không thông thạo địa hình vì chọn đúng khu đất cằn, đào xuống 30 cm là gặp đá không đào được nữa. Cách hiện trường khoảng 50 m là đường cao tốc từ Thanh Đảo đi Ngân Xuyên, một đoạn lưới cách ly bên đường đã bị hỏng. Có thể hung thủ đi trên đường cao tốc, thấy lưới cách ly bị hỏng liền dừng lại mang thi thể nạn nhân đi chôn tại đây.
Hai đầu đoạn đường này có hai trạm thu phí cách nhau 180 km. Với tốc độ đi xe trung bình, từ trạm phía trước đến trạm phía sau sẽ mất khoảng hai tiếng. Cảnh sát trích xuất camera tại hai trạm thu phí, tìm tất cả những xe đi qua đoạn đường này mất hơn hai tiếng. Do không xác định được thời gian cụ thể, cảnh sát dựa vào kết luận pháp y và thông tin do người chăn dê cung cấp, lấy lại toàn bộ video tại hai trạm thu phí từ ngày 1/4 đến 1/5.
Trần Bình. Ảnh: CCTV.
Sau khi huy động lực lượng rà soát hàng ngàn GB video trong suốt một tuần, cảnh sát lọc ra được hơn 100 chiếc xe chạy đoạn đường này lâu hơn bình thường ít nhất 30 phút. Dựa vào thông tin trong hệ thống, cảnh sát lần lượt tìm gặp tất cả chủ xe.
Bằng phương pháp loại trừ, cảnh sát tìm được một chiếc xe nghi vấn mất gần ba tiếng để chạy qua hai trạm thu phí, sau khi qua một trạm lại quay đầu đi ngược lại. Cảnh sát cho rằng có thể nghi phạm lên đường cao tốc tìm nơi vứt xác, sau khi xong việc lập tức quay về Thanh Đảo, nhưng phải đến trạm thu phí mới có chỗ quay đầu.
Chiếc xe xuất hiện trên đường cao tốc vào đêm 16/4/2015. Chủ xe nói hôm đó cho Trần Binh, mới ra tù hơn một năm, mượn xe. Điều tra về Binh, cảnh sát phát hiện hắn sống tại khu Lao Sơn, thành phố Thanh Đảo, cách hiện trường vứt xác 200 km. Trước kia Binh cùng bạn gái thuê phòng trọ, nhưng ngày 16/4 hắn đột nhiên trả phòng chuyển đi nơi khác. Chủ nhà trọ cho biết cũng trong ngày 16/4 có một nữ khách trọ chuyển đi mà không lấy lại tiền phòng đã đóng trước. Người này chính là Dương Lộ Lộ.
Cảnh sát tìm gặp người nhà của Lộ để lấy mẫu ADN, cuối cùng xác nhận người chết chính là Lộ. Đến lúc này người nhà và chồng Lộ mới biết cô đã bị sát hại chứ không phải bỏ nhà theo trai.
Binh thừa nhận đã sát hại Lộ, khai sau khi ra tù đã cặp kè với một cô gái, thuê phòng trọ đối diện với phòng Lộ. Đầu tháng 4, bạn gái có thai nhưng không muốn làm mẹ trong khi Binh lại rất muốn được làm bố. Trong lúc quẫn bách muốn có tiền để thuyết phục bạn gái giữ lại bào thai, hắn phát hiện Lộ ở một mình, ăn mặc thời thượng hay đeo trang sức nên đoán có tiền.
Video đang HOT
Sáng 16/4/2015, bạn gái không có nhà, những người thuê trọ khác cũng đi làm, hắn cầm dao và dây thừng đi tới phòng của Lộ gây án, rồi kéo về phòng mình. Lúc này là gần 10h sáng, chỉ vài phút trước khi Kiện về đến nơi.
Bi sau đó sang phòng Lộ chuyển toàn bộ đồ đạc về phòng mình, dùng điện thoại của Lộ nhắn tin cho chủ nhà thông báo trả phòng.
Trong toàn bộ quá trình này, Bình không biết Kiện về nhà tìm vợ, Kiện cũng không biết vợ đã bị sát hại ngay trong phòng trọ đối diện.
Theo VNE
Hồi chuông cảnh tỉnh TQ về phụ thuộc năng lượng sau vụ tấn công Saudi
Là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sự phụ thuộc nặng nề của Trung Quốc vào các quốc gia khác về năng lượng đã ảnh hưởng đến phần lớn chính sách đối ngoại của nước này.
Vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia cuối tuần trước đã làm rung chuyển các thị trường năng lượng toàn cầu, khiến giá dầu thô nhảy vọt.
Trong khi các nhà chức trách Saudi cam kết rằng việc sản xuất sẽ sớm trở lại đúng hướng và giá dầu đã giảm, vụ tấn công đã cho thấy rõ tính chất đặc biệt dễ tổn thương của Trung Quốc nếu nguồn cung dầu bị gián đoạn.
Là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sự phụ thuộc nặng nề của Trung Quốc vào các quốc gia khác về năng lượng đã ảnh hưởng đến phần lớn chính sách đối ngoại của nước này. Bắc Kinh đang cố gắng giảm sự phụ thuộc đó, nhưng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển và cuộc chiến thương mại với Mỹ đã đặt Trung Quốc vào thế khó xử. Trung Quốc đang mua nhiều dầu từ Saudi hơn trước.
Mua từ Saudi Arabia nhiều hơn, mua của Mỹ ít lại
Trung Quốc có truyền thống mua dầu từ Nga, Iran, Saudi Arabia và Mỹ. Song họ đã buộc phải cắt giảm ít nhất hai trong số các nguồn đó.
Theo số liệu từ cơ quan hải quan, nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã giảm 76% trong nửa đầu năm 2019 do chiến tranh thương mại leo thang và mối đe dọa về thuế quan. Nhập khẩu từ Iran cũng giảm mạnh do lệnh trừng phạt mà chính quyền Trump tái áp đặt với các nước mua dầu thô của Iran.
Một tàu chở dầu tại Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc hồi tháng 8/2019. Ảnh: Getty.
Khoảng trống đó đã được bù đắp bởi Saudi Arabia. Nước xuất khẩu dầu số một thế giới đã trở thành nhà cung cấp lớn nhất của Trung Quốc trong những tháng gần đây, với tỷ lệ nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 14% năm 2018 lên 18% trong năm nay và lần đầu tiên vượt qua Nga trong hơn 5 năm, theo một báo cáo bởi công ty cung cấp dữ liệu tài chính Refinitiv.
Vụ tấn công hôm 14/9, "hạ đo ván" khoảng một nửa sản lượng dầu của Saudi, khiến Trung Quốc lo lắng.
"Chúng tôi rất lo ngại về tác động tiềm tàng của vụ tấn công đối với nguồn cung dầu thô quốc tế và sự ổn định giá cả", bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 17/9.
Không đủ dự trữ
Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng.
"Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi là đảm bảo an ninh năng lượng", Zhang Jianhua, giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, cho biết trong một tuyên bố được đăng trên trang web của chính phủ Trung Quốc vào tháng trước.
"Làm thế nào để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tăng trưởng kinh tế - xã hội luôn là vấn đề số một đối với việc khai thác năng lượng của chúng tôi", ông nói.
Năm 2018, 70% lượng dầu của Trung Quốc là nhập khẩu, theo một báo cáo đầu năm nay của Hiệp hội Doanh nghiệp Dầu khí Trung Quốc. Hiệp hội dự đoán con số đó sẽ là 72% trong năm 2019.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Trung Quốc sẽ cần nhiều dầu hơn, báo cáo nêu. Song sản xuất trong nước đã thụt lùi và những nỗ lực để thiết lập dự trữ chiến lược không đạt mục tiêu.
Năm ngoái, sản lượng dầu thô của Trung Quốc giảm 1,3% xuống còn 189 triệu tấn - giảm năm thứ ba liên tiếp. Con số này chưa bằng một phần ba lượng tiêu thụ hàng năm - 648 triệu tấn, tính vào năm 2018.
"Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019, báo cáo cho biết.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Trung Quốc sẽ cần nhiều dầu hơn. Ảnh: Imaginechina/AP.
Trong một cuộc họp báo hôm 20/9, ông Zhang cho biết Bắc Kinh đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào dầu mỏ nước ngoài. Ông cho biết chính phủ sẽ tăng đầu tư và hỗ trợ thăm dò để thúc đẩy sản xuất dầu trong nước.
Sản lượng dầu của Trung Quốc sẽ tăng nhẹ, đạt mức 191 triệu tấn vào cuối năm 2019 và 200 triệu tấn vào năm 2022, ông nói thêm.
Trung Quốc không công bố dữ liệu về trữ lượng dầu của mình. Tuy nhiên, cơ quan thống kê cuối năm 2017 cho biết nước này đã thành lập 9 cơ sở dự trữ dầu lớn trên cả nước, với công suất tổng cộng là 37,7 triệu tấn. Theo số liệu tiêu thụ năm 2018, chừng này sẽ chỉ đáp ứng nhu cầu của đất nước trong khoảng ba tuần.
Năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng lượng dầu mỏ dự trữ lên khoảng 85 triệu tấn vào năm 2020. Con số đó gần như bằng lượng dầu Mỹ có trong Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược - nguồn cung dầu dự phòng lớn nhất thế giới.
Tự chủ năng lượng
Chính phủ Trung Quốc cũng đã áp dụng nhiều cách để có được sự độc lập về năng lượng.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13, kế hoạch chi tiết về chính sách của Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2020, chính phủ đã thiết lập mục tiêu tự cung cấp ít nhất 80% năng lượng vào năm 2020.
Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất Chiến lược An ninh Năng lượng Mới, kêu gọi đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu năng lượng, thúc đẩy quan hệ thân mật với các nhà sản xuất dầu khí lớn, thúc đẩy phát triển năng lượng thay thế cũng như khuyến khích đổi mới công nghệ trong lĩnh vực điện hạt nhân và xe điện.
Tuy nhiên trong một bài viết hồi tháng 6, Lin Boqiang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, cho biết Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ vì ngành vận tải khổng lồ chiếm 70% lượng tiêu thụ.
Cách hiệu quả nhất để Trung Quốc tăng cường an ninh năng lượng là đẩy nhanh việc phát triển xe điện, đường sắt cao tốc và hệ thống giao thông hiệu quả hơn, theo ông Lin.
Ngành vận tải khổng lồ chiếm 70% lượng tiêu thụ dầu mỏ tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Giá xăng tăng
Trung Quốc đã phải vật lộn với nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ và cuộc khủng hoảng thịt lợn đã đẩy mức lạm phát lên cao. Biến động trong ngành dầu khí toàn cầu sẽ chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.
Giá dầu cao có thể làm gia tăng lạm phát và khiến các nhà hoạch định chính sách có ít thời gian hơn để làm giảm mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế.
Hôm 16/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã có động thái bất ngờ khi giữ ổn định lãi suất cho vay chính. Các thị trường trước đó nghĩ rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ giảm lãi suất này với tình hình kinh tế ảm đạm của tháng trước.
Các nhà phân tích cho rằng áp lực lạm phát gia tăng đang giới hạn không gian mà ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể cắt giảm lãi suất. Cắt giảm lãi suất kích thích tăng trưởng, nhưng nó cũng gây ra lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 2,8% trong tháng 8, chủ yếu do giá thịt lợn tăng đột biến sau khi dịch tả lợn châu Phi tấn công khoảng một phần ba đàn lợn tại Trung Quốc.
Trung Quốc đã bắt đầu dùng đến kho dự trữ thịt lợn khẩn cấp để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đó, nhưng nước này không có khả năng tương tự với dự trữ dầu mỏ. Trong bối cảnh người tiêu dùng Trung Quốc đã phải trả nhiều tiền hơn cho nhiều loại hàng hóa vì thuế quan của Mỹ, giá xăng dầu tăng sẽ chỉ khiến cuộc sống của họ thêm khó khăn.
Hôm 18/9, các nhà quản lý Trung Quốc đã tăng giá bán lẻ cho cả xăng và dầu diesel thêm 125 nhân dân tệ (17,6 USD) mỗi tấn.
Theo một tuyên bố của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu Trung Quốc, việc tăng giá là do "những thay đổi gần đây của giá dầu quốc tế". Ủy ban này thiết lập giá nhiên liệu trong nước bằng cách cứ mỗi vài tuần sẽ ban hành hướng dẫn về giá.
Theo Zing.vn
Trung Quốc từ chối cho tàu Mỹ thăm cảng giữa lúc căng thẳng Trung Quốc vừa bác bỏ đề nghị cho một chiến hạm của hải quân Mỹ tới thăm cảng của nước này ở thành phố Thanh Đảo. Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, ngay trong lúc mà mối quan hệ giữa hai nước đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Quang cảnh tại một khu cảng thuộc...