Chống hạn hán, xâm mặn ở ĐBSCL: Bộ Tài nguyên và Môi trường giữ vai trò “nhạc trưởng”
Bộ TNMTgiữ vai trò “ nhạc trưởng” trong quản lý tài nguyên nước – đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TNMT Lê Công Thành tại cuộc họp với các đơn vị lĩnh vực tài nguyên nước để nghe báo cáo tiến độ xây dựng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đã hoàn thành việc thu thập số liệu
Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Hà – Trưởng ban điều tra tài nguyên nước (Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia) cho biết, đến nay, trung tâm đã tổ chức thu thập thông tin, số liệu, tài liệu và các báo cáo chuyên ngành phục vụ xây dựng các nội dung phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước.
Tuyến kênh ở xã Long Hòa, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, bị khô cạn (chụp tháng 3/2020). Ảnh;: HUỲNH XÂY
Video đang HOT
Đến nay, ở ĐBSCL chưa có một giải pháp tổng thể, toàn diện về vấn đề trữ nước cho toàn vùng và các tiểu vùng, mang tính liên vùng, trên cơ sở tầm nhìn dài hạn và định hướng chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo tinh thần của Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vì vậy, việc xây dựng giải pháp trữ nước tổng thể cho toàn vùng là một yêu cầu cấp thiết.
Đối với nước mặt, trung tâm đã thiết lập và hiệu chỉnh mô hình mưa – dòng chảy Mike -NAM phục vụ đánh giá tài nguyên nước và cung cấp số liệu làm biên đầu vào cho các mô hình thủy lực, cân bằng nước toàn vùng ĐBSCL.
Hoàn thiện xây dựng sơ đồ tính toán thủy lực 1 chiều (hơn 3.000 mặt cắt, hơn 1.000 công trình) và tiếp tục bổ sung mặt cắt, tiến hành hiệu chỉnh, kiểm định mô hình cho toàn hệ thống ĐBSCL.
Đối với tài nguyên nước dưới đất, theo ông Nguyễn Ngọc Hà, hiện có kết quả đánh giá tài nguyên nước dưới đất cho các tỉnh và toàn vùng ĐBSCL trên cơ sở bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000. Đã thiết lập xong mô hình nước dưới đất để phục vụ tính toán các phương án khai thác nước dưới đất.
Dự kiến, Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt thẩm định nhiệm vụ quy hoạch vùng ĐBSCL trong tuần tới. Bên cạnh đó, Cục cũng đã xây dựng dự thảo báo cáo quy hoạch vùng ĐBSCL và dự thảo báo cáo ĐMC đối với quy hoạch (dự kiến hoàn thành tháng 8/2020) và lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương (tháng 9/2020), đồng thời họp hội đồng thẩm định, hiện thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tháng 12/2020).
Ông Lê Anh Đức – Phó Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước nêu vấn đề: Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL diễn biến ngày càng gay gắt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân trong vùng, các giải pháp trữ nước đã và đang được các bộ, ngành, địa phương đề xuất như là một trong những biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các giải pháp trữ nước đã và đang thực hiện vẫn còn mang tính đơn lẻ, địa phương thiếu tính liên kết vùng.
Bộ sẽ giữ vai trò “nhạc trưởng”
Ông Châu Trần Vĩnh – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý tài nguyên nước cho rằng, giải pháp trữ nước của đồng bằng đối với các công trình cần có thêm hoạt động rà soát, cân nhắc lại, không thể như “đào ao đắp đập” sẽ làm vai trò của ngành tài nguyên và môi trường rất yếu, không thành vai trò “nhạc trưởng” được. Cần phải tổ hợp các giải pháp trong đó tận dụng những cái gì đang có, đã có để biến thành của chúng ta, kể cả giải pháp công trình và phi công trình.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TNMT Lê Công Thành đồng ý với ý kiến cho rằng lĩnh vực tài nguyên nước phải cùng làm với quy hoạch vùng và giao cho Cục Quản lý tài nguyên nước làm đầu mối.
Về tiến độ thực hiện quy hoạch, Thứ trưởng hoan nghênh Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia đã triển khai các nhiệm vụ quy hoạch một cách kịp thời. Về vấn đề phân vùng, theo Thứ trưởng cần chọn tiêu chí dựa vào quan điểm nào để phân vùng. “Chúng ta phân vùng trên quan điểm của tài nguyên nước” – Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.
Thứ trưởng đề nghị Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia thu thập đầy đủ báo cáo kinh tế xã hội của địa phương để lựa chọn thông tin, từ đó có các giải pháp sát với thực tế.
Nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của tài nguyên nước trong giai đoạn hiện nay, Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng, tài nguyên nước cần phải hiện diện khắp nơi, gây tiếng vang để mọi người cùng hiểu. Quan trọng nhất là cần có kịch bản tài nguyên nước, ứng với nó là có giải pháp ra sao. Thứ trưởng khẳng định, Bộ TNMT là “nhạc trưởng” về tài nguyên nước, đưa ra các giải pháp quản lý tổng thể; còn các giải pháp cụ thể thuộc về các bộ, ngành, địa phương như xây dựng, nông nghiệp… n
Trường hợp không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Sau khi nhận được câu hỏi của bà Phan Thị Huyền Thương (Khánh Hòa) về việc khai thác nước dưới đất sử dụng cho tưới cây và phòng cháy, chữa cháy thì có thuộc trường hợp không phải tính tiền cấp quyền khai thác không, Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau.
Ảnh minh họa (Nguồn: Phan Hân/baodongkhoi.vn)
Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3, Nghị định 82/2017/NĐ-CP thì khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20m3/ngày đêm trở lên mới thuộc các trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, mức thu là là 0,2% (Phụ lục I kèm theo Nghị định). Việc tưới các loại cây khác mà không thuộc trường hợp đã quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3, Nghị định 82/2017/NĐ-CP thì không phải nộp tiền.
Nghị định không quy định phải nộp tiền đối với mục đích khai thác nước để phòng cháy, chữa cháy.
Nam Trung bộ hạn hán kỷ lục, Thủ tướng chỉ đạo khẩn Trước tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở các tỉnh Nam Trung bộ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện khẩn yêu cầu các bộ, ngành và chính quyền các tỉnh Nam Trung bộ triển khai các biện pháp ứng phó nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn. Hồ thủy lợi Tà Mon, huyện Hàm Thuận Nam (Bình...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cân nhắc việc bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ

Tăng chế tài xử phạt người nổi tiếng quảng cáo sai, thậm chí 'cấm sóng'

Cần xử lý triệt để cuộc gọi nhá máy, lừa đảo

Vụ 'mẹ giết con' ở Quảng Nam: Cả ngàn người tập trung theo dõi dựng lại hiện trường

Lời kể của người thoát chết khi văng khỏi xe khách sau va chạm với xe tải

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Vụ hơn 300 giáo viên thành "con nợ": Tìm thấy biên bản thể hiện đã nộp tiền

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?
Có thể bạn quan tâm

Bảo quản thực phẩm kiểu này, cả nhà đối mặt ung thư: 6 sai lầm phổ biến
Sáng tạo
10:58:00 07/04/2025
Cô gái kiếm bộn tiền từ việc đóng giả làm cô dâu
Lạ vui
10:36:40 07/04/2025
Trung Quốc siết chặt quản lý livestream bán hàng
Thế giới
10:04:03 07/04/2025
Người trẻ trải nghiệm tour miễn phí đến loạt di tích lịch sử - văn hoá tỉnh Bắc Ninh
Du lịch
09:49:27 07/04/2025
Trần Phong của 'Mắt biếc' tái ngộ khán giả trong phim kinh dị mới
Hậu trường phim
09:35:40 07/04/2025
5 thức uống buổi sáng tăng cường thải độc gan
Sức khỏe
09:03:49 07/04/2025
Xuất hiện song trùng của "hot girl có gương mặt đẹp nhất Việt Nam"
Netizen
09:00:00 07/04/2025
Văn Toàn chói sáng ngày tái xuất, hoá thân thành "bản sao" của Xuân Son
Sao thể thao
08:48:44 07/04/2025
Giết con để lấy tiền bảo hiểm: Kịch bản "như phim" và sự đổ vỡ về nhân tính
Pháp luật
08:38:25 07/04/2025
Một tựa game bất ngờ mở cửa miễn phí trên Steam, người chơi nên nhanh tay trải nghiệm
Mọt game
08:06:11 07/04/2025