Chồng giết vợ trong ngày cưới con gái
Khi phải nhận mức án chung thân, Nguyễn Văn Thành mới nghĩ tới trách nhiệm làm cha của mình. Gã viết đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt để có cơ hội trở về thay vợ nuôi con.
Phút ân hận muộn mằn của gã chồng côn đồ máu lạnh.
Sáng ngày 28/5, TAND tối cao đã mở phiên tòa phúc thẩm hình sự xét xử vụ án giết người đối với Nguyễn Văn Thành (SN 1974, trú tại xã Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Trên cơ sở kết luận điều tra xác định vụ án như sau: ngày 17/7/2013, sau khi tổ chức đám cưới cho cô con gái đầu, chị Nguyễn Thị Chanh – vợ Thành, sang nhà hàng xóm chơi. Đến khoảng 17h cùng ngày, Nguyễn Văn Thành chuẩn bị một con dao bầu dắt vào lưng rồi đi tìm vợ. Thấy vợ đang ngồi nói chuyện với mấy người hàng xóm, Thành đi vào nhà kéo vợ ra sân nói chuyện.
Sợ xảy ra chuyện không hay, người hàng xóm đã nắm tay chị Chanh kéo lại. Trong quá trình giằng co, Nguyễn Văn Thành rút con dao bầu dắt ở lưng đâm một nhát vào ngực trái của vợ. Cú đâm thủng tim khiến chị Nguyễn Thị Chanh tử vong tại chỗ.
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 17/1/2014, TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt Nguyễn Văn Thành tù chung thân về tội giết người. Không đồng ý với mức án này, Nguyễn Văn Thành có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gửi TAND tối cao.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Văn Thành trình bày lý do xin kháng cáo là để có cơ hội trở về đời sống xã hội, thay vợ nuôi dạy các con. 3 người con của Thành có mặt tại tòa cũng đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bố. Sau khi mẹ mất, bố bị bắt giam, 2 người con của Thành đang học lớp 7 và lớp 8 chuyển sang sống với bà nội đã già yếu.
Thỉnh thoảng, Nguyễn Văn Thành quay lại nhìn các con với ánh mắt cầu xin sự tha thứ.
Video đang HOT
Đứa con gái đầu của Thành mặc dù con còn nhỏ nhưng vẫn đến tham dự phiên tòa và ký vào đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bố. Mặc dù 4 bố con chỉ ngồi cách nhau một khoảng cách khá gần nhưng không ai nói với ai lời nào. Thi thoảng, Thành ngoái lại nhìn các con với ánh mắt cầu khẩn sự thông cảm và tha thứ.
Nguyễn Thị Loan – đứa con gái đầu của Thành tâm sự: “Dẫu sao thì người đứng trước vành móng ngựa kia cũng là người có công sinh thành ra 3 chị em. Chúng em căm hận hành động của bố khi đã tước đoạt mạng sống của mẹ nhưng phận làm con, em cũng xin tòa giảm nhẹ hình phạt để bố có cơ hội quay về thắp nén hương tạ tội với mẹ và chăm lo cho các em. Từ ngày bố bị bắt chúng em cũng không vào thăm bố bởi những gì đã xảy ra khủng khiếp quá. Nếu đối diện với bố, chúng em cũng không biết phải nói chuyện gì…”.
Lấy chồng xa, lại nuôi con nhỏ nên Loan cũng không có nhiều điều kiện để phụ giúp bà nội nuôi các em ăn học. Chị em Loan vốn không được bố chiều chuộng, yêu thương nay lại mất đi tình yêu thương của mẹ, dù được bà nội bao bọc nhưng bà đã quá già yếu nên việc học hành trong tương lai cũng chưa biết phải tính như thế nào.
Sau khi xem xét lại toàn bộ vụ án, nhận thấy hành vi của bị cáo Nguyễn Văn Thành là côn đồ, hung hãn, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, đã tước đoạt mạng sống của người khác, tại phiên phúc thẩm tối cao, Thành không đưa được ra lý do để được giảm án, HĐXX quyết định bác đơn kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm đối với Nguyễn Văn Thành.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Hủy một phần án sơ thẩm vụ án tham nhũng tại công ty Vifon
Sau 5 ngày xét xử, chiều 19/5, tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên án các bị cáo trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty Cổ phần kĩ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).
Sau 5 ngày xét xử, chiều 19/5, tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên án các bị cáo trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty Cổ phần kĩ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).
Theo đó, HĐXX đã chấp nhận đề nghị của VKSND Tối cao, tuyên hủy một phần án sơ thẩm điều tra lại về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 3,5 tỷ đồng của Nhà nước đối với hai bị cáo Nguyễn Bi (SN 1949, ngụ quận Phú Nhuận, nguyên Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Vifon) và Nguyễn Thanh Huyền (SN 1955, ngụ quận 10, nguyên P.Tổng giám đốc).
Mặc dù Bi, Huyền có kháng cáo kêu oan, các bị cáo Đàm Tú Liên (SN 1961, nguyên kế toán trưởng), Ka Thị Thu Hồng (SN 1957, nguyên thủ quỹ), Dương Thị Mẫn (SN 1947, nguyên kế toán thanh toán) cũng làm đơn xin được hưởng án treo. Nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo không đưa ra được tình tiết nào mới để tòa xem xét. Vì thế, không có căn cứ chấp nhận các đơn kháng cáo này.
Các bị cáo tại tòa phúc thẩm.
HĐXX nhận thấy, trong vụ án này, Nguyễn Thanh Huyền là người đóng vai trò cầm đầu vì đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chỉ đạo cấp dưới giả thu, giả chi gây thiệt hại số tài sản lớn của Nhà nước. Bị cáo Huyền đã chiếm đoạt của Nhà nước hơn 9,8 tỷ đồng.
Còn bị cáo Bi đã lợi dụng chức vụ Tổng giám đốc để kê khai những khoản tiền trái quy tắc làm thiệt hại của Nhà nước hơn 4 tỷ đồng, bị cáo còn chi khống 3,5 tỷ đồng để chiếm đoạt. Tổng cộng, Bi đã làm thiệt hại của nhà nước gần 8,6 tỷ đồng. Hành vi này đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo Liên, Hồng và Mẫn, mặc dù biết Bi và Huyền làm sai nhưng vẫn tích cực giúp sức cho người này chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Nhưng xét cho bị cáo Mẫn đang bị bệnh nặng, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên HĐXX quyết định giảm một phần hình phạt cho bị cáo.
Nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vifon trước vành móng ngựa.
Vì những lý do trên, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Huyền 20 năm tù về tội Tham ô tài sản. Đồng thời bị cáo phải nộp lại cho Bộ Công Thương hơn 9,8 tỷ đồng đã chiếm đoạt.
Nguyễn Bi bị phạt 15 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo Đàm Tú Liên lãnh 8 năm tù, Ka Thị Thu Hồng 7 năm tù, Dương Thị Mẫn 5 năm tù cùng về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, tòa phúc thẩm cũng có kiến nghị giám đốc thẩm buộc bị cáo Huyền phải nộp lại 65.000 USD, đây là số tiền bị cáo này đã nhận từ quyết định chi thưởng 290.000 USD của Nguyễn Bi.
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2002 - 2006, lợi dụng lúc công ty Vifon đang trong giai đoạn chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, Huyền đã câu kết với Bi lập nhiều phiếu chi khống nhằm biển thủ tiền của Nhà nước và các cổ đông đóng góp vốn. Sau đó, 2 vị lãnh đạo này tìm cách hợp thức hóa thành tiền cá nhân rồi rút ra chiếm đoạt. Tổng cộng, các bị cáo đã gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng của Nhà nước.
Nguyễn Thanh Huyền (phải) bị dẫn giải sau phiên tòa.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ ngày 21 - 27/11/2013 tại trụ sở TAND TP.HCM. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt Bi 15 năm tù giam về tội Lạm dụng tín nhiệm, 7 năm tù giam về tội Cố ý làm trái. Tổng hợp mức hình phạt là 22 năm tù.
Nguyễn Thanh Huyền lãnh 20 tù về tội Tham ô, 15 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm, tổng cộng là 30 năm tù (mức cao nhất trong khung hình phạt).
Bị cáo Liên lãnh 8 năm tù, Mẫn 7 năm và Hồng 7 năm cùng về tội Cố ý làm trái.
Sau phiên tòa sơ thẩm, cả 5 bị cáo đều làm đơn kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt. Phía Công ty Vifon cũng có kháng cáo xin giảm án cho các bị cáo.
Theo Zing
Gần 1 năm làm "chuyện người lớn" với con gái của bạn Là chỗ thân quen với gia đình, biết cha mẹ cháu T. hay vắng nhà, Hiệp lợi dụng điểm này đến giao cấu với T. rất nhiều lần. Một buổi trưa, việc "làm chuyện người lớn" với T. của Hiệp bị người hàng xóm phát hiện, "yêu râu xanh" mới hiện nguyên hình. Ngày 22/4, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM...