Chồng giấu vợ cho em gái 200 triệu, còn dặn “nhớ đừng để lộ ra”, vợ bức xúc xử thẳng tay khiến anh “méo mặt” rối rít xin chừa
“Lão nghe em nói vậy trố mắt: ‘Em làm sao thế, tự nhiên lại dở hâm kiếm chuyện?’”, cô vợ kể.
Bước chân vào cuộc sống hôn nhân, kinh tế tài chính là một trong những yếu tố gây nảy sinh mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng. Bởi không phải ai cũng hiểu rõ câu “của chồng công vợ”.
Mới đây, câu chuyện của cô vợ trên 1 diễn đàn đã khiến nhiều người quan tâm: “ Chẳng biết các chị thế nào chứ em quan điểm, đã bước vào cuộc sống hôn nhân thì tài chính là của chung. Chi tiêu vợ chồng phải tôn trọng mà thông qua nhau. Những khoản vặt vãnh không nói làm gì, khoản lớn thì nhất quyết phải như thế.
Ngay từ lúc cưới nhau em đã nói rõ ràng với chồng. Lão cũng đồng ý, thế mà càng ngày lão càng vi phạm quy tắc.
Chẳng là chồng em có duy nhất 1 cô em gái nên chiều lắm. Ngay từ ngày yêu, em đã biết mà em thấy chuyện đó cũng bình thường vì anh em trong nhà, đùm bọc, thương nhau là quý. Bản thân em cũng có anh trai, em cũng thích anh mình chiều mình như vậy.
Ảnh minh họa
Song tới khi hai đứa cưới nhau, về sống chung 1 nhà rồi em mới phát hiện lão chiều em gái 1 cách thái quá. Mang tiếng em gái cũng đi làm có lương rồi nhưng không tháng nào là tháng không cho tiền nàng ấy. Ít thì 5 trăm – 1 triệu, nhiều thì vài triệu.
Cái làm em ghét nhất là anh em lão cứ dấm dúi cho nhau không để cho em biết. Trong khi rất nhiều lần em nói rõ với lão rằng em không tiếc, không cấm cản, phản đối việc anh em bao bọc nhau nhưng tài chính của vợ chồng là của chung, làm gì thì lão cũng phải nói qua với vợ. Còn cả cô em chồng của em nữa, xin gì cũng nhắn tin riêng cho anh trai, chọn lúc em không có mặt ở đó. Mấy lần em đọc được tin nhắn của anh em nhà lão mới biết được.
Bực lắm nhưng chẳng nhẽ chị em lại đôi co thì không hay. Em cằn nhằn nói lão cũng chép miệng bảo em chấp với trẻ con làm gì. Đấy, em gái 23, 24 tuổi lão vẫn bảo trẻ con.
Lúc em gái chưa chồng đã vậy, khi có chồng rồi hai anh em nhà đó vẫn duy trì cái kiểu hành xử như thế. Những ngày lễ 20/10, 8/3 lão mua quà cho vợ sẽ không thiếu phần của em gái. Cái này em không ý kiến, thế nhưng những ngày bình thường, hai vợ chồng nàng ấy đi ăn đi chơi, thậm chí đi du lịch cũng gọi điện xin anh trai chuyển tiền book vé. Trong khi lương lậu của vợ chồng nhà ấy cộng vào cũng 2 mươi mấy triệu chứ ít gì.
Video đang HOT
Bực nhất là hôm vừa rồi, em chồng em mua nhà. Lão bàn với em cho vợ chồng cô ấy vay 150 triệu, cho 50 triệu coi như mừng nhà mới em cũng vui vẻ đồng ý. Thế mà hôm qua, ăn tối xong em lên tầng giặt đồ, thế nào lại bắt gặp lão ở sân thượng nói chuyện điện thoại với em gái: ‘200 triệu chiều anh chuyển cho em, chị dâu em không biết nên em nhớ không được nói lộ ra. Đó là tiền anh cho thêm cô để sắm sửa nội thất’.
Đến đấy thì đúng là máu điên của em dồn lên tới cổ. Em không nói gì, quay xuống dưới đợi. Lúc lão xuống em mang luôn sổ tiết kiệm, sổ đỏ đặt mặt bàn bảo: ‘Sáng mai, tôi với anh đi ngân hàng tách sổ tiết kiệm chia đôi, sổ đỏ cũng tách ra. Nhà 70m đủ làm 2 sổ. Từ nay phận ai người ấy lo, tiền ai người ấy giữ’.
Lão nghe em nói vậy trố mắt: ‘Em làm sao thế, tự nhiên lại dở hâm kiếm chuyện?’.
Em đỏ mặt nói thẳng: ‘Đúng là tôi dở hâm mới để anh hết lần này tới lần khác coi thường. Trước mặt vợ anh nói cho em gái 50 triệu nhưng sau lưng chuyển thẳng 200 triệu còn dặn không cho tôi biết. Chẳng phải trong mắt anh tôi chỉ là dạng bù nhìn. Từ nay cứ mạnh ai người ấy làm, thân ai người ấy lo’.
Ảnh minh họa
Em nói thế rồi đứng dậy sang phòng ngủ với con. Sáng dậy em cũng không thèm nấu sáng như mọi khi. Ba mẹ con ăn ba cái bánh mì kẹp trứng còn lão em mặc kệ. Lúc sau, thấy em ngồi một mình trong phòng, lão mới lẳng lặng đi vào ôm vợ từ sau lưng bảo xin lỗi, biết sai rồi, lần sau làm gì cũng sẽ bàn với vợ.
Nói chung em cũng chưa thể tin lão, còn phải theo dõi thêm, giờ kinh tế em cũng cầm hết. Có điều đây là lần đầu tiên lão biết nói lời xin lỗi nên cũng có thể coi như là sự tiến bộ”.
Có thể nói, tôn trọng bạn đời chính là yếu tố tiên quyết và quan trọng số một để duy trì một cuộc sống hôn nhân bền vững nên phản ứng gay gắt của chị vợ trên là có thể hiểu. Nhất là kinh tế vợ chồng là của chung không thể mạnh ai người ấy làm. Các anh chồng nên nhớ, khi các anh tôn trọng người bạn đời của mình 1, chắc chắn các anh sẽ được nhận lại gấp trăm gấp nghìn lần như thế. Bằng không các anh đừng bao giờ trách vợ vô tâm hờ hững với mình nhé!
Hải Hương
Tháng đưa vợ 15 triệu nhưng vẫn bị xin thêm, chồng nghi tiền bị "đổ" về nhà ngoại, vợ chẳng nói chẳng rằng chỉ đưa cho xem cuốn sổ mà anh tím tái mặt mày
"Không dưới 1 lần lão bóng gió nghi ngờ em bớt tiền sinh hoạt của gia đình tuồn cho nhà ngoại như thế. Bực nhưng em bơ đi không thèm nói lại...", người vợ tâm sự.
Phụ nữ chọn chồng kỹ tới đâu thì sau cùng họ chỉ mong lấy được người biết trân quý, yêu thương mình thật sự, còn mọi thứ khác đều không quan trọng. Nếu không may chọn phải người đàn ông ích kỷ, hẹp hòi thì với người phụ nữ ấy, hôn nhân không khác gì nấm mồ chôn đi tình yêu, sự hi sinh của họ. Có điều không phải lúc nào họ cũng cam chịu, khi mọi thứ vượt quá giới hạn, họ sẽ "vùng lên" hơn với cách rất riêng của mình giống cô vợ trong câu chuyện dưới đây.
"Trước giờ em luôn sợ sống cảnh ngửa tay xin tiền chồng nên ngay sau cưới, em đã chắc mẩm dù thế nào cũng phải đi làm, tự chủ kinh tế. Được cái em là đứa sống thực tế, cái gọi là 1 túp lều tranh, hai trái tim vàng là em không tin. Em thấy, trong hôn nhân, kinh tế tài chính quyết định tới 70% hạnh phúc vợ chồng. Sau mới tính tới tình cảm, rồi tính cách, hành xử của đôi bên.
Thế nhưng nói trước, bước chẳng qua các chị ạ. Cưới được hơn năm em mang bầu, do nội tiết kém, chửa dọa sảy mấy lần. Giữ mãi tới tuần 34 thì đẻ non, con phải nằm lồng kính cả tháng mới được về nên sức khỏe của thằng bé kém hơn hẳn so với những đứa đẻ cùng.
Hết cữ, em định nhờ bà ngoại lên chăm con cho em đi làm trở lại nhưng chồng em một mực không cho. Lão bảo: 'Sức khỏe của con mới là quan trọng. Tạm thời em xin nghỉ việc không lương tới khi con cai sữa hãy đi làm. Kinh tế trong thời gian này anh lo'.
Ảnh minh họa
Ban đầu em cũng do dự vì sợ cái cảnh ngồi nhà tiêu tiền chồng, sớm muộn rồi cũng chí chóe. Song sau thương con, cộng thêm lúc thằng bé được 7 tháng em lại nhỡ, dính bầu lần 2 nên thôi em chấp nhận ở nhà.
Khoảng 4, 5 tháng đầu mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, nhận lương là lão đưa cho em 15 triệu, lão giữ lại 5 triệu ăn trưa, đi lại xe cộ. Em chi tiêu thế nào lão cũng không hỏi. Thiếu em bảo đưa thêm lão cũng vui vẻ.
Song dạo gần đây tự nhiên lão cứ cằn nhằn việc em chi tiêu, kiểu như: 'Em tiêu cái kiểu gì mà cứ mỗi ngày một đội tiền lên thế. Trước 15 triệu có tháng còn dư, giờ 16, 17 triệu cũng vẫn thiếu là sao?'.
Đã vậy đợt này 2 đứa em ruột em nó mới chuyển tới thuê trọ gần nhà em nên thi thoảng chúng nó hay sang ăn uống tụ tập. Cả hai đứa đều còn đang là sinh viên, đứa năm thứ 2, đứa năm cuối.
Dạo đầu lão cũng vui vẻ nhưng đợt này lão thái độ hẳn. Tuy rằng trước mặt bọn nó lão không nói gì nhưng khi 2 đứa về rồi, lão liền cằn nhằn: 'Suốt ngày kéo nhau sang ăn uống thế, bảo sao từng nào tiền cũng hết. Chỉ khổ thằng này lai lưng kiếm tiền'.
Không dưới 1 lần lão bóng gió nghi ngờ em bớt tiền sinh hoạt của gia đình tuồn cho nhà ngoại như thế. Bực nhưng em bơ đi không thèm nói lại.
Cho đến hôm qua, lão đi làm về đúng lúc em gái em sang chơi. Thấy hai chị em ngồi nói chuyện, trên tay em em cầm mấy tờ 500 nghìn, mặt lão sầm lại. Đợi lúc em vợ về, hắn trợn mắt quát em: 'Đấy, tôi nói có sai đâu. Sau lưng tôi cô cứ dấm dúi cho tiền các em cô, bảo sao tiền tôi đưa từng nào cũng không đủ. Cô bỏ ngay cái kiểu đó đi. Mình tôi đi làm nuôi cả nhà, cô không thương thì cũng đừng vác tiền của tôi cho nhà cô. Tôi không đủ sức gánh đâu'.
Nghe lão nói, em lộn ruột lộn gan. Chẳng buồn nói lại nửa lời, em lẳng lặng về phòng, mở tủ lấy cuốn sổ ghi chép đặt xuống mặt bạn bảo: 'Anh xem cho kỹ rồi hãy nói. Nhớ nhìn sang cột bù trừ nhé'.
Lão trợn mắt nhìn vợ, em bảo: 'Nhìn sổ ấy, nhìn tôi làm gì'. Thế là lão mới cúi xuống mở sổ ra. Đó là toàn bộ chi tiêu sinh hoạt từng ngày em ghi lại sau khi nghỉ việc trông con. Từ mua mớ rau, sợi chỉ em ghi hết. Chẳng tháng nào là tháng tiêu dưới 15 triệu. Đúng là chỉ tiền ăn, tiền bỉm của con thì không tới nhưng nay con ốm, mai bố mẹ chồng dưới quê gọi lên báo không khỏe em lại phải gửi về đôi ba triệu. Lão đi làm có để ý đấy là đâu, em kể thì lão bảo tự em liệu.
Ảnh minh họa
Có lần hết tiền, em lại phải vay của 2 cô em gái. Bọn nó tuy là sinh viên đi làm thêm nên 1 tháng mỗi đứa cũng kiếm được 4 - 5 triệu. Lúc vừa rồi là em gọi nó sang trả lại tiền em vay tháng trước. Cụ thể thế nào, chi việc gì em ghi rõ trong mục ghi chú bù trừ'.
Lão nhìn đỏ mặt im lặng. Tính lão thế, lúc đó không nói gì đâu, nhưng tới tối nằm cạnh mới mon men ôm em xin lỗi các chị ạ.
Đấy theo kinh nghiệm của em, tài chính phân minh nên chi tiêu cứ ghi chép rõ ràng để tới khi cãi vã có cái mà đối chiếu cho các lão tịt miệng luôn".
Chiêu trị chồng của cô vợ trên được hội chị em nhiệt tình ủng hộ. Với những anh chồng tính toán, gia trưởng thì nhịn mãi không phải là giải pháp mà vợ cần phải cứng mạnh dạn "uốn nắn" cho cuộc sống hôn nhân được dễ thở. Cũng qua đây, chúng ta rút ra 1 kinh nghiệm, là vợ chồng nhưng tài chính càng nên rạch ròi, chi tiêu tiêu ghi chép cụ thể để 2 người cùng thông qua sẽ tránh được cãi vã, nghi ngờ không đáng có.
Hải Hương
Đống bát đĩa bị đập vỡ tan nát giữa nhà và nguyên nhân phía sau khiến nhiều người tranh cãi gay gắt Chỉ vì mâu thuẫn vợ chồng mà người vợ trẻ đã đập hết bát đĩa để giải tỏa cơn ức chế. Những hình ảnh này kéo theo hàng loạt những bình luận trái chiều của hội chị em phía dưới bài đăng. Đến bát đũa còn có lúc xô lúc chạm, nên cuộc sống vợ chồng sao tránh được những lúc cãi vã....