Chồng già thích ‘dạy vợ’
Phải chăng, vì lấy chồng đáng tuổi cha nên em phải chịu sự dạy dỗ như một đứa trẻ nít?
Chị Hạnh Dung kính mến,
Em năm nay 28 tuổi, đã lấy chồng hơn một năm. Chồng em lớn hơn em 23 tuổi, năm nay 51 tuổi. Lúc chưa lấy nhau, em thấy anh không quá già so với em, ngược lại em còn thấy anh rất tâm lý, biết chiều em. Anh đã có một đời vợ, có hai con, trai gái đầy đủ, hiện đều đã đi học nước ngoài. Cha mẹ em ban đầu không tán thành chuyện hôn nhân của em, nhưng sau đó gặp gỡ nhiều lần, cha mẹ em cũng chấp nhận.
Ảnh minh họa
Bạn bè em nhiều đứa nói, chắc em lấy chồng vì tiền, nhưng em có biết gì về tài sản hay công việc kinh doanh của chồng đâu. Lấy nhau xong, vợ chồng vẫn ở trong căn hộ nhỏ của anh ở chung cư, không đến nỗi nghèo, nhưng cũng không phải sang trọng gì.
Anh vẫn đi làm, em cũng có công việc riêng. Về sống chung, em có phần hơi thất vọng, không phải vì kinh tế, mà vì em thấy anh có phần khác so với trước. Anh rất kỹ chuyện tiền bạc, tiền mừng cưới sổ sách rõ ràng, gửi vào ngân hàng. Tiền chợ anh đưa em, hướng dẫn tiêu xong ghi chép cẩn thận. Tiền lương của em, anh bảo em cứ giữ, lo quần áo, son phấn, nhưng hễ em có áo váy nào mới, anh lại hỏi nhiêu tiền, bảo em cũng không nên tiêu phí quá.
Video đang HOT
Tết rồi, anh đưa em 5 triệu, nói em đem về biếu ông bà ngoại. Cha mẹ em không lấy, anh lấy lại, chứ không cho em, dù trước đó em có nói muốn đổi xe, đổi điện thoại, anh cứ bảo để từ từ anh coi thử. Bạn bè em thích gì là được chồng chiều ngay, rất vui vẻ, trong khi em post một tấm hình lên Facebook mà cười tươi quá, áo hở vai, chồng em cũng bảo gỡ xuống…
Minh Nhã (TP. HCM)
Em Minh Nhã thân mến,
Giai đoạn đầu của hôn nhân luôn hạnh phúc, nhưng cũng là lúc cả hai bên phải điều chỉnh mình, cho phù hợp với nhau. Thời nào cũng vậy, vợ chồng chênh lệch lớn về tuổi tác thường có những khác biệt trong xử sự, vì mỗi thế hệ lớn lên trong một bối cảnh khác nhau. Đặc biệt ở thời buổi này, do có tác động của công nghệ, sự khác biệt giữa các thế hệ càng sâu sắc, khoảng cách giữa các thế hệ càng xa, khó có tiếng nói chung. Như chồng em, tuổi 50, khác biệt sẽ nhiều lắm so với em – thế hệ 9X. Khi chưa cưới, sự khác biệt có thể bị sức hút của tình yêu, sự chiều chuộng, sự cố gắng của chồng em át đi, giờ mới hiện ra.
Khi đã là vợ chồng, sống với nhau, người đàn ông tuổi 50 như anh ấy chắc khó mà thay đổi nhanh chóng cách sống, thói quen của mình. Vì vậy, em phải chủ động cố hiểu, chiều anh ấy. Dần dần, em có thể khiến anh ấy thay đổi một số thói quen. Còn nếu ai cũng khăng khăng theo ý mình thì khó mà hòa hợp. Những việc không cần tranh cãi thì đừng tranh cãi.
Trong cuộc hôn nhân này, anh ấy là người yêu, nhưng cũng giàu kinh nghiệm sống hơn em, nên có “dạy vợ” một chút thì cũng là chuyện bình thường. Đừng để gia đình xào xáo vì những chuyện không đáng. Điều cần thiết là chia sẻ với nhau nhiều hơn, giúp anh ấy hiểu cảm giác của em, hiểu cách nghĩ của em. Em có những vũ khí “mềm” để chiến thắng: sự trẻ trung, tươi mới, có nhõng nhẽo, hờn dỗi một chút cũng không sao… Em cứ mở lòng yêu thương chồng, rồi sẽ tìm được sự cân bằng. Tình yêu thực sự sẽ san bằng khoảng cách giữa “non quá” và “già quá”. Chúc em hạnh phúc.
Hạnh Dung
Theo phunuonline.com.vn
Vừa về nhà, bạn gái đã xông xáo lao vào bếp khiến mẹ tôi "xanh mắt mèo"
Rồi em cười ha hả bảo "bác thấy cháu tài chưa? Đây là nghề của cháu, hồi ở nhà, cháu làm suốt". Thấy khuôn mặt của mẹ tôi, tôi hơi ái ngại.
Tôi hí hửng đưa người yêu về ra mắt sau hơn 1 năm hẹn hò. Với tôi, khoảng thời gian 1 năm không dài cũng không phải là ngắn, đủ để hiểu và tiến tới chuyện hôn nhân. Tôi yêu em vì cá tính, vì sự chân thành và mộc mạc. Nhưng tôi thật sự không thể ngờ, sau bao nhiêu ngày tìm hiểu về gia đình tôi, hỏi han kĩ càng, cuối cùng em lại làm cho tôi phải mất mặt.
Ngày về ra mắt, em mặc một bộ đồ giản dị, không giống như ngày thường, quần bò áo sơ mi. Như thế là hợp mắt với các cụ. Váy vóc người lớn thường không thích, về nhà ngồi đứng cũng khó khăn. Tôi rất tự tin vì người yêu của mình có thể đảm đương được việc bếp núc, nấu nướng làm mẹ hài lòng. Em cũng khéo léo trong khoản nói chuyện với người lớn.
Có lẽ mẹ tôi hơi khó tính trong khoản nữ công gia chánh nên ngay từ đầu đã bảo người yêu của tôi vào bếp. Việc khó mẹ để em làm. Hôm đó, mẹ bảo em ra cắt tiết gà. Con gà lôi từ trong lồng ra, em xắn tay áo bảo mẹ tôi "bác cứ để đó cháu, cái gì chứ, cái này cháu quen rồi". Tôi sợ em không biết làm, bảo để tôi cắt cho, không thì tôi giữ chân gà cho em cắt. Nhưng em lại hất tay tôi ra rồi càu nhàu "gớm, trói gà không chặt còn đòi cắt, cứ để đó em".
Em không cần ai động vào. Một mình em ngồi bệt xuống đất, hay tay túm chặt con gà, rồi buộc cánh gà lại, kẹp vào phần đùi. Cứ thế em giữ gà trong tư thế ấy. Sau đó, một tay em vặt lông ở cổ gà, một tay cầm dao, cắt phăng 1 cái, con gà chết đứ đự . Rồi em cười ha hả bảo "bác thấy cháu tài chưa? Đây là nghề của cháu, hồi ở nhà, cháu làm suốt". Thấy khuôn mặt của mẹ tôi, tôi hơi ái ngại. Khiếp vía, gì mà về ra mắt nhà người yêu lại làm màn cắt gà ghê gớm vậy. Em cũng nên tế nhị, bảo tôi làm cùng chứ đâu cần thể hiện hết ra như thế.
Em khiến cả nhà tôi đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. (Ảnh minh họa)
Em xào rau, đeo tạp dề đến buồn cười. Chẳng hiểu từ bao giờ em lại thô lỗ như thế. Đứng bên cạnh mẹ tôi nấu nướng, em cứ cho đũa lên mồm mút chùn chụt. Lúc thì bảo sao nhạt thế, lúc thì kêu mặn, lúc thì bảo thiếu mì chính. Thế là, một chảo rau xào em phải mút đũa tới 5-7 lần. Ái ngại thay. Mẹ tôi nhìn mà hãi hùng. Tôi đã nhắc nhở em nhưng em bảo 'cứ tự nhiên đi anh, có sao làm vậy, sợ gì?'.
Xong màn đó, mẹ bảo em ngồi vào mâm cơm ăn. Lúc ăn, em ăn hùng hục đầy mồm, vừa ăn vừa nói bảo 'cháu đói quá, chắc cháu phải ăn 3 bát cơm mất'. Mẹ tôi nhìn em cười trừ. Chẳng hiểu sao, ngày thường em không thế mà hôm nay em lại làm ra thế. Hay tại tôi nói với em, bố mẹ tôi thích thoải mái, tự nhiên, vô tư nên em mới cố gồng mình lên như vậy.
Đang ăn, em bảo tôi "anh ơi, có chai bia nào không, em khát nước quá, uống bia rất tốt cho sức khỏe, anh không sợ đâu". Nói rồi, cả nhà há hốc mồm, tôi cười chạy vào lấy hai chai bia ra. Em bảo "anh uống không, uống cùng em nhé, hai bác uống bia không ạ? Không có cái bật bia hả anh?". Tôi định chạy vào lấy thì mẹ bảo "thôi không cần đâu anh, em làm được".
Em đặt miệng hai chai lên nhau, bật cái phựt một nhát, nắp bay cả lên trên rồi rơi xuống mâm kêu kính koong. Tôi hốt hoảng hét lên "em làm gì thế?". Mẹ tôi trợn tròn mắt, em cười trừ bảo "thì em vẫn làm vậy mà, lần nào đi với anh, em chả làm thế". Tôi biết em biết bật kia kiểu như vậy nhưng cũng nên giữ ý giữ tứ khi về nhà tôi ra mắt chứ. Đằng này... hết thuốc chữa luôn.
Chưa kể hết, đến lúc rửa bát, em làm vỡ nửa mâm vì bảo trời nắng quá, vừa bê mâm bát vừa chạy ra ngoài sân giếng. Thế là đi toi một nửa mâm bát mới mẹ vừa mua lúc sáng. Tôi thất vọng tràn trề và cảm thấy buồn vì cái lắc đầu ngán ngẩm của mẹ tôi.
Sau bữa ăn ấy, y như rằng mẹ gọi cho tôi chê bai em đủ đường, bảo em vô duyên hay là có vấn đề về giao tiếp. Mẹ còn chê em dở hơi và yêu cầu tôi bỏ người yêu ngay tức khắc. Mẹ không bao giờ chấp nhận một cô con dâu thô lỗ, vô duyên vô ý tứ như em. Mẹ bảo, con gái thời này thiếu gì mà lại để mẹ sống với con dâu như thế. Sau này, nếu mà sống chung thì chỉ có đánh chửi nhau thôi, không thể nào sống được.
Mẹ khóc lóc, nói một cách nghiêm túc. Còn tôi cũng cảm thấy khiếp sợ về những gì em thể hiện lần đầu về nhà người yêu. Tôi cũng đang suy nghĩ nghiêm túc về việc chia tay em, nói chân tình. Vì tôi cảm thấy thật sự không thể nào hiểu nổi, sao em lại có hành động khiến tôi mất mặt như thế. Thất vọng thay!
Theo eva.vn
Thật đến xót xa Tất cả đều khẳng định rằng, giờ ấy, ngày ấy, chuyến bay ấy, có một người đàn ông tên là Haru sẽ đáp xuống Tân Sơn Nhất, mà không muốn thông báo với Lam sự có mặt của mình... Từ môi trường làm việc, Lam chợt tình cờ quen biết Haru. Người đàn ông đến từ đất nước mặt trời mọc ấy gây...