Chồng già nhưng nhiều tiền
Với Hà giờ đây, tuổi tác không còn là vấn đề nữa. Sống trong cảnh giàu sang phú quý, gặp gỡ nhiều khách hàng đại gia đã khiến Hà quen dần với chuyện đó.
Hà xuất thân từ cô gái quê mùa, lên thành phố làm việc nên chỉ mong kiếm được một tấm chồng tử tế. Nhưng thời buổi này thì người tử tế với không tử tế rất giống nhau nên “người trần mắt thịt” như Hà thì khó mà nhìn thấy được. Hà liền nghĩ cách xin vào một môi trường nào đó để có thể kiếm được các đại gia, các anh chàng giàu làm chồng.
Biết mình có lợi thế xinh đẹp lại là người con gái quê các, có chút gì đó rất “hương đồng gió nội” nên lúc nào Hà cũng tự tin vào bản thân mình bởi cô biết, con gái ở quê hiền lành, nhút nhát lại luôn được các công tử “săn đón”.
Rồi Hà xin vào một doanh nghiệp ô tô, nơi đặt chân của các đại gia và những người có tiền. Làm nhân viên bán hàng nên mồm mép của Hà rất lanh lợi nhưng lúc nào cô cũng tỏ vẻ hiền thục, nhu mì để mong cho các anh để ý. Tất cả chỉ là cái vỏ bề ngoài, là hình thức che đậy đi những gì mà cô đang nghĩ.
Rồi Hà xin vào một doanh nghiệp ô tô, nơi đặt chân của các đại gia và những người có tiền.
(ảnh minh họa)
Bạn bè nhiều người cùng làm với Hà đều biết cô dù là gái quê nhưng rất ghê gớm. Có anh khách nào nhìn có vẻ giàu có vào xem xe là Hà liền ngay lập tức chạy đến, đon đả chào mời. Thậm chí chẳng phải là ngày trực của Hà, Hà cũng tiếp luôn khách ấy và trao đổi giá cả xe cộ. Cũng chính vì thế mà Hà chẳng được lòng công ty nhưng các sếp lại thích cái tính nhiệt tình và sự năng nổ của cô.
Video đang HOT
Hà là một nhân viên ưu tú trong lòng các sếp vì số lượng hàng bán được của cô rất cao. Nhiều khách hàng rất mến cô bởi sự tiếp đón nhiệt tình và chăm sóc khách rất chu đáo. Thế nhưng để chọn Hà làm người yêu thì chẳng ai muốn bởi họ biết những cô gái làm nghề kinh doanh, bán hàng nhất là bán ô tô thì mồm miệng phải lanh lợi cỡ nào, thậm chí có nhiều mối quan hệ, câu kéo khách khiến cho họ không mấy tin tưởng khi chọn lấy làm vợ.
Nhiều người đến rồi lại đi. Nhiều người cũng mời mọc Hà cà phê này nọ nhưng tất cả chỉ là công việc và xã giao. Những người để ý đến cô cũng chỉ là những “ông già”, tầm tuổi tứ tuần hoặc hơn thế nữa. Trong số họ, người thì có gia đình, muốn Hà làm “người tình”, người thì đã bỏ vợ. Vì biết mình xinh đẹp nên Hà chẳng bao giờ chấp nhận mối quan hệ như vậy. Có qua lại với họ cũng chỉ vì muốn bán được xe mà thôi.
Nhiều người đến rồi lại đi. Nhiều người cũng mời mọc Hà cà phê này nọ nhưng tất cả chỉ là công việc và xã giao. (ảnh minh họa)
Cuộc sống cứ trôi đi chậm chạp từng ngày. Hà biết mình không còn trẻ nữa và cái nghề bán hàng này cũng sẽ phải dừng lại bất cứ lúc nào. Bán ô tô sẽ không chấp nhận những cô nhân viên đã có tuổi và xuống sắc. Quãng thời gian còn tồn tại ở công ty, Hà đã cố gắng rất nhiều để tìm được một anh chàng nào đó khiến cô có thể lấy làm chồng. Mải miết kiếm tìm mãi vẫn không kiếm được ai, buồn rầu và chán nản, Hà nghĩ bụng sẽ “tặc lưỡi” với một anh chàng già nào đó những lắm tiền. Chỉ cần có tiền thì cuộc sống sẽ sung túc. Vợ chồng chỉ là trên danh nghĩa, rồi sau này khi đã cơ bản, Hà có thể đi cặp bồ, ngoại tình tùy thích. Tư tưởng không lành mạnh đã lóe lên trong đầu Hà và cô quyết định nhắm mắt lấy một anh chàng đã có vợ con nhưng ly dị được 2 năm rồi.
Với Hà giờ đây, tuổi tác không còn là vấn đề nữa. Sống trong cảnh giàu sang phú quý, gặp gỡ nhiều khách hàng đại gia đã khiến Hà quen dần với chuyện đó. Cô quyết định lấy chồng, một người mà cô không hề yêu và chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ chung sống cả đời.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khi chồng là... "dân chơi" hàng hiệu
Nhìn tủ quần áo, giày dép và những phụ kiện đi kèm của anh Hùng, người ta phải choáng vì cứ ngỡ lạc vào một cửa hàng thời trang.
Thói quen mua sắm vốn dĩ được coi là một trong những "đặc trưng", "phong cách" của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không chỉ chị em mới có thói quen này đâu nhé, có rất nhiều mày râu cũng có sở thích này. Thậm chí sở thích đó còn nặng tới mức thành nghiện.
Chồng sành điệu về thời trang
Lấy nhau gần hai năm, cho tới giờ mỗi lần ai đó khen chồng đẹp trai, phong độ lại kiếm được nhiều tiền, chị Linh (Cầu Giấy) đều ngán ngẩm dắt họ tới tủ quần áo của anh mà giải thích: "Đấy, ngoài vài đồng tiền lẻ đưa về cho vợ, tiền lương hàng tháng của anh ấy được quy ra số thời trang hàng hiệu này cả đấy. Đầu tư như thế thảo nào mà chả đẹp trai, phong độ như tài tử điện ảnh".
Nhìn tủ quần áo, giày dép và những phụ kiện đi kèm của anh Hùng - chồng chị Linh, người ta phải choáng vì cứ ngỡ lạc vào một cửa hàng thời trang. Không chỉ vì số lượng nhiều khủng khiếp mà còn bởi thương hiệu của những món đồ đó toàn là hàng hiệu, chỉ nhìn qua người ta cũng biết để sở hữu được nó người ta phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Mỗi lần có ai đó đến chơi, anh Hùng khoe ngay với một niềm tự hào. Còn với chị Linh nó là "cái gai" trong mắt.
Theo lời chị Linh tâm sự, ngày trước khi mới yêu chính vẻ ngoài sành điệu, lịch thiệp và thời thượng của anh Hùng khiến chị chết mê chết mệt. Nhưng lấy nhau về chị mới hiểu vì sao anh có được phong cách đó. Khác xa với những ông chồng cẩu thả, luộm thuộm khác, anh Hùng rất cầu kì về ăn mặc. Anh có chứng nghiện mua sắm hàng hiệu và để đáp ứng được thói quen xa xỉ ấy, gần như tiền lương hàng tháng của anh đều chỉ dành để mua sắm quần áo, giày dép... Cứ tới ngày lĩnh lương, thế nào anh cũng phải tạt qua những cửa hàng thời trang để mua sắm vài thứ, tháng nào cũng đều đặn như vậy thành thử số tiền đưa về cho vợ chẳng còn được là bao. Chị Linh từng khuyên nhủ, từng càu nhàu với chồng vì thói quen vung tay quá trán đó nhưng lí lẽ mà anh đưa ra là: "Từ trước tới giờ anh lúc nào cũng là người cầu kì về ăn mặc, anh không thể nào ăn mặc cẩu thả được. Mà anh ăn mặc đẹp thì em cũng tự hào, đi ra ngoài người ta khen chồng em đẹp, phong độ, khen em khéo lo cho chồng chẳng thích hơn hay sao?".
Chị Linh buồn rầu tâm sự: "Mình không phải là người ích kỉ, keo kiệt hơn nữa ai mà không muốn cho chồng mình đẹp đẽ, chỉn chu nhưng làm gì cũng có một giới hạn nhất định. Hơn nữa, cuộc sống của hai vợ chồng còn trăm nghìn thứ cần đến tiền, nhất là khi sinh con ra. Mình toàn phải cố gắng, tằn tiện chắt chiu để dành ra được đồng nào hay đồng ấy. Vậy mà anh ấy không có sự tính toán, dành dụm hay tiết kiệm nào. Tiền lương hàng tháng của anh ấy không nhỏ, nhưng số tiền đưa được cho mình chỉ còn đủ lo chi tiêu lặt vặt trong nhà là hết. Còn lại đều quy ra quần áo, giày dép, thắt lưng... Anh ấy là đàn ông, chỉ cần mình ăn mặc lịch sự, phù hợp là được rồi không nhất thiết phải cầu kì, điệu đà đến như vậy".
Chồng chạy đua đẳng cấp
Cũng có một thói quen nghiện mua sắm như anh Hùng chỉ khác là món đồ mà anh Bách - chồng chị Chi (Hoàn Kiếm) ham thích là những sản phẩm điện tử, công nghệ cao. Tất nhiên, để có được những thứ đó phải tiêu tốn khá nhiều tiền. Nhưng mỗi lần thấy bạn bè, đồng nghiệp trong công ty hớn hở khoe chiếc điện thoại đắt tiền hay chiếc máy tính bảng đời mới nhất mà họ vừa tậu được là y như rằng, không sớm thì muộn anh phải mua cho kì được để không "thua bạn kém bè".
Mỗi lần anh Bách "lên đời" điện thoại hay máy tính, anh đều giấu biệt chị. Thoạt đầu anh nói quanh co là bạn bè cho mượn, sau đó lại đưa ra lí do rất hợp lí: "Thằng bạn anh nó mua cái khác nên bán rẻ lại cho anh cái này, thấy rẻ quá nên anh mua". Lúc đầu chị Chi không hề nghi ngờ gì, còn tỏ ra hào hứng khi thấy chồng mua được đồ tốt với giá rẻ. Nhưng lâu dần, chị thấy anh thay đổi chúng liên tục, cái sau đắt hơn cái trước, chị mới nhận ra thói quen đến mức nghiền của anh. Chị tỏ thái độ không hài lòng về thói quen đó của anh thì anh lí sự: "Anh làm ra tiền thì anh mua, đó là sở thích của anh, mà mua những cái đó để dùng chứ nhiều ông chồng mang tiền đi cho gái, đánh cờ đánh bạc thì còn khổ nữa ấy chứ".
Chị Chi kể: "Lương hàng tháng mình không kiểm soát gắt gao, anh ấy vẫn đưa về cho vợ, nói chung cũng đủ chi tiêu. Nhưng điện thoại, máy tính mua về không được bao lâu thấy người khác có cái "xịn" hơn là anh ấy lại đổi nhất định không chịu kém cạnh phải thay cho bằng được. Mà mỗi lần như thế tốn bao nhiêu tiền ấy chứ. Hai vợ chồng nào đã phải đại gia đâu mà có thú vui xa xỉ như thế được. Mình mua cái tốt dùng là được rồi, bao giờ hỏng thì thay chứ cứ chạy đua như thế, biết ai hơn được ai, chỉ tốn tiền thôi. Khi có công việc, cần đến một khoản tiền lớn là hai vợ chồng không biết xoay đâu, khổ sở vô cùng".
Tạm kết
Vậy mới biết, khi những ông chồng có sở thích nghiền mua sắm còn ảnh hưởng tới kinh tế hơn nhiều so với các bà vợ. Có lẽ, trong những trường hợp này, để kiểm soát thói quen có phần phung phí và quá trớn của những ông chồng nên để họ tận mắt chứng kiến những khoản tiền chi tiêu sinh hoạt trong gia đình thông qua những hóa đơn điện, nước... và vô số những khoản tiền khác cần phải chi trả để họ hiểu được rằng thứ gì là cần thiết. Là người vợ, mỗi chị em phụ nữ cũng nên thẳng thắn phân tích cho chồng hiểu cần phải có sự tích lũy phòng khi gia biến. Nếu vẫn chưa có tác dụng, cách tốt nhất là nên nhờ tới sự can thiệp của bố mẹ chồng để điều tiết lại thói quen chi tiêu của chồng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chỉ lấy chồng già, góa vợ, không con Hình ảnh các hoàng tử đẹp trai, hào hoa ngày càng ít xuất hiện trong giấc mơ của nhiều cô gái trẻ. Họ thích... chồng già. Tầm gửi thế hệ mới Trâm, một sơn nữ Tuyên Quang, chua xót nhận kết quả thi đại học. Trượt, Trâm cay đắng nuốt nước mắt vào trong, quyết tâm về thủ đô ôn luyện. Được một...