Chồng ép vợ… thất bại trong công việc
Chồng tôi có quan niệm, phụ nữ là người xây tổ ấm, còn đàn ông thì chỉ… xây nhà thôi. Anh tuyên bố, tôi không phải phấn đấu nhiều. Chỉ cần tìm một việc làm ổn định, sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, chủ yếu là để khỏi buồn và bị mang tiếng là “ăn bám”. Còn lại tôi cứ dành hết thời gian mà chăm lo cho chồng con.
Mới rồi, sau 15 năm ra trường, lớp đại học của chúng tôi tổ chức họp lớp lần đầu tiên. Thật may, lại họp vào đúng buổi trưa của ngày thứ 2 nên tôi mới có thể tham dự được. Từ ngày lập gia đình đến nay, tôi có một luật bất thành văn là không vui chơi, không bạn bè, không bù khú vào ngày nghỉ cuối tuần (vì lúc đó cả hai con tôi đều nghỉ học, làm gì có người trông), không đi vào lúc chiều tối (vì tôi còn phải lo đón con, rồi tạt qua chợ mua đồ ăn tối), cũng không đi đâu quá xa nhà.
Bao năm xa cách, nay hội ngộ, tôi thấy bạn bè mình đều thay đổi. Trừ một số ít có phần già đi, xuống sắc, đa phần các bạn đều “phát” theo hướng rất là tích cực. Con trai tự lái xe ô tô riêng, con gái thì váy vóc, làm đầu xoăn, nhuộm tóc màu hạt dẻ, đánh má phấn môi son rất nét. Nhiều bạn khoe đã mua được nhà, hơn thế còn là nhà ở phố trung tâm, hoặc chí ít cũng là chung cư cao cấp với 3-4 phòng ngủ. Chỉ có tôi là mỗi vậy, không lên, không xuống.
Cậu bạn tên Hải, hồi còn đi học ngồi trước tôi, tiến lại gần, nhận xét. Tôi cười. “Ừ mình vẫn vậy”. Hải lại nói tiếp: “Có nhiều bạn, mình phải nghĩ mới ra tên. Riêng Thương thì không lẫn đi đâu được. Vẫn kiểu tóc ngắn vừa nhanh vừa tiện, kiểu quần bò áo phông vừa tiện, vừa nhanh… Bao năm rồi, Thương cứ là Thương của ngày nào, đứng ngoài mọi đổi thay của xã hội, không chạy theo mốt, không cần biết thiên hạ đang sắm sửa gì”.
Tôi không biết Hải nói vậy là khen hay chê tôi. Nhưng tôi thì tự cho rằng, đó là lời chê ngầm. Thực tế thì không chỉ có mỗi hình thức thôi đâu, ngay cả sự nghiệp, tiếng tăm của tôi cũng không có gì thay đổi so với thời chỉ là một cô cử nhân.
- Dạo này Thương làm gì? Chắc hẳn giỏi như Thương, giờ đã là trưởng phòng, mà có khi còn là giám đốc nữa ý chứ – lại một cô bạn khác tên Doan đon đả hỏi thăm.
Tôi chỉ gượng cười, khe khẽ nói rất nhỏ: “Đâu có. Mình thất bại trong mọi việc, ngoại trừ niềm tự hào đã có hai con, đủ nếp đủ tẻ”.
Tôi nói vậy bởi ngày còn học đại học, tôi là lớp phó. Và chỉ thiếu một chút xíu nữa thôi là tôi đủ điều kiện để được giữ lại trường làm giảng viên. Khi chứng tôi chia tay sau lễ tốt nghiệp, rất nhiều người nghĩ tôi sẽ nằm trong nhóm sẽ sớm có tương lai tươi sáng.
Video đang HOT
Kỳ thực ngược lại. So với các bạn bây giờ, tôi là kém nhất. Không phải là vì tôi không có năng lực, mà có lẽ, tôi đã không quyết tâm phấn đấu để được tỏa sáng.
Lý do bởi vì, tôi có một gia đình để luôn phải bận tâm, lo lắng. Gia đình tôi gồm 4 người: tôi, chồng và hai con. Một đứa lớp 3, một đứa sắp vào lớp 1 nên không còn cảnh phải bế bồng, cháo lão. Nhiều người sẽ bảo, tưởng gì chứ có thế thôi mà cũng kể lể. Nhiều cô dâu còn phải lo vun vén trong gia đình tam tứ đại đồng đường mới gọi là khó và vất vả.
Nhưng, tôi lại khác. Chồng tôi có quan niệm, phụ nữ là người xây tổ ấm, còn đàn ông thì chỉ… xây nhà thôi. Anh tuyên bố, tôi không phải phấn đấu nhiều. Chỉ cần tìm một việc làm ổn định, sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, chủ yếu là để khỏi buồn và bị mang tiếng là “ăn bám”. Còn lại tôi cứ dành hết thời gian mà chăm lo cho chồng con.
Chồng tôi có thể đi suốt ngày thì được. Nhưng, anh không chấp nhận tôi mở miệng kêu “em bận”. Với anh, phụ nữ không được quyền bận. Không công việc nào quan trọng bằng công việc nội trợ. Mọi việc xảy ra trong nhà đều chỉ có tôi gánh vác là chính.
Con ốm-cũng chỉ tôi xin nghỉ để đưa đi khám (trừ khi con ốm nặng anh mới “xuất chiêu”). Con tan học, nhiệm vụ đưa đón cũng thuộc về tôi. Rồi chợ búa, cơm nước không tôi thì còn ai lo. Chồng về mà thấy tôi đã ở nhà chăm con, nấu nướng thì tỏ ra rất hài lòng. Nhưng, ngược lại, anh về trước tôi là mặt nặng mày nhẹ tra cật xem tôi làm gì, đi đâu mà muộn vậy.
Như tôi đã nói, tôi không phải là người kém cỏi, dốt nát gì. Ở cơ quan, nhiều lần tôi cũng được cấp trên “dấm” vào vị trí này, chức vụ nọ. Đổi lại, sếp muốn tôi hãy chứng tỏ mình nhiều hơn, làm việc thì không phải cứ 4 giờ chiều là đứng dậy mà có thể ở lại cống hiến cùng anh em. Rồi tôi cũng nên đăng ký tham gia học thêm về nghiệp vụ, hay là học “nâng cấp bằng” lên thạc sĩ, tiến sĩ, sau này rất tiện cho quá trình quy hoạch.
Vừa hay cơ quan tôi được thành phố rót về chỉ tiêu học thạc sĩ, kinh phí nhà nước cho toàn bộ. Người học chỉ phải sắp xếp thời gian học ngoài giờ. Tôi hý hứng về hỏi ý kiến chồng thì anh vội vàng gạt đi. Rồi anh nhìn như thể tôi là vật thể lạ mới rớt xuống: “Em tỉnh lại đi. Học hành cái gì. Sự nghiệp của em là gia đình, là con cái. Em đi học thì ai lo cho con. Vớ vẩn”. Tôi chưng hửng, đành im lặng.
Nhà thì có hai người lớn và hai đứa trẻ. Nhưng, tôi bận mà người lớn còn lại là anh không chịu giúp đỡ thì làm sao tôi tự mình xoay sở được. Thôi đành vậy. Tôi gãi đầu gãi tai đến xin sếp cho khất học đến lần sau. Và cứ thế, đã 10 năm, tôi vẫn cứ lấy tiếng “con nhỏ” để khước từ các cơ hội. Trong khi đó, nhiều nhân viên trẻ, vào cơ quan sau tôi cả vài năm, nhưng đều đã lần lượt học xong bằng ngày cấp nọ. Có em còn được đề bạt làm phó phòng.
Tôi không thuộc dạng ưa chức tước. Nhưng tôi chỉ mong được cống hiến nhiều hơn cho công việc, được phép hăng say hơn thay vì suốt ngày phải lo đón con lúc nào, tối nay ăn gì. Bây giờ, mỗi lần nhìn các đồng nghiệp miệt mài bên bàn làm việc mà tôi thèm. Chồng tôi thì vẫn giữ quan điểm rằng: “Đàn bà con gái thì làm được gì. Nếu vợ mà thành danh trong sự nghiệp thì chỉ tổ vênh mặt với chồng, rồi hênh hoang mà thôi. Chi bằng, cứ ở nhà làm dâu hiền, vợ thảo, mẹ đảm đang”.
Để dập tắt ý định mới nhen nhúm trong tôi, anh còn tiếp tục dội cho tôi gáo nước lạnh: “Phụ nữ nào có gia đình rồi mà còn mơ thành đạt là ảo tưởng. Em mà cứ lớ xớ, anh… tước quyền nuôi con. Lúc đó, em mới thấy công việc và con cái, cái nào cần cho mình hơn”.
Suy nghĩ đó của anh rất là phiến diện và quá ư bất bình đẳng. Nhưng, tôi đã phải chấp nhận nó mười mấy năm qua. Và cũng từng đó thời gian, tôi vẫn đang “ngụp lặn” với câu hỏi: Phụ nữ phải chăng không có quyền khẳng định bản thân và thể hiện năng lực với xã hội.
Theo VNE
Đi để trả ơn đời
Sinh ra với hình hài gầy gò, ốm yếu, xanh xao đã là một dấu hiệu bất lành cho sự sống. Có phải tạo hóa ưu ái khi để tôi rời bụng mẹ sớm hơn gần hai tháng so với một đứa trẻ thông thường? Hay chính ông trời muốn tôi nhanh chóng đối mặt với cuộc đời đầy sóng gió?
Bất hạnh tiếp theo bước qua cuộc đời tôi khi tôi chưa đầy bốn tháng tuổi. Mẹ lẳng lặng ra đi bỏ lại tôi trong sự ghẻ lạnh, hờ hững của cha. Tuổi thơ có thể nói là khoảng thời gian tôi hạnh phúc nhất (bảy năm đầu đời) bởi tôi chưa biết gì cả: Chưa biết mình thừa sống thiếu chết khi mất đi hơi ấm của mẹ; chưa biết nội và các cô đã phải vất vả như thế nào để lo chạy thuốc thang như "cơm bữa" cho tôi và chi phí sữa hoặc nước dừa cũng không phải là chuyện đơn giản, có khi tôi phải uống nước cơm để sống qua ngày; chưa biết cả chuyện mình chưa bao giờ có được thứ tình cảm thiêng liêng mà người ta gọi là phụ tử, mẫu tử. Với những đứa trẻ khác, tôi không biết chúng hình dung về cha mẹ như thế nào nhưng với riêng tôi thì đó chỉ là một cách gọi, rỗng tuếch về ý nghĩa. Khi lớn lên, tôi chỉ biết rằng mình vượt qua được những năm tháng sơ sinh là nhờ công sức và tình thương của các cô cùng ông nội.
Năm tôi lên bốn tuổi, cha đi bước nữa rồi có thêm đứa con trai khác. Tôi ngày càng thừa thãi hơn trong cái gia đình nhỏ bé, chật hẹp của cha. Nhưng mọi thứ vẫn chưa nghiêm trọng bởi ngay từ bé tôi vốn dĩ đã có một khoảng cách rất lớn với cha mà tôi cũng chưa từng để ý. Bi kịch đến với tôi khi tôi bước dần sang tuổi tám. Các cô đều lần lượt theo chồng, chỗ dựa tinh thần duy nhất của tôi chỉ còn lại ông nội. Đó cũng chính là lúc tôi nhận ra bi kịch của cuộc đời mình, một con người thừa thãi trong cái gọi là gia đình - tổ ấm. Tôi khóc một mình khá nhiều.
Không hiểu sao tôi có quyết tâm học tập ngay từ rất bé. Bỏ quên mọi thứ, trên lớp tôi vẫn học tập một cách bình thường, hiệu quả như biết bao đứa trẻ khác. Có lẽ vì những cô giáo đầu tiên của tôi quá tuyệt vời.
Lâu dần tôi học được cách nép mình trong sự im lặng, trong bóng tối của chính cuộc đời mình. Tôi chỉ thật sự thoải mái khi sống với ruộng đồng sông nước, với trường làng, lớp học, thầy cô, bạn bè. Có lẽ thấu hiểu vết thương lòng của tôi mà ông nội đã xây cho tôi một căn chòi nhỏ sau vườn như một không gian riêng tư, một bóng tối thật sự khi tôi mới mười ba tuổi. Nhưng căn chòi ấy còn chưa chống chọi được với mưa nguồn suối lũ của tự nhiên thì làm sao đủ sức che chở cho tôi khỏi phong ba bão táp của cuộc đời. Ít lâu sau nó đã bị chôn vùi trong mưa nắng và tôi cũng bị giông tố cuộc đời thổi bạt đến những miền đất xa lạ. Tôi thuê một căn phòng nhỏ ở chợ xã và bắt đầu cuộc mưu sinh, tiếp tục con đường học vấn. Tôi thử sức với nhiều nghề từ phụ quán cà phê, quán cơm, quán cháo, rửa bát đến phụ việc trong lò bánh mì. Tôi tiếp xúc với công việc dạy kèm từ năm lớp 8 và chẳng bao lâu thì nó trở thành thu nhập chính của tôi. Tôi nghĩ rằng đây mới chính là công việc phù hợp nhất dành cho mình. Vậy là tạm nhẹ gánh về kinh tế nhưng tôi lại nhọc nhằn với nơi ở. Nhà trọ không phải là nơi dừng chân lâu dài. Tôi may mắn được người cô thứ ba cho ở nhờ một thời gian để yên tâm đèn sách. Vài tháng sau, khi để lại mọi thứ cho gia đình cha tôi, nội đã mang tôi về sống cùng nội. Hai ông cháu nương nhờ trong một căn chòi nhỏ lúp xúp cạnh mé sông. Cuộc sống ổn định hơn nhiều.
Tưởng chừng mọi giông tố đã qua đi nhưng căn bệnh tim mạch, cao huyết áp của nội lại trở nặng, sức khỏe tôi cũng không mấy đảm bảo. Thế là những năm tháng sắp tới lại ngập tràn bóng tối. Dù bệnh tình có trở nặng, hàng tuần nội vẫn đèo chiếc ghe cũ kĩ già nua như cuộc đời của nội đến tận chợ nổi Cái Răng để buôn bán kiếm tiền. Tôi cũng chạy đôn chạy đáo dạy thêm. Chác hẳn tạo hóa đã thương tình cho tôi vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học khá an toàn mặc dù tôi không có thời gian đụng đến một con chữ thậm chí tôi còn có ý định bỏ thi đại học, năm sau sẽ thi lại.
Chọn nghề báo tôi phải lên Sài Gòn bắt đầu cuộc sống mới. Điều tôi lo ngại nhất là nội đơn chiếc chốn thôn quê. Những khi trái gió trở trời, nội có trở bệnh hay không? Nơi góc bếp chái hè mỗi chiều lấy ai dọn dẹp? Liệu căn nhà lá liêu xiêu kia còn chống đỡ được qua mấy mùa mưa nắng? Bao nhiêu gánh nặng cứ chất chồng. Đó là chưa kể khi bắt đầu với hoàn cảnh mới, tôi phải rũ bỏ tất cả và làm lại từ đầu. Tôi lại là một kẻ vô công rỗi nghề chạy xuôi chạy ngược với cuộc mưu sinh. Tôi không biết đã đi qua bao nhiêu trung tâm gia sư, bao nhiêu hàng quán, nhà hàng tiệc cưới nhưng đáng thương cho một đứa sinh viên nhà quê, chẳng ai thật sự đồng cảm để cho nó một công việc đường hoàng. Tôi chợt nhớ ra rằng mình đang đứng trên đất Sài Gòn chứ không phải miền quê quen thuộc. Cuối cùng tôi cũng tìm được công việc phát tờ rơi xem như món thu nhập tạm thời, thấy mình thật bé nhỏ và yếu đuối.
Trước mắt tôi vẫn còn đó bốn năm trời đằng đẵng, còn bao nhiêu sóng gió đang sẵn sàng vùi dập cuộc đời tôi, đôi chân tôi còn đứng vững được bao lâu? Điều khiến tôi dằn vặt nhất, ân hận nhất chính là tôi quá yếu đuối, quá dại khờ, đã đánh mất nụ cười trong sáng. Song tôi vẫn tiếp tục cuộc hành trình, vẫn trải dài bước chân trên những đoạn đường đời rộng hẹp. Dù đôi chân có trầy sướt, dù con người có xanh xao gầy guộc, có tiều tụy, tàn phai thì tôi vẫn cứ đi nhưng không tự huyễn hoặc mình rằng cứ đi ắt sẽ đến. Tôi đi để trả nghĩa cho những tấm lòng, để trả ơn đời và trả luôn những món nợ của cuộc đời.
Theo VNE
Phụ tình vì bạn trai học ít là quá tàn nhẫn Tình yêu không phân biệt địa vị, học vấn, nếu bỏ bạn trai chỉ vì anh ấy học ít hơn là một sự bạc bẽo. Những trăn trở của cô gái trong bài viết Học thạc sĩ lấy anh sợ hàn xì trên Tình yêu giới tính, chuyên mục nhận được về rất nhiều những chia sẻ, lời khuyên của độc giả. Nhiều...