Chồng dùng mưu kế hèn hạ trả thù vợ ngoại tình
Anh quay lại dỗ ngon ngọt để tôi thú nhận việc ngoại tình, sau đó ghi âm lại rồi mang tới cho bố mẹ tôi nghe. Anh còn thẳng tay đánh tôi trước mặt đấng sinh thành.
Ảnh minh họa
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình bình thường. Khi tôi vào cấp ba, do bất mãn với cuộc sống, công việc bố tôi lao vào rượu chè, không thiết làm ăn, nên mẹ tôi vất vả một mình lam lũ, kiếm tiền cho chị em tôi ăn học. Vì thương mẹ, mong muốn đổi đời, tôi đã cố gắng học hành để vào đại học. Sau hai năm vất vả bươn chải vừa học vừa làm ở thành phố, tôi đã quen anh, một người đàn ông xuất thân tại chính nơi tôi đang sinh sống. Nhưng rồi yêu nhau được một thời gian, khi về ra mắt nhà tôi, anh đã thay đổi ý định, nhất định đòi chia tay. Mối tình kết thúc chóng vánh.
Tôi tiếp tục ra trường và có một công việc ổn định hơn trên thành phố. Khi đó tôi đã quen anh, người đồng hương. Nhờ sự đồng cảm, chia sẻ, yêu thương nên chúng tôi đã sớm thành một đôi. Đi làm được vài tháng, anh ngỏ lời muốn cưới tôi làm vợ. Thấy gia đình anh nền nếp bố mẹ tôi ưng lắm. Chẳng mấy chốc đám cưới diễn ra. Vì cả hai cùng quê nên quyết định về quê sinh sống, lập nghiệp.
Tôi cứ đinh ninh là mình đã tìm được hạnh phúc thật sự. Nhưng ngờ đâu, đêm tân hôn với tôi là một bi kịch thực sự. Khi tôi đã trao cho anh sự trinh trắng của mình, nhưng không hiểu sao dấu hiệu của sự trinh tiết không xuất hiện. Anh điên cuồng tìm kiếm rồi trố mắt hỏi tôi đã từng quan hệ với ai trước đó. Khi tôi nói là chưa hề, anh mắng chửi tôi trong điên loạn, anh gọi tôi là “loại đàn bà mất nết, thối thây”.
Anh thay đổi hoàn toàn ngày sau đó, anh không còn nhã nhặn như trước mà thường xuyên cáu gắt, đánh đập tôi. Thậm chí nhiều hôm anh còn uống rượu tới nửa đêm mới về. Anh đòi hỏi tôi quan hệ đủ các kiểu, trong lúc đó còn nói thêm rất nhiều câu như “Cô từng như thế này với đứa nào rồi”, “Với thằng đó cô có thích hơn tôi không?”… Tôi đau đớn tột cùng, nước mắt tuôn chảy, thật lòng tôi chưa hề trao cái quý giá đó cho ai ngoài anh, chồng của tôi
Chán nản thất vọng bởi nhiều tháng chồng tôi hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần vợ. Tôi lao vào người đàn ông khác. Thật sự ở bên anh ấy tôi thấy hạnh phúc và được trân trọng vô cùng. Rồi mọi chuyện cũng đến tai chồng tôi. Anh ngon ngọt dỗ tôi, an ủi và khuyên tôi hãy thú nhận hết, anh ấy sẽ tha thứ. Trước thái độ của chồng, tôi đã tin anh. Tôi đã nói tất cả sự thật về chuyện tôi và người tình của mình. Nhưng rồi khi anh nghe xong anh trở mặt, quay ra nói tự tôi thú nhận ngoại tình.
Anh chở tôi về nhà bố mẹ đẻ, khi anh trình bày xong, anh còn rút điện thoại có ghi đoạn tôi đã thú nhận ngoại tình trước đó cho bố mẹ, anh em tôi nghe. Xong anh đánh tôi trước mặt mẹ, anh xỉ vả tôi, và tuyên bố trả tôi về nhà ngoại. Từ hôm đó tôi không về nhà anh ta nữa, cho dù bố mẹ chồng có đôi lần gọi điện thúc giục, ông bà cũng xuống tận nhà để xin lại dâu, nhưng mẹ tôi nhất mực từ chối.
Để bố mẹ đỡ mang tiếng, tôi chuyển lên thành phố thuê một phòng nhỏ ở riêng. Từ đó, tôi đã quyết tìm được sự thanh thản cho riêng mình. Lẽ ra tôi sẽ không phải hứng chịu bất kỳ sự đau đớn nào nữa, nhưng rồi chính sự nhẹ dạ cả tin của mình, tôi một lần nữa để anh ta lừa dối.
Hơn nửa năm sau, anh ta lại tìm đến tôi năn nỉ xin lỗi. Thậm chí anh ta còn khóc lóc xin lỗi vì đã đánh tôi, xỉ vả tôi. Anh ta cũng nói tất cả chỉ vì anh yêu thương tôi nên mới như thế. Mới đầu tôi không đồng ý, tôi một mực phản đối chuyện anh ta thường xuyên đến chơi, thậm chí đòi ngủ lại chỗ phòng tôi. Nhưng tôi đâu ngờ, thời gian trôi đi tôi mềm lòng và lại đón nhận người đàn ông đó, dù bố mẹ tôi đã cảnh báo tôi về bản chất thật của anh ta.
Tôi đã rất tin tưởng anh ta đã hối hận và sửa đổi. Nhưng rồi tôi như chết lặng trước một sự thật đau đớn, anh ta chẳng hề có ý tốt đẹp khi quay lại với tôi, anh ta muốn trả thù muốn làm khổ đời tôi. Cách đây vài tháng, anh ta đã công khai cặp với một cô gái làm văn thư cho một công ty may. Thậm chí, anh ta còn dẫn ả về phòng tôi hú hí, cố tình để tôi nhìn thấy.
Anh ta còn nói những câu đáng khinh như: “Vì cô mà đời tôi như vậy đấy, cô hả hê chưa?”, “Cô ngoại tình được chẳng nhẽ tôi lại không làm được?”… Anh ta nói rồi vòng tay ôm cô ả đang ưỡn ẹo trừng mắt nhìn tôi. Một cảm giác ân hận trào dâng, lẽ ra tôi không nên tha thứ sớm cho anh ta, lẽ ra tôi không nên gặp lại anh ta. Nhìn bộ mặt hả hê, tàn nhẫn của anh ta khi đó tôi chỉ muốn hét lên, muốn lao vào cấu xé gã đàn ông đó.
Tôi biết tôi đã sai khi phản bội chồng, nhưng tôi đã làm tất cả để chuộc lỗi với anh ta. Tôi thành tâm muốn sửa đổi và cứu vãn hạnh phúc gia đình, nhưng anh ta thì không, anh ta muốn phá nát tất cả. Thậm chí còn đáng khinh hơn cả việc đánh đập, chửi mắng tôi. Anh ta thật hèn hạ khi đã dùng mưu kế như vậy để trả thù vợ.
Tôi thực sự chán nản, thất vọng và mất lòng tin vào cuộc sống. Mong mọi người cho tôi một lời khuyên.
Video đang HOT
Theo VNE
Cựu lính biển làm ngư dân và những chuyện bây giờ mới kể
Từng phục vụ trong lực lượng Hải quân nên mỗi lần ra khơi những người ngư dân thấy mình sống lại những ngày trong quân ngũ.
.... Nguy hiểm và mất mát trên biển nhưng những ngư dân trên tàu cá luôn được tiếp sức mạnh từ những cựu lính hải quân để họ cứng cáp hơn vững mạnh hơn với sóng gió.
Từ khi sinh ra, những người ngư dân đã sống với biển, lớn lên, một phần trong số họ trở thành những người lính hải quân bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Nay rời quân ngũ nhưng họ luôn ra khơi trong tâm thế của một người lính biển, đó không phải là sự nghiêm ngặt, kỷ luật thép mà đó là sự tôn nghiêm với chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Ra khơi trong ký ức của người lính biển
Trong 17 thuyền viên trên con tàu cá NA 90567 TS mà chúng tôi đi cùng thì có 4 người là cựu lính hải quân và 2 ngư dân khác từng phục vụ trong quân đội.
Tất cả những người ngư dân này từ nhỏ đã sống với biển và lớn lên nhờ biển. Hầu hết tất cả đều từ khi còn là đứa trẻ mới 11, 12 tuổi đã theo cha, theo anh ra với biển khơi để đánh bắt cá, mực...
Rồi khi trở thành những thanh niên trai tráng những ngư dân này lại theo tiếng gọi của Tổ quốc tình nguyện lên đường nhập ngũ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
Những người ngư dân luôn ra khơi trong tâm thế những người lính biển (ảnh Xuân Hòa)
Giờ đây khi đã rời quân ngũ nhưng mỗi lần ra khơi những người ngư dân từng ở trong quân ngũ vẫn giữ được nề nếp của một người lính.
"Tôi đi lính hải quân từ năm 1992 đến năm 1995 và tôi luôn nhớ đến những ngày tháng quân ngũ đó. Đó là khoảng thời gian chúng tôi đứng trên cương vị những người bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Nay quay về với cuộc sống của người ngư dân bình thường nhưng mỗi lần ra khơi là chúng tôi đều tâm niệm ra khơi để khẳng định chủ quyền của đất nước trên biển.
Thuyền trưởng Trần Văn Định đã có 4 năm phục vụ trong lực lượng hải quân và giờ về với cuộc sống của người ngư dân anh lại được thuyền viên trên tàu tín nhiệm làm thủ lĩnh mỗi lần ra khơi (ảnh Xuân Hòa)
Với chúng tôi, khi mới sinh ra đã gắn liền với biển việc bảo vệ biển, đảo của đất nước cũng chính là đang bảo vệ đời sống của chúng tôi", thuyền trưởng Trần Văn Định (nguyên là lính Hải quân tàu HQ 683, Lữ đoàn 161 vùng 3 Hải quân) nói.
Từng có 3 năm phục vụ tại Tiểu đoàn 355, Hải quân vùng 3, thuyền viên Trần Ngọc Thành chân thành chia sẻ: "Trước khi đi lính hải quân tôi cũng đã là một ngư dân lão làng với kinh nghiệm ra khơi từ khi mới 12 tuổi.
Nhưng những ngày trong quân ngũ tôi mới hiểu được ý nghĩa của việc giữ chủ quyền biển, đảo. Giờ đã rời quân ngũ và về với cuộc sống ngư dân tôi vẫn luôn quan niệm ra khơi là để khẳng định chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Chúng tôi giữ được chủ quyền biển đảo của đất nước đó cũng chính là đang bảo vệ cho con cháu ngư dân chúng tôi một tài sản khổng lồ mà cha ông đã có công gây dựng lên".
Tiếp nối các bậc đàn anh thuyền viên Trần Đạt cũng vừa trở về sau khi hoàn thành nghĩa vụ trong lực lượng hải quân (ảnh Xuân Hòa)
Tiếp bước đàn anh thuyền viên Trần Đạt (SN 1989) và Trần Hải Long (SN 1986) cũng đã có 3 năm phục vụ trong lực lượng hải quân và vừa xuất ngũ trở về quê họ lại bám biển để làm những cột mốc sống khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Ươm mầm những người lính biển nhí
Mỗi khi tàu ra khơi công việc của các thuyền viên đều được giao kỹ càng và theo đó để thực hiện.
Thuyền viên Hồ Văn Toàn tranh thủ ra biển đánh bắt những ngày nghỉ hè với mong muốn có tiền tiếp tục ăn học để có cơ hội thi vào Trường sĩ quan Hải quân (ảnh Xuân Hòa)
Các thuyền viên làm việc theo đúng nhiệm vụ mình được giao mà không cần phải nhắc nhở. Nơi ăn, nơi ngủ của các thuyền viên cũng được giao cụ thể và cấm người khác xâm phạm đến.
Trên con tàu có những ngăn đựng đồ riêng của các thuyền viên, đó cũng được xem là góc riêng tư nên không ai được phép xâm phạm nếu chưa có ý kiến. Mọi hoạt động đều phải nghe theo người chỉ huy trên tàu là thuyền trưởng.
"Kỷ luật trên tàu giữa biển khơi cần phải nghiêm vì giữa biển khơi chỉ cần không hiểu ý nhau sẽ rất khó để làm việc và có thể gặp nguy hiểm.
Nghề sống nơi biển cả mênh mông nhiều lúc sống chết phụ thuộc vào tinh thần tập thể nên mọi người đoàn kết, tôn trọng nhau thì mọi việc đều suôn sẻ.
Việc này cũng giống như trong quân đội nên lâu dần chúng tôi đã tạo được thói quen đó cho các thuyền viên. Chúng tôi cũng không cứng nhắc mà chỉ căn dặn các thuyền viên nếu có ai đó chưa thực hiện đúng", thuyền trưởng Định cho biết.
Được chỉ huy bởi một người là cựu lính hải quân nên mọi thuyền viên hoạt động trên tàu cá NA 90567 TS đều được giao nhiệm vụ cụ thể trong những lần ra khơi đánh bắt (ảnh Xuân Hòa)
Cũng chính thói quen kỷ luật trên tàu cá được rèn luyện từ những người từng phục vụ trong quân đội đã giúp ươm mầm nhiều thuyền viên thế hệ sau muốn tiếp bước trở thành những người lính hải quân.
Trên tàu cá chúng tôi đi có thuyền viên nhỏ tuổi Hồ Văn Toàn (SN 1998, học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Đức Mẫu, Quỳnh Lưu) cũng đã ấp ủ niềm mơ ước trở thành người lính biển.
Mới 11 tuổi, Toàn đã theo người bố của mình ra khơi đánh bắt cá. Kể từ ngày đó Toàn đã ấp ủ ước mơ trở thành một người lính biển, đó cũng là mong mỏi của bố em.
Để thực hiện được ước mơ đó Toàn cố gắng học tập, với nỗ lực của mình năm 2014, em được đại diện cho trường dự thi học sinh giỏi môn Tin học tỉnh Nghệ An.
Nhưng đầu năm 2015, cơn bạo bệnh đã cướp đi người bố của em. Toàn thương mẹ nhà nghèo, còn phải nuôi mình và 2 đứa em ăn học nên tranh thủ nghỉ hè em xin ra khơi cùng các chú, các bác.
Mong muốn của Toàn ra khơi theo tàu cá là để có tiền về đi học với quyết tâm thi đậu vào Trường sĩ quan Hải quân, trở thành một người lính biển như ước mơ của chính em và mong mỏi của bố em.
"Mong muốn trở thành người lính hải quân đã được thắp lên trong em từ ngày bố cho em theo ra biển đánh cá. Nay bố mất đi em muốn ra biển những ngày nghỉ hè để có tiền học tiếp và thực hiện ước mơ thi vào Trường sĩ quan Hải quân. Bởi đó cũng là mong mỏi của bố em trước lúc qua đời" Toàn chia sẻ.
Do đặc thù người dân chủ yếu theo nghề ngư dân quen với cuộc sống trên biển từ nhỏ nên hàng năm xã Quỳnh Long có hàng chục trai tráng nhập ngũ phục vụ trong lực lượng hải quân.
Trong số đó có không ít người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Điển hình như trường hợp liệt sỹ Trần Văn Minh hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 tại quần đảo Trường Sa.
Những người ngư dân sinh ra từ biển rồi lớn lên cùng nhờ biển nên họ luôn sẵn sàng nhập ngũ làm lính hải quân bảo vệ biển, đảo đất nước.
Hết quân ngũ họ lại trở về quê hương theo các con tàu ra khơi nên hiện hầu hết các tàu cá tại huyện Quỳnh Lưu đều có các thuyền viên từng phục vụ trong lực lượng Hải quân.
Xuân Hòa
Theo giaoduc
Sóng dậy Biển Đông và tình người nơi biển cả Những lúc hoạn nạn hay khó khăn trên biển, những con tàu của ngư dân sẽ nhanh chóng liên lạc để hỗ trợ nhau. Ra Biển Đông nghe ngư dân kể chuyện bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển đảoSóng dậy Biển Đông và 8 ngày đi biển cùng ngư dân xứ Nghệ (kỳ 3)Sóng dậy Biển Đông và 8 ngày đi...