Chồng đòi ly hôn khi biết tôi biếu bố mẹ 10 triệu đồng tiêu tết
Sau khi cho tôi 2 cái tát đau điếng, chồng tôi nói rằng: “Cô mau viết đơn đi, tôi muốn ly hôn, tôi không thể chấp nhận kiểu vợ gian dối, giấu giếm chồng cho bố mẹ mình tiền được”.
Tôi và chồng cưới nhau được 7 năm nay, trong suốt thời gian đó, cuộc sống của vợ chồng tôi không mấy hạnh phúc, vì chồng tôi khá chặt chẽ trong chi tiêu đối với vợ và gia đình vợ. Về làm dâu đã lâu, nhưng chồng tôi luôn trọng bên nội hơn bên ngoại.
Dù gia đình hai bên cách nhau có 13km, nhưng Tết năm nào chồng cũng chỉ cho tôi về đúng duy nhất 1 ngày sau Tết. Anh nói: “Cô là dâu trưởng, đã là dâu trưởng phải trực Tết lo mâm cỗ, tiếp khách, còn vui chơi thì ngày khác”.
Anh nói ngày khác, nhưng thực ra bình thường tôi đầu tắt mặt tối 8 tiếng công sở, chăm 3 đứa con, còn đâu thời gian để về nhà bố mẹ. Đã lâu rồi, tôi thèm được ngủ với mẹ một đêm, muốn được trò chuyện, tâm sự với mẹ, nhưng chồng tôi cho rằng đó là mong muốn “lãng xẹt”.
Chồng tôi nổi nóng, cho vợ 2 cái tát như trời giáng, còn đòi ly hôn (Ảnh minh họa).
Chưa kể, từ ngày cưới nhau, Tết nào anh cũng sắm hàng chục triệu đồng quà Tết cho gia đình bên nội, còn bên ngoại anh chỉ biếu duy nhất 1 triệu đồng. Anh nói: “Cô may có tôi rước là tốt phước rồi, ông bà bên đó cũng coi như may mắn khi cho đi được quả bom nổ chậm”.
Tôi nghe anh nói không ít lần, nhưng chỉ biết im lặng. Bởi chồng tôi nóng tính lắm, nếu vợ nói cái gì không vừa ý, anh sẵn sàng nhảy bổ lên mà mắng, chửi, thậm chí đánh vợ không tiếc tay. Cũng vì lý do đó, mà anh luôn cho mình quyền áp đặt với vợ. Không ít lần, tôi khóc vì tủi nhục, cảm thấy không được chồng tôn trọng.
Gia đình tôi, bố mẹ về hưu đã lâu, hơn 2 năm nay, mẹ tôi bị tai biến, nên tiền nong góp được bao nhiêu đều chữa bệnh cho mẹ. Vì thế, không ít lần về chơi, thấy cảnh bố tôi phải bán thêm hàng nước tôi thương lắm. Bố tôi kể, mỗi ngày cũng chỉ được vài chục nghìn nhưng lo ăn uống vừa hết.
Năm ngoái về, thấy cảnh bố tôi phải giặt quần áo bằng tay, tôi thương lắm, tôi cũng đã ráng để tích góp lại, Tết năm nay mua cho bố mẹ chiếc máy giặt.
Đợt vừa rồi cũng vừa đủ 10 triệu đồng, tôi gửi về quê biếu bảo bố mua chiếc máy giặt, trời mùa đông giặt tay nước giếng lạnh lắm. Bố tôi khi nhận được tiền cũng đã mua máy giặt mới, phần còn lại mua sắm Tết.
Video đang HOT
Hôm đó, về nhà thấy tôi anh đã lao vào chửi bới, còn bảo tối giấu giếm tiền cho bố mẹ. (Ảnh minh họa)
Nhưng rồi hôm trước chồng tôi có việc nên qua thăm bố mẹ tôi (lúc đó có người hàng xóm qua chơi), thấy chồng tôi người hàng xóm cứ khen vợ chồng tôi có hiếu khi gửi biếu 10 triệu đồng, còn mua máy giặt cho bố mẹ vợ. Anh biết chuyện giận tôi lắm.
Hôm đó, về nhà thấy tôi anh đã lao vào chửi bới, còn bảo tối giấu giếm tiền cho bố mẹ. Anh còn áp đặt: “Chắc đây không phải là lần đầu”. Hôm đó, vợ chồng tôi cãi nhau to, tôi cũng không nhịn nữa, tôi nói những gì tôi nghĩ.
Chồng tôi nổi nóng, cho vợ 2 cái tát như trời giáng, còn đòi ly hôn. Anh cũng nói rõ: “Tôi cho cô 2 tuần sửa soạn rồi ra khỏi nhà tôi. Tôi không chấp nhận người vợ như cô”. Tôi giận chồng lắm, tôi cũng muốn chấm dứt cuộc hôn nhân với người chồng ích kỷ như anh, nhưng nghĩ tới 3 đứa con, tôi không biết nên làm gì nữa. Giờ tôi phải làm sao để giải quyết bi kịch này đây. Xin hãy cho tôi một lời khuyên.
Theo Phununews
Phụ nữ chẳng cần gì nhiều, chỉ cần thế này thì bao nhiêu muộn phiền cũng tan biến!
Trong khi Tết mua mấy chai rượu ngoại tới cả mấy chục triệu, tiền lì xì cho con cháu bên nội cũng ít nhất là 500 nghìn, tiền sắm sửa linh tinh, mẹ chồng cũng chẳng tiếc...
Cầm 500 nghìn trong tay, Hiền nhìn theo bóng mẹ chồng vừa rời khỏi nhà, trong đầu vẫn vọng lại câu nói của bà:
- Ở quê, ăn Tết quà cáp là mấy. Cầm 500 nghìn, mùng 3, mùng 4 thu xếp xong bên nội rồi hãng bắt xe!
Câu nói vừa buông ra là đã thấy xót xa rồi. Nhà chồng giàu có, chẳng tiếc tiền, Tết mua mấy chai rượu ngoại tới cả mấy chục triệu, tiền lì xì cho con cháu bên nội cũng ít nhất là 500 nghìn, tiền sắm sửa linh tinh, mẹ chồng cũng chẳng tiếc. Cho con dâu về thăm bố mẹ, lại tiếc đưa 500 nghìn, lại không được về vào mùng 2, mà phải đợi xong việc, mùng 3, mùng 4 mới về, mà là bắt xe mà về.
Cô cười buồn, trong đầu suy nghĩ, tính ra tiền xe về quê cũng mất tầm 300 nghìn cả đi lẫn về, còn 200 nghìn, mua được gì cho bố mẹ, chưa tính phải lì xì cho các em, các cháu. Thế là cô định bụng hay không về nữa, nhưng rồi nhớ bố mẹ quá, mà không về Tết, phận làm con lại chẳng vuông tròn.
Ảnh minh họa.
Cô lấy chồng được gần 1 năm, chồng cô làm công chức bình thường, còn cô thì không có việc làm ổn định, nên lấy chồng là nghỉ hẳn ở nhà, loanh quanh dọn dẹp, nấu cơm, giặt giũ, lo hết thảy việc nhà. Cô xin đi làm, mẹ chồng không đồng ý, nói cô mà đi làm thì ai lo việc nhà, chồng cô làm công chức, đi làm suốt, cô lo chuyện vặt vãnh còn chưa xong thì làm ở đâu được.
Cô nghĩ cũng cực lắm, mẹ chồng khó tính, bố chồng thì mất sớm, nhà có mỗi đứa con trai, mà bà thì quý hết lòng. Con dâu mặc định giống như người chia rẽ đi tình cảm mẹ - con (giữa chồng và mẹ) nên bà không quý, thậm chí làm gì bà cũng chẳng ưng ý, chẳng vừa lòng.nChồng cô thì hiền, tiền lương tháng do mẹ chồng nắm giữ, thỉnh thoảng đưa tiền cô đi chợ, bà còn khảo sát từng chút một, nói đó là suy nghĩ tiết kiệm cho ra đình.
Cô cũng chẳng để bụng hay nghĩ ngợi linh tinh, một lòng cho rằng bà có ý tốt, nhưng chuyện về quê, với 500 nghìn, cô không thể không nghĩ.
Cô suy nghĩ mông lung rồi đứng dậy, cô phải kiếm việc làm thêm Tết để có thêm tiền về thăm bố mẹ. Cô cầm tờ 500 nghìn trong tay, bước ra ngoài cửa.
Có tiếng gọi giật lại.
- Cô đi đâu thế? Ở nhà dọn đống bát đĩa này ra rửa lại rồi phơi ra nắng cho ráo nước đi. Tôi phải ra tiệm làm móng nữa!
Cô dừng lại, hơi quay người về phía sau:
- Con đi có việc, đống bát đĩa đó cứ để đấy, khi nào con về thì con làm.
Nói rồi cô bước đi, mặc phía sau mẹ chồng có nói gì thêm nữa.
Nói rồi cô ra khỏi nhà, đi thẳng ra vựa trồng hoa, cây cảnh, cô tính cất hoa tươi về đem bán. Đây là công việc cần ít vốn nhưng cũng thu được nhiều lãi mỗi dịp cận Tết.
Cô đặt hoa cúc với hoa hồng cho buổi sáng ngày mai, rồi trở về nhà, thu dọn bát đĩa rửa sạch sẽ rồi mang ra phơi nắng. Tối đó cô ngủ sớm hơn mọi ngày, rồi thức dậy thật sớm, rời khỏi nhà, ra vựa hoa, mang hoa ra chợ gần đó để bán. Sáng sớm, lại giáp Tết, người ta mua hoa tươi nhiều, cô lại có duyên bán hàng, nên người mua cũng xởi lởi. Tới gần 7 giờ sáng, số hoa cô mua bán cũng hết, số tiền thu lại đã tới gấp 3 lần. Cô mau chóng thu dọn rồi trở về nhà. Lúc đó chồng cô cũng vừa tỉnh dậy.
- Sáng ra, em đi đâu mà sớm thế?
Cô cười tươi đáp lại:
- Lâu rồi em không dậy sớm nên ra ngoài hít thở không khí trong lành chút ấy mà!
- Hít thở không khí trong lành mà phải ra tận vựa hoa ở đầu ngõ à? - Chồng cô cười hiền rồi nhìn cô.
- Năm sau cho em kinh doanh là hợp lý nhất, có duyên bán hàng vậy, mà cứ ở nhà hoài, lại mất duyên đấy. Còn chiều mùng 2, anh đưa em về quê ngoại, để em đi một mình, anh chẳng yên tâm! - Anh nói tiếp.
Cô nhìn anh:
- Nhưng mẹ anh...
- Anh xin phép mẹ, mẹ đồng ý rồi. Còn bảo anh thu xếp công việc bên này xong sớm mà đưa em về.
Cô ngạc nhiên rồi bối rối nhìn anh, không biết chuyện này thật giả ra sao. Suy nghĩ của cô đến đây chợt thay đổi. Thì ra chỉ cần lấy được một anh chồng tâm lý hoặc để ý một chút, phụ nữ sẽ bớt phải thiệt thòi!
Theo Phununews
Mẹ đơn thân: Những 'người hùng' vượt qua bi thương Nhiều người nói, làm mẹ đơn thân như một trào lưu nhưng ít ai hiểu được rằng, đơn giản vì những người phụ nữ ấy không còn lựa chọn. Tham gia vào nhiều hội kín trên mạng xã hội, đặc biệt là khi bước chân tới những ngôi nhà ảo của nhiều bà mẹ đơn thân hay còn gọi là single-mom mới thấy...