Chồng đòi ly dị vì mặc cảm ung thư, rời khỏi tòa, tôi nhận một cuộc điện thoại, anh khóc cầu xin tôi tái hôn
Khi Mỹ ra khỏi Tòa, cô nhận được một cuộc gọi từ bệnh viện. Chồng cô biết chuyện liền nằng nặc cầu xin cô quay lại Tòa để tái hôn.
Mỹ, năm nay 30 tuổi, kết hôn được hai năm. Sau cưới, mối quan hệ của vợ chồng Mỹ vốn vẫn rất tốt đẹp cho đến khi gần đây, cô phát hiện chồng mình cư xử rất kỳ lạ. Anh luôn “nhốt” mình trong phòng làm việc, cả ngày không bước chân ra ngoài; buổi tối đi ngủ cũng không chạm vào người vợ, gần như không để ý đến Mỹ nữa.
Tổng hợp tất cả hành động bất thường của chồng, Mỹ nghĩ có thể anh có phụ nữ bên ngoài.
Như bao nhiêu người phụ nữ khác, Mỹ tiến hành một cuộc điều tra chồng bí mật nhưng thế nào cũng không tìm ra “manh mối”, khiến cô càng thấy lạ hơn. Cho đến một ngày, chồng Mỹ bất ngờ nói với Mỹ rằng anh bị ung thư, đã ở giai đoạn nặng nên không muốn làm “liên lụy” đến cô. Thời điểm đó, hai người chưa có con, vậy thì Mỹ nên nhanh chóng ly hôn với anh để tìm kiếm ai đó một lần nữa. Chồng Mỹ không muốn điều trị, chỉ muốn “tận hưởng” thời gian ngắn ngủi còn lại một mình.
Chồng khẩn thiết cầu xin, dù không đành lòng, Mỹ vẫn không có cách nào từ chối nên đã hứa với chồng sẽ ly hôn. Tối hôm đó chồng vẫn ngủ trong phòng làm việc, Mỹ thì khóc trong phòng ngủ cả đêm, hôm sau hai người cùng đến Tòa làm thủ tục ly hôn.
(Ảnh minh họa)
Khi Mỹ ra khỏi Tòa, cô nhận được một cuộc gọi từ bệnh viện. Bên đó nói rằng kết quả khám sức khỏe của My và chồng vào tháng trước bị nhầm lẫn. Một thực tập sinh mới từ khoa xét nghiệm thiếu kinh nghiệm đã làm việc cẩu thả, làm nhầm lẫn kết quả của Mỹ thành kết quả của chồng cô.
Video đang HOT
Vì vậy, chồng Mỹ mới là người khỏe mạnh, còn cô là người bị ung thư.
Tháng trước, Mỹ thấy cơ thể hơi khó chịu nên cùng chồng đi khám. Mỹ nghĩ thôi thì chồng đã nghỉ một ngày đi cùng thì tiện thể đăng ký khám cho anh luôn.
Sau đó, Mỹ có việc về nhà mẹ đẻ nên chồng cô tự mình đi lấy kết quả kiểm tra. Khi đó, chồng Mỹ nói với vợ sức khỏe của cô rất tốt nhưng lại không nói gì về kết quả của mình. Lúc ấy, Mỹ cũng không hỏi, tiếp đó thì chồng liền liên tiếp xuất hiện hành vi quái dị, thì ra là anh đã xem kết quả xét nghiệm nhầm lẫn kia.
Quay trở lại hiện tại, khi bệnh viện nói có sự nhầm lẫn, tức là Mỹ mới là người bị ung thư, sau khi cúp máy, cô gần như không thể đứng vững, nước mắt rơi lã chã. Chồng Mỹ ôm vợ vào lòng khi biết chuyện, Mỹ lại đẩy chồng ra, hét lên với anh: “Anh tha cho tôi. Tôi không muốn nhìn thấy anh nữa. Chúng ta đã ly dị, giờ không liên quan đến nhau. Anh không cần thương hại tôi!”
(Ảnh minh họa)
Mỹ biết đây không phải là lỗi của chồng, mục đích của anh trong sáng và vì yêu cô nhưng dù vì lý do gì, anh là người đã đề nghị ly hôn và bỏ rơi cô, điều đó khiến cô rất buồn.
Thay vì để Mỹ đi, chồng cô càng ôm chặt lấy cô hơn mặc cho cô cố gắng vùng vẫy thoát ra. Anh ấy sẽ không bao giờ bỏ Mỹ và sẽ chữa bệnh cho cô, cầu xin cô quay lại Tòa để tái hôn. Mỹ không muốn, chồng cô khóc lặng, tiếp tục cầu xin.
Lý do tại sao Mỹ không muốn tái hôn, một là cũng giống như chồng, cô không muốn kéo cuộc sống của anh chùng xuống cùng mình. Hai là chồng cô là người khơi mào việc ly hôn rồi lại đòi tái hôn, dường như có phần hơi ích kỷ và không quan tâm đến cảm xúc của cô, liệu chuyện tương tự có lặp lại trong tương lai?
Kết hôn, ly hôn hay tái hôn không phải là việc của một người và do một bên quyết định. Nếu đã yêu thương và coi nhau như người đồng hành thì nên tôn trọng ý kiến của người còn lại. Đôi khi bạn nghĩ quyết định của mình là tốt cho người kia nhưng chưa chắc người kia đã nghĩ tương tự!
Nghe vợ chồng tôi bàn bạc chuyện thuê người giúp việc, mẹ chồng lập tức rút ví làm một hành động khiến cả nhà sửng sốt
Yêu cầu của mẹ chồng làm tôi cảm thấy vô cùng khó xử.
Mẹ chồng tôi năm nay đã 70 tuổi rồi. Mặc dù đến độ "xế chiều" nhưng bà ấy vẫn rất nhanh nhẹn, tháo vát trong mọi việc. Vậy nên kể cả khi bố chồng mất từ lâu vì ung thư, mẹ chồng vẫn sống rất vui vẻ và khỏe mạnh một mình. Nhiều lúc chồng tôi có bảo mẹ sang ở cùng song bà bảo chẳng khiến đến ai cả, bà vẫn còn khỏe mà.
Cụ thể, buổi sáng mẹ chồng tôi dậy sớm, tập thể dục với hội bô lão trong khu, sau đó bà ăn sáng đều đặn rồi ra vườn cuốc đất, trồng rau, đi chợ... Cứ khi nào ăn xong là mẹ chồng lại chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa không ngơi chân ngơi tay. Trong khi ở tuổi này, có những người đang phải vật vã điều trị bệnh nọ bệnh kia thì mẹ chồng tôi vẫn rất khỏe, không ốm đau gì hết.
Thấy thế, vợ chồng tôi cũng mừng. Bởi lẽ từ ngày lấy nhau, chúng tôi cứ phải đi làm suốt để trang trải cuộc sống, rồi tiết kiệm tiền mua nhà, sinh em bé. Thành ra chẳng mấy khi rảnh mà thăm nom mẹ được. Ấy vậy hàng tháng tôi vẫn đều đặn gửi một ít tiền sinh hoạt phí cho bà.
Ảnh minh họa.
Vài năm sau đám cưới, vợ chồng tôi bắt đầu có những tiến triển về cả sự nghiệp lẫn đường con cái. Thứ nhất là về sự nghiệp, chồng tôi thì được thăng chức, lương cao đáng kể trong khi tôi cũng được cấp trên giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng. Thứ hai không thể bỏ qua chuyện con cái. Chúng tôi đã chào đón một thiên thần đến với cuộc đời này.
Tuy nhiên, những thành tựu đó cũng kéo theo nhiều trách nhiệm lắm. Sau khi sinh con tôi gầy đi rõ. Mặc dù vẫn được nghỉ kỳ thai sản song trong lòng tôi luôn đau đáu nỗi lo bị đuổi việc. Bởi lẽ mình nghỉ một ngày thôi là đã ảnh hưởng đến tiến độ của cả phòng. Ngộ nhỡ lúc ấy các sếp tìm thấy một gương mặt trẻ thay thế thì chắc chắn tôi sẽ khó tránh khỏi bị đào thải.
Tôi bàn với chồng về chuyện gia đình cần thuê người giúp việc. Cụ thể, người giúp việc sẽ có nhiệm vụ chăm sóc con nhỏ trong lúc hai vợ chồng đi làm, đồng thời đảm đương cả cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. May mắn là chồng tôi cũng đồng ý với quyết định này vì anh cảm thấy thương tôi, sợ tôi bị quá tải. Dù mỗi tháng sẽ tốn tầm 4-5 triệu thuê người giúp việc song nó cũng đáng để đánh đổi.
Mọi chuyện vẫn chưa dễ dàng hơn là bao. Vợ chồng tôi lên các trang web tìm người giúp việc nhưng lại chẳng thấy ưng ai, nếu có thì chi phí môi giới lại rất đắt. Chồng tôi có nói hay là nhờ mẹ chồng xem có quen ai ở quê thì giới thiệu. Tôi cũng gật đầu đồng ý mà chẳng hề nghĩ ngợi gì. Nào ngờ, đây chính là bước ngoặt gây ra mâu thuẫn trong gia đình.
Ảnh minh họa.
Khi tôi trình bày chuyện vợ chồng muốn thuê người giúp việc với mẹ chồng, bà ấy đã bất ngờ giơ ví ra khiến cả tôi và anh đều sửng sốt. Đó là một chiếc ví rỗng - chỉ có giấy tờ cá nhân mà không có tiền. Song bất ngờ hơn là những câu nói của mẹ:
"Các con thuê mẹ đi, mẹ hứa sẽ làm việc chăm chỉ như một người giúp việc bình thường để hỗ trợ hai đứa. Cuối tháng trả mẹ 5 triệu như đúng nguyện vọng ban đầu là được."
Trong lòng tôi nảy sinh nhiều hoài nghi. Trước giờ mẹ chồng không phải kiểu người thích sống dựa dẫm, ở gần con cái, tại sao bây giờ bà lại nhiệt tình như thế. Vả lại, cái cách mẹ chồng giơ chiếc ví rỗng ra khiến tôi thấy khó chịu vô cùng. Rõ ràng tháng nào tôi cũng biếu mẹ một ít tiền để sinh hoạt, tiêu pha cơ mà? Bà ấy làm như vậy chẳng khác nào ngầm tố cáo với chồng tôi rằng tôi là một đứa con dâu hẹp hòi, ích kỷ không đoái hoài gì tới mẹ chồng. Từ đó, việc bà ấy cầu xin được làm người giúp việc như đang tỏ ra yếu đuối để nhận về sự thương hại.
Quay sang nhìn chồng, tôi biết anh ấy cũng khó xử nhiều lắm. Tôi đành phải bảo mẹ để hai vợ chồng sẽ bàn bạc lại chuyện này. Mọi người ơi tôi biết phải làm sao với mẹ chồng mình đây? Đang yên đang lành mà bà ấy cứ suy nghĩ một cách hồ đồ, khiến tôi khó xử vô cùng...
Đang trong đám tang bố chồng, vợ tôi đột ngột kéo vali bỏ đi khiến tất cả mọi người đều sốc, để rồi khi biết nguyên nhân càng choáng váng hơn Nhìn thấy vợ kéo vali khỏi đám tang khiến tôi xấu hổ tột cùng nên vội vã chạy lại hỏi, thế nhưng khi nghe được nguyên nhân thì sốc thật sự. Vợ chồng tôi kinh tế khá nhất trong các anh em, vì vậy tháng nào chúng tôi cũng gửi tiền về nuôi bố mẹ. Ngày bố tôi ốm phải lên thành phố...