Chống đối kiểm soát nồng độ cồn, từ chối kiểm tra sẽ bị xử lý ra sao?
Trong mấy ngày đầu tiên năm 2020, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) đã ra quân kiểm tra, đo nồng độ cồn của những người tham gia giao thông. Có nhiều lái xe thừa nhận dùng bia rượu nhưng cũng có những trường hợp người đi đường không hợp tác.
Chốt kiểm tra nồng độ cồn trên địa bàn quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh tối 3/1. Ảnh: M.Linh/Báo Tin tức.
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) nói: “Với những người tham gia giao thông không tuân thủ, thậm chí cản trở, chống đối lực lượng chức năng như: Khóa xe lại bỏ đi, đập phá xe, thậm chí chống người thi hành công vụ. Tất cả những hành vi đó đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm minh; áp dụng mức xử phạt hành chính cao nhất, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ”.
Tại khoản 10, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 quy định: Với hành vi không chấp hành hiệu lệnh trong việc kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích thì người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối nếu: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, thực tế cho thấy, có những phương tiện giao thông giá trị thấp hơn mức xử phạt, tuy nhiên trong trường hợp vi phạm, người tham giao thông vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt. Nếu không hợp tác, nộp tiền phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành; đồng thời bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn. Nếu không chấp hành còn có nguy cơ không bao giờ lấy lại được giấy phép lái xe cũng như được cấp lại.
Một số luật sư cho hay: Theo quy định pháp luật, nếu người vi phạm chấp hành, ký văn bản thì có thể được xem xét là tình tiết giảm nhẹ. Còn trường hợp không chấp hành như: Khóa xe bỏ đi, có hành vi chửi bới lăng mạ, chống đối lực lượng chức năng hoặc không ký vào văn bản … thì vẫn bị lập biên bản, có người làm chứng và xử lý bình thường. Trường hợp này, người vi phạm sẽ bị xử phạt với mức nặng nhất.
Anh L.Q.D. (ngụ quận 12, TP Hồ Chí Minh) đo được nồng độ cồn là 0,363 miligam/lít khí thở. Ảnh: M.Linh/Báo Tin tức.
Đối với hành vi chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc hậu quả xảy ra, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những hành vi tấn công lại lực lượng chức năng thì chắc chắn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm (BLHS) 2015, tội danh và hình phạt được quy định như sau:
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (UBATGT) Quốc gia cho hay: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 sẽ có tác động rất lớn và tích cực về mặt an toàn giao thông. Ngoài các quy định và chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn, những trường hợp chống đối lực lượng thực thi công vụ khi kiểm soát nồng độ cồn phải phạt thật nặng.
Theo ông Trần Hữu Minh, trong vấn đề sử dụng rượu bia, ma túy khi lái xe, các quốc gia phát triển kết hợp cả 4 giải pháp gồm: Hình sự, hành chính, giáo dục và kinh tế rất hiệu quả, Hiện, Việt Nam mới chỉ chú trọng hành chính phạt tiền nhưng thiếu hệ dữ liệu để quản lý tái phạm; mới phạt hình sự khi có hậu quả trong khi hành vi vi phạm nghiêm trọng chưa gây hậu quả về bản chất là tội phạm nghiêm trọng thì chưa bị xử lý hình sự.
Do vậy, Nhà nước cần sớm sửa quy định pháp luật để kết hợp hiệu quả giữa các công cụ về hình sự (để có thể xử lý vi phạm nghiêm trọng kể cả khi chưa gây hậu quả); công cụ hành chính (tiếp tục nghiên cứu nâng cao các mức phạt để đủ sức răng đe (nếu cố tình tái vi phạm ở mức đặc biệt nghiêm trọng hoàn toàn có thể tịch thu phương tiện, treo bằng vĩnh viễn…); xây dựng hệ dữ liệu để quản lý tái phạm, chia sẻ giữa các cơ quan và địa phương để phối hợp quản lý; công cụ giáo dục (lao động công ích, học lại thi lại bằng lái xe ở mức độ khắt khe hơn) và kinh tế (thay đổi mức bảo hiểm theo mức độ rủi ro của phương tiện/người lái và lịch sử lái xe). Tuy nhiên, để làm được cần sửa rất nhiều luật cho đồng bộ.
Đối với những người chống đối, không thi hành, theo ông Trần Hữu Minh, phía cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm bổ sung, sửa đổi để lực lượng thực thi pháp luật có đủ quyền hạn và năng lực ứng phó kể cả những trường hợp phức tạp nhất. Những trường hợp chống đối như vậy đương nhiên hình phạt phải thật nặng.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt và đường bộ có hiệu lực (ngày 1/1/2020) – sau khi ký chỉ có 2 ngày là áp dụng khiến nhiều người bất ngờ, chưa hiểu rõ về các quy định của văn bản này.
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm.
Theo Minh Phương/Báo Tin tức
Khóc lóc, năn nỉ và... khóa xe bỏ đi khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Nhiều người uống rượu bia rồi vẫn lái xe, khi bị CSGT phát hiện, xử phạt thì khóc lóc van xin, thậm chí có trường hợp còn 'bỏ của chạy lấy người'.
CSGT TP.Vinh cẩu xe của tài xế vi phạm nồng độ cồn nhưng bỏ đi vào tối 3.1 Ảnh: Khánh Hoan
Ngày 4.1, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết chỉ tính riêng 2 ngày (1 - 2.1) xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông theo Nghị định 100, cả nước có 615 trường hợp có nồng độ cồn trong người vẫn lái xe bị xử phạt với tổng số tiền hơn 816 triệu đồng.
Cục CSGT cũng nhấn mạnh thiết bị đo nồng độ cồn mới được trang bị giúp cơ quan chức năng có thể kiểm tra 50 - 60 trường hợp trong vòng một giờ. Máy cũng cho kết quả chính xác và nhanh chóng hơn so với những máy đo nồng độ cồn thế hệ cũ.
Tài xế say xỉn gọi người khác đến "thế chân"
Trong quá trình kiểm tra, xử phạt, lực lượng chức năng đã phải xử lý rất nhiều tình huống từ bi hài đến nguy hiểm. Như lúc khoảng 22 giờ ngày 3.1, khi kiểm tra nồng độ cồn trên đường Lê Nin (TP.Vinh), tổ tuần tra Đội CSGT - trật tự Công an TP.Vinh (Nghệ An) ra tín hiệu dừng chiếc ô tô 4 chỗ màu đen mang biển số Nghệ An do một người đàn ông điều khiển để kiểm tra nồng độ cồn.
Khi tổ tuần tra đang tiến hành kiểm tra, tài xế có biểu hiện say xỉn ra khỏi xe, khóa cửa xe rồi bỏ đi, không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng. Một lúc sau, tài xế này gọi điện thoại cho một phụ nữ đến và nói rằng đó là tài xế của chiếc xe. Tuy nhiên, người phụ nữ trên không xác nhận mình là tài xế của chiếc xe và cũng bỏ đi ngay sau đó.
Trước tình huống này, lực lượng CSGT đã lập biên bản, niêm phong và cẩu chiếc xe đưa về trụ sở chờ xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019 của Chính phủ về thực hiện luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, có thể tài xế này sẽ bị xử phạt 35 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng.
Tại Hà Nội, theo thông tin từ Tổ công tác Cảnh sát đặc biệt Y9/141 của Công an TP.Hà Nội, đêm 3.1 đến rạng sáng 4.1, đơn vị này đã lập biên bản, niêm phong và cẩu ô tô Hyundai Santafe BS 30A - 677.37 do N.C.D (36 tuổi) ở P.Hà Cầu, Q.Hà Đông (TP.Hà Nội) có nồng độ cồn cao điều khiển và suýt tông vào một tổ công tác của Cảnh sát 141 ở Q.Hoàng Mai. Căn cứ theo quy định mới, tài xế D. bị phạt tiền khoảng 40 triệu đồng với các lỗi hỗn hợp và bị tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Dự tiệc cuối năm về... nhận giấy phạt
20 giờ ngày 4.1, Đội CSGT Rạch Chiếc thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM tổ chức kiểm tra nồng độ cồn trên xa lộ Hà Nội (đoạn qua trạm thu phí xa lộ Hà Nội, Q.Thủ Đức).
Tại đây, các ô tô, xe tải, container lưu thông trên xa lộ Hà Nội hướng từ ngã tư Thủ Đức về cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh) đi qua trạm thu phí đều bị chặn lại kiểm tra. Lúc 21 giờ 15, tài xế Đ.V.M điều khiển ô tô 51H-526... bị phát hiện có nồng độ cồn 0,07 mg/lít khí thở.
Đội CSGT Rạch Chiếc lập biên bản đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn trên xa lộ Hà Nội tối 4.1 Ảnh: Sỹ Đông
Khi CSGT lập biên bản, ông M. cho biết chỉ uống 2 ly bia trước khi lái ô tô và phân bua "tôi biết nghị định mới xử phạt nặng lái xe có sử dụng rượu bia, nhưng do cuối năm đi tiệc trong dịp đầy tháng con người bạn có uống chút cho vui". Với vi phạm này, ông M. bị phạt 7 triệu đồng, giữ xe 7 ngày, tước bằng lái xe 11 tháng.
Khoảng 15 phút sau, kết quả đo nồng độ cồn của tài xế T.V.V điều khiển ô tô 51G-576... là 0,04 mg/lít khí thở. Tài xế V. thừa nhận có uống bia rượu khi đi tiệc, lái xe về nhà thì bị CSGT phát hiện. Với mức vi phạm này, tài xế V. sẽ bị xử phạt tương tự tài xế M.
Lúc 22 giờ tài xế T.X.T (quê Nghệ An) điều khiển ô tô 60A-385... khi vừa tới trạm thu phí xa lộ Hà Nội phát hiện CSGT kiểm tra nồng độ cồn, lập tức dừng xe, mở cửa xe bỏ chạy. Tổ CSGT phối hợp Công an P.Trường Thọ đuổi theo. Kết quả đo nồng độ cồn tài xế T. là 0,177 mg/lít khí thở. Với vi phạm này, tài xế T. chắc chắn lãnh mức phạt nặng cùng với việc treo bằng lái thời gian dài.
"Bị giữ xe thì 3 đứa con và vợ tôi ai nuôi"
Khoảng 22 giờ ngày 3.1, tổ công tác của Đội CSGT tuần tra dẫn đoàn thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM lập chốt kiểm tra phương tiện tại giao lộ Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng (Q.Gò Vấp). Trong nhiều trường hợp "dính" phạt nồng độ cồn, có ông B.T.T (47 tuổi, ngụ Q.3) vi phạm ở mức 0,29 mg/lít khí thở; bị tạm giữ phương tiện và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Khi biết mức tiền đóng phạt và thời gian tạm giữ xe tăng nhiều so với trước, ông T. phản ứng, rồi năn nỉ xin được bỏ qua nhưng bất thành. Liền sau đó, ông này khóc rống lên rằng "không có xe đi làm thì 3 đứa con và vợ tôi ai nuôi"...
Theo thanhnien.vn
Sợ bị phạt nặng vì lái xe sau khi uống rượu bia, thanh niên cưỡi ngựa đi nhậu Nghị định 100/2019 quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với hành vi lái xe sau khi uống rượu bia. Vì thế mà nam thanh niên trong clip lách luật bằng cách cưỡi ngựa đi nhậu. Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ 1.1.2020 quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với một số vi phạm giao thông, đặc...