Chồng định tát tôi giữa sân, giằng con suýt ngã chỉ vì lý do khiến ai biết được cũng thấy nực cười
Tôi tức nghẹn khi chồng chẳng coi con cái ra gì, trong khi quá coi trọng người nhà chồng đến mức bực mình.
Chuyện trong nhà chẳng ai muốn phơi ra cho thiên hạ đàm tiếu, cười chê, nhận xét. Nhưng tôi không chịu nổi sự quá đáng của chồng khi luôn coi trọng chị gái, quên cả vợ con.
Sau mấy năm chung sống, tôi nhận thấy câu “khác máu tanh lòng” không chỉ đúng với mẹ chồng – nàng dâu mà còn cả với chồng – anh em nhà chồng và em dâu. Ban đầu, khi chứng kiến sự quan tâm của chồng với chị em trong nhà, tôi cũng ức và muốn bật khóc vì kiểu “nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Bây giờ, tôi cảm thấy quen, nhưng không có nghĩa là chấp nhận kiểu hành xử như vậy.
Mấy ngày nay, tôi chẳng nói câu nào với chồng, mặc kệ anh muốn làm lành. Tôi phải làm vậy vì sự chịu đựng của tôi có giới hạn. Vợ con là người sẽ đồng hành suốt quãng đời còn lại mà có lúc chồng xem như người dưng, coi trọng chị gái hơn tất cả, thử hỏi ai chịu nổi.
Tôi cưới chồng đến nay đã được 3 năm. Từ ngày về sống chung, tôi cũng chẳng để lại điều tiếng gì. Bản thân vụng về, trẻ con nhưng cũng cố gắng chu toàn mọi thứ. Chuyện ma chay, cưới hỏi, đám đình, hiếu hỉ đều được tôi chuẩn bị, xắn tay vào làm từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Có thể vẫn còn điều tiếng chê bai nhưng nhìn chung tôi cũng không phải là đứa kém suy nghĩ, không biết điều.
Sau 2 năm sống với nhà chồng, vợ chồng tôi quyết định ra ở riêng. Một phần là do để có sự thoải mái, riêng tư, phần nữa là nhà chồng quá chật. Bà chị gái đã lấy chồng nhưng vẫn nách con về ở thường xuyên.
Ông cha nói “xa thơm gần thối”, dù ít hay nhiều cũng có những va chạm. Nên khi được ra ngoài ở riêng, tôi là người vui mừng nhất. Nhưng rồi không phải ở riêng sẽ hết những câu chuyện “đắng lòng”.
Đơn cử như mới đây nhà chồng có đám giỗ. Tôi chẳng ngại gì nghỉ làm hay nhờ người trông con để phụ giúp. Nhưng mẹ chồng chẳng nói, tôi không hề nhớ, khi chồng gọi diện báo tin mới biết.
Việc nghỉ giữa giờ làm rất khó nên tôi đành đợi đến hết giờ. Sau giờ làm, tôi tất tả chạy về nhà. Mọi người cũng đã chuẩn bị cỗ bàn xong xuôi, chỉ còn chờ đưa lên ban thờ để cúng. Tôi thấy vậy nên bế con về nhà để cho ti và thay quần áo chứ chẳng có ý coi thường gì ai cả. Không chuẩn bị cỗ thì ăn xong tôi sẽ lo rửa bát, quét dọn chứ đi đâu mà thiệt.
Khi tôi bế con về, chồng tỏ ý không hài lòng, cho rằng như vậy là không tôn trọng người lớn tuổi, không chịu động tay vào việc gì. Chồng còn bảo con mới uống sữa, không cần ti gì cả. Mọi người có đồng ý không? Trẻ con uống sữa, một lúc sau là hết sạch, có phải cơm hay đồ ăn dặm đâu mà no suốt cả ngày được. Con uống sữa trước đó cả tiếng làm sao có thể trụ nổi qua bữa cơm, phải cho ti thì bé mới đủ lượng dinh dưỡng cần cho vào cơ thể chứ.
Chưa hết, chồng tôi còn bảo, ở lại nhà bố mẹ chồng để dọn cho chị chồng ăn chứ về nhà thì ai làm việc này. “Con chưa ti thì chiều ti sau, có chết đói được không. Em ở lại dọn cỗ bàn để chị ăn, chiều còn về bên nội”, chồng tôi nói như người thiếu suy nghĩ khiến bản thân càng lắc đầu ngao ngán.
Video đang HOT
Tôi nhất quyết bế con về để cho ti, còn chồng chạy theo giằng lấy đứa bé giữa sân khiến hai mẹ con suýt ngã. Tôi càu nhàu và nói chẳng lẽ người phụ nữ 30 tuổi có con rồi không tự lo được bữa ăn còn phải đợi người khác dâng tận miệng. Chồng tôi đỏ mặt tía tai, giơ tay định tát… may né kịp. Cả nhà chạy ra can ngăn, chị chồng tôi thấy vậy vẫn cầm điện thoại lướt Facebook như chuyện ngoài đường.
Sau lời nói đó của chồng, tôi lẳng lặng bế con về nhà. Sau khi cho con ti xong, hai mẹ con ôm nhau ngủ, kệ nhà chồng tự ăn uống với nhau. Tôi không sợ mất sức chuyện phục vụ chị chồng nhưng cái gì cũng có chừng mực. Con đói mà chồng không lo, cứ lo chuyện bao đồng mà cụ thể ở đây là việc ăn uống của một người gần 30 tuổi.
Chị chồng không ghê gớm nhưng là người vô tâm, nên bản thân tôi không có nhiều thiện cảm. Thời còn mang thai, tôi bị hạ huyết áp suýt phải đi viện, chị chồng chẳng hỏi một câu còn ép phải đi chợ chuẩn bị cỗ bàn. Tôi uất ức nhưng cố nhịn, còn bây giờ thì không, cái gì cũng có sức chịu đựng giới hạn.
Mọi người thử nghĩ xem chuyện khiến tôi bực mình có đáng hay không? Lần này, tôi sẽ giữ im lặng để chồng nhận ra sai lầm của. Việc quan tâm chị em trong nhà là điều bình thường, tôi chẳng ghen tuông hay lên án. Nhưng có lẽ cần có chừng mực, cân nhắc trong mọi tình huống để không mất lòng nhau, không dẫn đến những mệt mỏi vì suy nghĩ và dằn vặt.
Theo Emdep
Sốc khi nghe em chồng nói với đồng nghiệp sau cú điện thoại nhờ chị dâu nấu cơm: 'Có osin miễn phí, tội gì không dùng'
Cầm điện thoại trong tay, tôi thần người. Hoá ra trong mắt em chồng, tôi chỉ là người giúp việc miễn phí.
Lâu nay tôi vẫn biết mình không được gia đình nhà chồng coi trọng. Nhà có công có việc lớn bé gì, bố mẹ chồng chẳng bao giờ nói với tôi một tiếng mà chỉ nói với chồng tôi. Thậm chí, cô em chồng nhà ở kế bên cũng còn biết rõ mọi chuyện hơn cả người trong nhà là tôi. Nhiều hôm tôi còn bị bố mẹ chồng chửi vì nhà có việc mà không dậy sớm chuẩn bị cùng bố mẹ. Mẹ chồng tôi lên tận phòng tôi chửi:
- Cô là dâu nhà tôi chứ không phải là bà hoàng. Ai đời bố mẹ chồng gà gáy canh ba đã dậy chuẩn bị đồ đạc cỗ bàn, con dâu lại ngủ trương không thèm dậy, để tôi phải lên gọi thế này!
Tôi ấm ức đến phát khóc vì tôi nào có biết hôm đấy nhà có giỗ chạp gì. Chồng tôi thấy vậy liền nói:
- Là con quên mất không bảo cô ấy nay nhà mình làm giỗ. Thôi mẹ xuống đi, tí vợ chồng con xuống phụ.
- Giỗ chạp ông bà lại còn phải nhắc mới biết, bố mẹ nó ở nhà không dạy nó điều đạo hiếu sao?
- Mẹ cũng thông cảm, cô ấy về làm dâu nhà mình chưa lâu, chưa nhớ hết giỗ chạp là chuyện thường.
- Không nhớ thì phải ghi nó vào. Cái gì cũng phải nói mới biết à? Cô có đầu óc hay không vậy?
Tôi không nói được lời nào, hai hàng nước mắt cứ lăn dài. Biết nhà anh không thích tôi vì tôi chỉ vừa mới học hết cấp 3 và lý do tôi được miễn cưỡng chấp thuận đặt chân vào ngôi nhà giàu có này, là vì cái thai trong bụng của tôi. Nhưng mỗi lần nghe nhà chồng mỉa mai, tôi lại tủi thân vô cùng. Chồng tôi thấy tôi khóc thì nhẹ nhàng đẩy mẹ chồng tôi xuống nhà:
Tôi biết mình không được lòng gia đình nhà chồng (Ảnh minh họa)
- Thôi mà mẹ, mẹ cứ xuống trước đi. Vợ con còn đang mang bầu, mẹ nặng lời thế cháu nội mẹ sợ đấy!
- Chúng mày đừng có suốt ngày dựa vào cháu nội tao mà qua quýt mọi chuyện. Hay ho gì cái loại gái chưa chồng mà chửa. Học hành thì chả đâu với đâu, mới tí tuổi đầu mà đã lên giường với trai.
- Kìa mẹ!
Tiếng mẹ chồng và chồng nhỏ dần. Tôi cũng vội gạt nước mắt thu dọn xuống phụ giúp bếp núc.
Cuộc sống giàu sang ở nhà chồng chưa bao giờ là sung sướng như mọi người vẫn nghĩ. Cảm giác là người thừa trong nhà thời gian đầu khiến tôi rất ngượng ngùng, chán nản. Bố mẹ chồng coi tôi như cái gai trong mắt, em chồng thì coi tôi chẳng khác gì không khí. Nhiều lúc sinh hoạt trong cùng một không gian mà tôi cảm thấy như mình vô cùng thừa thãi. Chính vì thế mà khi em chồng quay ra thân thiện hơn với tôi một chút, nhờ tôi làm cái này cái kia, tôi rất vui mừng. Dù gì thì đó cũng coi như một kiểu tương tác trong mối quan hệ của tôi với nhà chồng. Cô em chồng tôi thường nhờ tôi những việc như đóng tiền điện, tiền nước, gửi hoặc nhận bưu phẩm, mua hộ đồ, hoặc nấu cơm giúp. Chồng tôi thấy vậy thì bảo tôi:
- Mấy việc đó em kệ nó đi, em bầu cũng sắp sinh rồi, còn kêu em đi mua đồ hộ. Để anh bảo nó.
- Thôi anh, giúp được cô ấy cái gì thì giúp, em ở nhà nhiều cũng chán. Hơn nữa bác sĩ bảo nên vận động nhiều cho dễ sinh.
- Em làm gì thì làm, chú ý sức khoẻ của mình và của con là được. Việc nhà làm được gì thì làm, không làm được thì thôi.
- Em biết rồi.
Được sự quan tâm của chồng như vậy, tôi cũng ấm lòng hơn rất nhiều. Chồng và đứa con sắp chào đời là động lực rất lớn để tôi tiếp tục duy trì cuộc sống đầy mệt mỏi trong gia đình này. Đặc biệt là sự nhục nhã khi biết được suy nghĩ của cô em chồng về tôi khi nhờ tôi giúp việc nọ việc kia.
(Ảnh minh họa)
Hôm đó, tôi nhận được cuộc gọi nhờ vả của em chồng như thường lệ. Em chồng chỉ gọi điện cho tôi khi có việc cần nhờ. Cô ấy bảo nay đi làm về muộn, nhờ tôi qua nấu giúp cơm. Tôi cũng vui vẻ đồng ý rồi nói cúp máy.
Tuy nhiên, khi tôi chưa kịp cúp máy, tôi nghe thấy em chồng tôi nói với đồng nghiệp:
- Có ô sin miễn phí, tội gì không dùng!
Cầm điện thoại trong tay, tôi thần người. Hoá ra trong mắt em chồng, tôi chỉ là người giúp việc miễn phí. Vậy là bao cố gắng thân thiện, tương tác giữa tôi và cô ấy, chỉ là phù du.
Tôi nên xử lí tình huống này như nào đây? Vờ như không biết gì, tiếp tục làm một người chị dâu ô sin miễn phí, hay nên làm ầm lên và không giúp cô ấy nữa?
Theo Ngoisao
Ba mẹ vợ coi trọng rể giàu, khinh rể nghèo Có việc gì trong gia đình, ba vợ cũng gọi điện bàn bạc với anh rể trước chứ không bao giờ nói với tôi. ảnh minh họa Tôi lấy vợ cách đây 2 năm và có một con trai 9 tháng tuổi. Sau đám cưới, ba mẹ tôi cho một căn nhà cấp bốn cũ. Chúng tôi lấy tiền mừng đám cưới để...