Chống dịch tả lợn châu Phi: Kiểm soát kẽ hở về chính sách hỗ trợ
Ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, đại diện Hiệp hội cho biết sẽ kiến nghị xem xét việc hỗ trợ tiêu hủy lợn cần đảm bảo công bằng giữa các loại dịch bệnh chứ không riêng dịch tả châu Phi (DTLCP).
Ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.
Chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn nhiễm DTLCP hiện nay có công bằng cho tất cả các đối tượng chăn nuôi, thưa ông?
- Mức độ thiệt hại nếu xảy ra sẽ khác nhau ở các đối tượng chăn nuôi khác nhau. Giá thành sản xuất của doanh nghiệp chỉ chừng 30.000 đồng/kg, hoặc thấp hơn. Còn với nông hộ phải 38.000 đồng/kg mới huề vốn.
Lấy mức giá bình quân hiện nay khoảng 50.000 đồng/kg, doanh nghiệp vẫn lời 2 triệu đồng/con (bình quân 100 kg/con). Nông dân cũng bán được giá đó nhưng khâu tiêu thụ khó khăn hơn so doanh nghiệp. Cho nên hỗ trợ theo chính sách cào bằng thì chắc chắn không thể công bằng cho tất cả các đối tượng.
Vậy còn với các loại dịch bệnh khác thì sao?
- Theo như tinh thần của cuộc họp ngày 4.3 của Chính phủ, các bệnh như lở mồm long móng (LMLM), bệnh tai xanh cũng được xem xét hỗ trợ. Riêng ở Đồng Nai, việc hỗ trợ cho các bệnh này sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Trước đây, các hộ nghèo, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn được hỗ trợ vaccine tiêm phòng. Khi dịch xảy ra thì họ được hỗ trợ. Từ đó làm nảy sinh tâm lý ỷ lại: Không cần chích cũng được nhận tiền hỗ trợ, còn vaccine đã cấp thì trôi nổi đi đâu không ai biết.
Nếu đã tham gia vào chăn nuôi đòi hỏi người nuôi có những kiến thức phòng chống dịch bệnh và phải thực hiện đầy đủ. Một bộ phận ỷ lại sẽ chăn nuôi cẩu thả, làm ảnh hưởng đến các trại lớn. Chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh phải kiểm soát kỹ lại kẽ hở này.
Nông dân huyện Long Thành (Đồng Nai) rắc vôi sát trùng trại nuôi lợn. Chí Tài
Video đang HOT
Theo ông, người chăn nuôi đang quan tâm vấn đề gì nhất trong công tác hỗ trợ?
- Bệnh DTLCP không có vaccine nên ai cũng lo lắng. Người dân đang quan tâm là làm sao tiền hỗ trợ đến nhanh nhất để có thể tái sản xuất sau khi dịch đi qua.
Đây là quan tâm chính đáng vì người chăn nuôi đã gặp nhiều khó khăn. Vừa mới xong bão giá chưa lâu thì dịch bệnh xuất hiện ở miền Bắc. Trong khi khá đông người chăn nuôi ở Đồng Nai là nông hộ nhỏ lẻ, tận dụng thời gian nhàn rỗi để kiếm thu nhập.
Hiện giá lợn hơi trên thị trường phía Nam đã giảm xuống mức dưới 50.000 đồng/kg. Có phải tâm lý hoang mang đã ảnh hưởng đến giá thị trường?
- Khi dịch bệnh mới xuất hiện, do công tác tuyên truyền chưa đầy đủ nên người chăn nuôi khó tránh khỏi tình trạng lo lắng. Một số nông dân đã vội vàng bán lợn ra. Ở những vùng sâu, vùng xa, khi chúng ta chưa công bố giá cụ thể từng ngày hoặc các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thương lái cũng tác động một phần vào việc bán “chạy”.
Công tác thông tin rất quan trọng lúc này để người dân nâng cao ý thức về dịch bệnh cũng như nhìn nhận đúng tình hình để định hướng chăn nuôi.
Xin cảm ơn ông!
Người chăn nuôi phải chủ động phát huy tinh thần tự giác bằng các biện pháp an toàn sinh học và hợp tác với chính quyền để bảo vệ cộng đồng”.
Ông Nguyễn Trí Công
Theo Danviet
Ngăn dịch tả lợn châu Phi: Tăng kiểm soát tại chỗ
Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác của Cục Thú y đã có buổi kiểm tra và làm việc về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại Hải Phòng.
Dịch diễn biến phức tạp
Hiện DTLCP đã xuất hiện ở 7 tỉnh, thành phố, mới nhất là tỉnh Hải Dương phát hiện có ổ dịch. Cụ thể, DTLCP được phát hiện trên đàn lợn tại hộ chăn nuôi ông Hoàng Văn Chinh ở xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn, Hải Dương.
Sáng 2.3, các cơ quan chuyên môn thú y Trung ương và địa phương đã tiêu hủy 90 con lợn của gia đình ông Chinh, đồng thời tiến hành lấy mẫu, cho tiêu hủy lợn tại hai trại kế bên để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, tổ chức tiêu độc, sát trùng, lập vành đai, chốt kiểm soát dịch bệnh theo đúng quy định.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác kiểm tra tình hình chống dịch tả lợn châu Phi tại Hải Phòng. Ảnh: T.L
Như vậy, hiện nay đã có 7 tỉnh, thành xuất hiện DTLCP, gồm Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam và Hà Nội.
Chiều 2.3, đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm hỏi, động viên hộ anh Vũ Văn Quyết, trú tại thôn 2, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng - là 1/37 hộ có lợn phải xử lý tiêu hủy do nhiễm DTLCP, với số lượng 30 con.
Anh Quyết chia sẻ: "Gia đình tôi có nguồn thu nhập chính từ chăn nuôi lợn từ những năm 2009 đến nay. Việc duy trì sản xuất cũng nhờ vào sự hỗ trợ vốn của ngân hàng. Gần 10 năm chăn nuôi gia đình chưa bao giờ gặp dịch bệnh hay tổn thất lớn như đợt dịch này. Ước tính thiệt hại của gia đình lên tới hơn 100 triệu đồng".
Tính đến ngày 2.3, tại địa bàn TP.Hải Phòng đã có lợn nuôi của 37 hộ nhiễm DTLCP, ở các xã Chính Mỹ, Liên Khê, Lưu Kiến, Đông Sơn, Thủy Đường (huyện Thủy Nguyên) và xã Nam Hưng, huyện Tiên Lãng. Số lợn bắt buộc phải tiêu hủy từ ngày 23.2 đến ngày 1.3 là 424 con.
Tại buổi làm việc với hộ anh Quyết và lãnh đạo địa phương, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, hiện DTLCP đã bùng phát trên nhiều tỉnh thành và diễn biến rất phức tạp. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra cho thấy, TP.Hải Phòng đã rất quyết liệt và hướng dẫn người dân chăn nuôi xử lý rất tình huống rất tốt khi có dịch bệnh.
Cụ thể, công tác vệ sinh khu chuồng nuôi, đường làng ngõ xóm đều được hướng dẫn và xử lý đúng quy định. Tới đây, khi cơ quan chuyên môn công bố tuyệt đối an toàn, không còn nguy cơ tái dịch, người chăn nuôi mới tái đàn lợn nhằm tránh rủi ro.
TP.Hải Phòng đã lập các chốt chặn để ngăn vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch. Ảnh: T.P
Tăng kiểm soát tại chỗ
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, để kiểm soát và ngăn chặn bệnh DTLCP, khâu tiêu hủy lợn nhiễm bệnh vô cùng quan trọng.
Ngoài tiêu hủy tập trung tại chỗ, tránh lây lan, người dân tiêu hủy lợn nhiễm bệnh tuân thủ những quy trình như: Đào hố chôn lấp phải đúng theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới là sâu 3m, xa nguồn nước chung, xa khu dân cư, sử dụng vải bạt hoặc nylon bao xung quanh và sử dụng vôi cục, sau đó mới được đưa lợn chết xuống chôn...
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tiếp tục động viên người chăn nuôi yên tâm về chính sách hỗ trợ và đề nghị Hải Phòng cũng như các tỉnh đang có dịch bằng nhiều kênh nhiều nguồn khác nhau sớm có chính sách hỗ trợ cho người dân có lợn bị tiêu hủy, giúp bà con ổn định tâm lý, đồng thời tạo điều kiện cho các hộ có lợn bị tiêu hủy yên tâm chuyển hướng sinh kế mới.
Bộ NNPTNT đang đề xuất Chính phủ và các bộ ngành sớm ban hành các chính sách hỗ trợ thêm cho người chăn nuôi ngoài Nghị định 02 của Chính phủ.
Ông Nguyễn Đình Chuyến - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng cho biết: Một số hộ dân bị tiêu hủy lợn ngày 22.2 đã nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị định 02 của Chính phủ là 38.000 đồng/kg hơi. Các hộ dân có lợn phải tiêu hủy tiếp theo cũng sẽ sớm nhận được hỗ trợ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, mức hỗ trợ theo Nghị định 02 hiện nay còn thấp so với giá lợn hơi trên thị trường, do đó kiến nghị chính sách hỗ trợ đối với những hộ phải tiêu hủy lợn không áp dụng cào bằng. Cụ thể, mức hỗ trợ tiêu hủy lợn nái nên tăng thêm 1,8 - 2 hệ số so với mức hỗ trợ chung hiện nay.
Theo khảo sát của phóng viên, giá lợn hơi hiện nay tại các tỉnh miền Bắc dao động từ 41.000 - 43.000 đồng/kg, các tỉnh phía Nam dao động từ 50.000-52.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi ở Hà Nội: Vì sao đàn lợn rừng bị nhiễm dịch? Cách đây ít ngày, Hà Nội đã phát hiện 1 ổ dịch tả lợn châu Phi tại quận Long Biên. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tiến hành chôn tiêu hủy 25 con lợn rừng này theo đúng quy định và có các biện pháp xử lý ngăn chặn. Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Thái Sơn, tổ 17...