Chống dịch tả lợn châu Phi gặp khó do người dân thiếu hợp tác
Công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) ở Đồng Nai đang gặp khó do tình trạng tàng trữ, buôn bán thịt lợn bẩn diễn biến phức tạp.
Mới đây, đội cảnh sát kinh tế môi trường TP. Biên Hòa đã phát hiện một cơ sở ở phường Long Bình đang mua bán hơn 1,6 tấn thịt nghi là lợn chết, chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Thời điểm kiểm tra, số thịt trên đã bốc mùi hôi khó chịu, nhiều miếng thịt đã chuyển màu tím tái.
Qua kiểm tra, bà Huỳnh Kim Loan – chủ cơ sở này khai nhận đã mua số thịt trên là hàng trôi nổi từ 2 ngày trước, với giá khoảng 400.000 đồng/con, sau đó đem về chia nhỏ để bán với giá 20.000 đồng/kg.
Cùng ngày, lực lượng chức năng phát hiện xác 6 con lợn do người dân vứt xuống suối Chùa, đoạn giáp ranh giữa Khu công nghiệp Amata và Khu công nghiệp Lotico ( TP.Biên Hòa).
Công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi cần sự hợp tác chặt chẽ từ người chăn nuôi
(ảnh minh họa). Nguyễn Vy
Video đang HOT
Ông Trần Hồng Hòa (trú tại Đồng Nai) chia sẻ: “Giữa lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên cả nước và tại Đồng Nai, hành vi giết mổ lợn bệnh chết để tiêu thụ hoặc vứt xác lợn chết xuống sông, suối không khác nào tội ác, cần phải sớm điều tra làm rõ để xử lý nghiêm”.
Tại huyện Trảng Bom – địa phương đầu tiên xuất hiện ổ dịch, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Thị Lan cho biết, nhiều hộ có lợn bị nhiễm dịch nhưng giấu giếm hoặc không báo cơ quan chức năng mà đem nấu làm thức ăn cho cá. Chỉ khi lực lượng công an vào cuộc, họ mới cung cấp thông tin.
Ông Võ Văn Chánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ yêu cầu lực lượng công an tham gia nhiều hơn vào công tác kiểm soát, xác minh nguồn gốc để nhanh chóng dập dịch, đồng Nai cũng chỉ đạo công an làm rõ để tiến hành xử lý hình sự đối với các vụ việc tàng trữ và cố tình giết mổ lợn bệnh nhằm răn đe.
Hiện lực lượng chức năng tỉnh đang xác minh, xem xét khởi tố hình sự 2 vụ việc tại huyện Trảng Bom. Trong đó có một vụ bắt quả tang hơn 80kg lợn nhiễm DTLCP ở một cơ sở giết mổ. Còn một vụ là phát hiện 4 tấn thịt lợn nghi nhiễm DTLCP tại một công ty chế biến thực phẩm.
Theo Danviet
Kiên trì thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn khi đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Can Lộc vào chiều 11/6.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại xã Tùng Lộc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã đi kiểm tra tại điểm chốt canh của xã Tùng Lộc. Đây là địa bàn giáp ranh với xã Hồng Lộc (Lộc Hà) đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi nên nguy cơ lây lan rất cao.
Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị xã Tùng Lộc tiếp tục duy trì chốt canh để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, thường xuyên rắc vôi bột trên các tuyến đường, khu vực chợ; phun hóa chất tiêu độc khử trùng các phương tiện ra vào địa bàn. Đặc biệt, cách ly các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn, đồng thời giảm đàn và không tái đàn để kiểm soát tốt dịch bệnh.
Can Lộc thành lập 3 chốt kiểm dịch trên địa bàn huyện để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh
Tuy đến thời điểm này Can Lộc chưa xẩy ra dịch tả lợn châu Phi nhưng huyện đã và đang tập trung quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh. Hiện tại, huyện tiến hành phun 1.300 lít hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại; cấp phát hơn 20 tấn vôi bột cho người dân để rắc tại các khu vực chăn nuôi, nơi có nguy cơ cao. Huyện cũng đã lập 3 chốt gác, trong đó, 2 chốt ở Tùng Lộc và 1 chốt tại xã Thuần Thiện để phòng chống dịch bệnh.
Huyện cũng đã rà soát và nắm chắc tổng đàn hiện có trên địa bàn, đồng thời xác định vị trí tiêu hủy khi có dịch xẩy ra và thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh theo kịch bản được xây dựng từ trước. Việc giảm đàn cũng được huyện tích cực tuyên truyền, vận động các xã khuyến khích các hộ dân tiêu thụ lợn khi có thể.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chỉ đạo huyện Can Lộc kiên trì ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh: Dịch tả lợn châu Phi xẩy ra sẽ gây thiệt hại hết sức nặng nề về kinh tế. Bởi vậy, trước hết là sự chủ động tối đa của từng trang trại, gia trại và chăn nuôi nông hộ bằng các biện pháp kiên trì cách ly, trực gác.
Huyện phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên loa phát thanh về diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Về vấn đề tiêu thụ lợn nên khuyến kích người chăn nuôi nhưng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo lợn sạch bệnh, có nguồn gốc xuất xứ. Về lâu dài, Can Lộc cũng nên xem xét chuyển đổi vật nuôi để hạn chế dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững hơn.
Theo Baohatinh
Hà Nội thông tin "nóng" về dịch tả lợn châu Phi Do dịch tả lợn châu Phi, thời gian qua giá lợn hơi trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn biến động khó lường, hiện giá lợn đang xuống thấp (khoảng 30.000 đồng/kg) làm cho người chăn nuôi không tích cực áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Chiều 14/5, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Sở...