Chống dịch sai sẽ phải trả giá bằng mạng sống chứ không phải kinh tế
Chủ tịch UBND TP Hà Nội lưu ý, dịch Covid-19 nếu không dự báo đúng, sai đường, sai phương pháp thì phải trả giá bằng sinh mạng của người dân chứ không phải kinh tế.
Kết luận tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP sáng nay, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho rằng, chúng ta đang bước vào giai đoạn vô cùng nguy hiểm. Dịch bệnh đã lan truyền rộng hơn trên địa bàn TP, có nguy cơ lây nhiễm chéo trên các tỉnh, thành phố.
Dịch bệnh ở BV Bạch Mai đã lây lan ra 20 quận huyện của Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Có một số trường hợp F3 đã trở thành F0. Song theo Chủ tịch Hà Nội, chúng ta hoàn toàn có thể khoanh vùng dịch nếu mỗi cá nhân, gia đình đều có ý thức tự giác.
Liên quan đến thông tin có người nhiễm Covid-19 tự khỏi bệnh, ông Chung cho biết, với thông tin ông nắm được từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) các nước, câu chuyện tự khỏi là rất khó khăn.
Chủ tịch TP Hà Nội: Hà Nội sẽ hỗ trợ BV Bạch Mai xét nghiệm lại với hơn 7.000 nhân viên y tế
Theo ông, cần tuyên truyền thông tin rõ đến người dân bởi cứ nghĩ sẽ tự khỏi thì người dân chủ quan. “Thấy mình không có dấu hiệu gì, không thèm đi xét nghiệm nhưng thực ra trong người đã ủ bệnh rồi”, ông Chung lưu ý.
Chủ tịch Hà Nội bày tỏ, diễn biến dịch bệnh Covid-19 hiện nay nằm ngoài những điều chúng ta đã nghĩ, đã học từ trước đến nay, vì vậy phải có cái nhìn thực tế hơn, nhận rõ được diễn biến, những nguy cơ và dự báo chắc chắn, chính xác về các nguy cơ sẽ diễn ra.
“Nếu không dự báo đúng tình hình sẽ dẫn đến sai đường, sai phương pháp. Mà sai phương pháp trong phòng chống dịch bệnh là chúng ta sẽ phải trả giá bằng sinh mạng của người dân, mà không khéo của chính người thân chúng ta chứ không phải ai cả”, ông Chung nói.
Ông Chung nhấn mạnh, nếu không quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh, chúng ta phải trả giá bằng mạng sống chứ không phải là kinh tế.
Video đang HOT
Hành động dứt khoát, tránh lừng khừng
Với các trường hợp tử vong ở BV Bạch Mai không liên quan đến dịch bệnh Covid-19, trong giai đoạn này, người dân họ sẽ nghi ngờ là có liệu có phải thế không? Vì vậy, theo ông Chung cần phải công khai, tránh tin đồn thất thiệt, gây hoang mang cho người dân.
Ông cũng nhấn mạnh: “Tôi đề xuất với Ban giám đốc BV rằng tất cả các xét nghiệm mà BV thực hiện với nhân viên y tế công bố vào ngày 19 đến 24/3 không có giá trị. Phải xét nghiệm lại, phải tính từ sau ngày 28/3 vì những ngày trước đó, dù âm tính nhưng vẫn đi lại, tiếp xúc.
Nếu không làm thì ngay chính họ cũng có tâm lý lung lay. Hà Nội sẽ hỗ trợ BV để hoàn thành sớm nhất việc xét nghiệm lại với hơn 7.000 nhân viên y tế”.
Chủ tịch UBND TP đề nghị các đơn vị phải hành động nhanh chóng và dứt khoát, tránh tình trạng lừng khừng. Không cho phép thời gian để bàn, không có thời gian để bàn. Ví dụ thấy người có yếu tố tiếp xúc với người bệnh, hay người liên quan đến ổ dịch tại BV Bạch Mai phải nghĩ ngay con đường lây đến mình, thì phải dứt khoát đưa đi cách ly.
Lập khu xét nghiệm nhanh cho kết quả sau 10 phút
Trong các nhiệm vụ cần làm ngay, ông Nguyễn Đức Chung đề nghị CDC Hà Nội phải khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm ngay tất cả các trường hợp có liên quan đến BV Bạch Mai, tổ chức hướng dẫn ngay cho tất cả các trạm y tế và BV về việc xét nghiệm nhanh.
CDC Hà Nội đã tiếp nhận 5.000 test nhanh từ Bộ Y tế trong tối qua.”Test này sẽ có kết quả trong 10 phút và thông qua việc lấy mẫu máu. Nếu ai đó dương tính với virus SARS-CoV2 là chính xác, đây là test mà Hàn Quốc đã làm”, ông Chung đánh giá.
Ông cũng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng 10 tổ công tác có cả sự tham gia của Công an TP và Bộ Tư lệnh Thủ đô để lấy mẫu test nhanh tại một số quận, huyện, các khu tập trung đông người. Trước mắt trong chiều nay sẽ triển khai luôn các phường xung quanh BV Bạch Mai.
Các y bác sĩ ở BV dã chiến trong BV Bạch Mai
Ông Chung cho biết, đã nhờ một nhóm chuyên gia người Việt ở Seoul (Hàn Quốc) và ở New York (Mỹ) thiết kế, trong chiều nay sẽ cung cấp cho Hà Nội 10 trạm theo tiêu chuẩn của y tế thế giới WHO. Mỗi trạm này diện tích là 3×3m, có điện, wifi để làm việc 24/24hh. Trước mắt Hà Nội sẽ thuê 10 trạm với giá từ 6 – 7 triệu đồng/tháng đặt ở các phường để phục vụ việc lấy mẫu xét nghiệm ngay.
Chủ tịch TP giao Công an TP sắp xếp và bố trí tăng cường cho Hà Nội 10 chiếc xe bán tải, kèm lái xe; CDC phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ theo đúng quy định phục vụ trạm di động lấy mẫu xét nghiệm…
Ông Chung cũng yêu cầu các cơ sở y tế không cho người thân vào thăm bệnh nhân tại các BV, chỉ cho phép 1 người nhà vào thăm và trông bệnh nhân nặng. Tất cả y tá, bác sĩ trên địa bàn TP cần được xét nghiệm, ưu tiên lực lượng tại các khoa truyền nhiễm. Các khoa dinh dưỡng cần tổ chức nấu ăn và kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm.
Hương Quỳnh – Trần Thường
TP.HCM: Không cho người thăm bệnh tại các bệnh viện từ ngày 30/3
Rút kinh nghiệm từ "ổ dịch" Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế TP.HCM đã khẩn cấp có những quy định cụ thể để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế đang tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19.
Sở Y tế TP.HCM khẩn trương triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế trong dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, Sở đã chỉ đạo các bệnh viện không cho người thăm bệnh kể từ ngày 30/3, mỗi người bệnh chỉ có 1 người nhà chăm sóc. Bệnh viện chịu trách nhiệm lập danh sách người nhà để quản lý và thông báo về việc hạn chế ra vào bệnh viện, thông báo đến người bệnh và người nhà bệnh nhân, tuân thủ nguyên tắc phòng hộ cá nhân theo quy định.
Các bệnh viện phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế; tăng cường tập huấn quy trình về kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm; đảm bảo công tác trực theo quy định, tránh quá tải, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp đối với nhân viên có tham gia trực tiếp điều trị bệnh Covid-19, hạn chế tụ tập nơi đông người, áp dụng các biện pháp giảm tiếp xúc gần; trung thực trong khai báo y tế.
Tất cả nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị cho người nghi ngờ mắc bệnh và người mắc bệnh Covid-19 tại các bệnh viện; làm việc ở bộ phận tiếp nhận, sàng lọc của bệnh viện, phòng khám; làm việc trong các cơ sở cách ly tập trung được áp dụng chế độ biệt phái thực hiện nhiệm vụ trong một khoảng thời gian cố định (3 tuần).
Trong thời gian biệt phái, sau giờ làm việc, nhân viên y tế ở lại trong bệnh viện, phòng khám, cơ sở cách ly, không về nhà để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng; không tiếp xúc với những người làm việc ở các khoa phòng, bộ phận khác của bệnh viện, phòng khám, cơ sở cách ly để tránh lây nhiễm chéo trong thời gian này.
Sau khi kết thúc thời gian biệt phái, nhân viên y tế được về tự cách ly theo dõi sức khỏe và nghỉ ngơi tại nơi cư trú theo quy định phòng dịch và có sự giám sát y tế trong vòng 14 ngày trước khi trở lại với công việc và sinh hoạt bình thường. Trong thời gian cách ly tại nhà 14 ngày, nhân viên y tế được hưởng mọi chế độ theo quy định.
Ông Bỉnh đặc biệt lưu ý các bệnh viện về quản lý chặt chẽ nhân viên phục vụ trong bệnh viện như người làm ở căng tin, bảo vệ, người chăm sóc bệnh nhân, nhân viên vệ sinh công nghiệp... cũng như nhân viên làm việc tại bộ phận hậu cần (công nhân vệ sinh, giặt ủi, bảo trì, công nhân xây dựng, căng tin....).
Bệnh viện phải tăng cường rà soát, giám sát chặt các trường hợp này, hướng dẫn các đối tượng này thực hiện khai báo y tế và tự theo dõi sức khỏe. Nếu có triệu chứng hoặc nghi ngờ, phải báo ngay cho bệnh viện và cách ly tạm thời, tuân thủ quy định vệ sinh tay, thực hiện đo thân nhiệt tại cổng ra vào theo quy định của bệnh viện.
Ngoài ra, ông Bỉnh cũng đề xuất với thành phố phương án quản lý đối với người lang thang, cơ nhỡ và người già neo đơn. Theo đó, các quận huyện tổ chức rà soát tất cả những người lang thang cơ nhỡ, không nơi cư trú trên địa bàn, đặc biệt là những người già.
Triển khai nhà ở xã hội nhằm bố trí chỗ ở để chăm sóc, bố trí ăn, nghỉ và tổ chức theo dõi sức khỏe, không để đi lang thang. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở lưu trú để hỗ trợ các quận huyện trong vấn đề đưa người già không nơi cư trú về chăm sóc, cung cấp lương thực thực phẩm.
Đối với những gia đình người già trên 60 tuổi neo đơn cần cung ứng thực phẩm, UBND phường xã bố trí người cung cấp thực phẩm đến cho gia đình. Trong trường hợp những người già đến siêu thị, tại các siêu thị phải bố trí luồng di chuyển ưu tiên, không để khách hàng gặp nhau trong khu vực mua sắm trong siêu thị; phải bố trí khu vực xếp hàng thanh toán tiền, mỗi người cách nhau 2m.
Đà Nẵng, Đắk Lắk rà soát, cách ly những người đến từ BV Bạch Mai Những người từng đến Bệnh viện Bạch Mai và quán bar Buddha từ ngày 10/3 đến nay phải khai báo ngay với chính quyền địa phương. Những trường hợp cố tình không khai báo sẽ bị xử lý nghiêm. Ngày 30/3, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản gửi Sở Y tế và các đơn vị liên quan về việc rà soát...