Chống dịch nCoV: Tăng cường cách ly ngoài cộng đồng
Sáng 10/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã trao đổi các nội dung về: Bảo đảm các điều kiện đón công dân Việt Nam từ vùng dịch về nước; tổ chức công tác cách ly; bảo đảm vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch bệnh; triển khai sản xuất kit thử xét nghiệm; dự báo diễn biến tình hình dịch bệnh; lưu thông hàng hoá; nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng nCoV; đảm bảo an toàn dịch tễ tại những địa điểm tập trung đông người như danh thắng, cơ sở thờ tự…
Sau khi nghe ý kiến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá cao sáng kiến của Lào Cai trong việc tổ chức đội lái xe trung chuyển (bao gồm các lái xe được trang bị phương tiện bảo hộ chuyên dụng) để tổ chức đưa hàng hóa thông quan qua cửa khẩu và cho rằng đây là giải pháp các cửa khẩu đường bộ có thể vận dụng.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, sáng kiến phòng dịch bằng việc cách ly tại chỗ từ phía lái xe chở hàng hoá trung chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại sẽ hạn chế việc lái xe hai bên tiếp xúc trực tiếp nhau và đội ngũ lái xe trung chuyển của hai phía được bố trí ăn ở tại cửa khẩu. Nếu ai trong số đội ngũ này không thực hiện việc lái xe trung chuyển nữa sẽ thực hiện cách ly 14 ngày tại cửa khẩu để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Bộ Y tế sẽ yêu cầu vụ/cục chức năng soạn thảo cụ thể, chi tiết quy trình cách ly cho đội ngũ lái xe để thông thương hàng hóa, từ đó có thể áp dụng cho các cửa khẩu lớn khác trong cả nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, khu cách ly khi đón công dân Việt Nam từ vùng dịch về nước. Ảnh: VGP/Đình Nam.
Qua kiểm tra công tác tổ chức cách ly y tế, ý kiến phản ánh của dư luận, các đại biểu cho biết đa số các địa phương đã thực hiện tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền tỉnh thành còn chủ quan, chỉ dựa vào văn bản của Trung ương rồi ban hành văn bản chỉ đạo cơ sở (xã, phường) thực hiện, thậm chí dư luận phản ánh có nơi còn “khoán trắng” cho cơ sở trong công tác tổ chức thực hiện việc cách ly tại cộng đồng…
Do vậy, bên cạnh công tác tuyên truyền, các ý kiến đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, đôn đốc tổ chức thực hiện nghiêm công tác cách ly tại cơ sở theo đúng quy định.
“Cần tăng cường quản lý cách ly ngoài cộng đồng. Bộ Y tế cần có khuyến cáo cụ thể hơn vấn đề cách ly cho từng nhóm đối tượng, như người dân ở chung cư thì phải cách ly thế nào? để người dân hiểu rõ hơn. Đồng thời, tuyên truyền cho người dân hiểu mức độ nào thì cần đến viện chứ không phải cứ sốt, ho là ùn ùn đến BV Trung ương khiến lây nhiễm chéo…”- Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Video đang HOT
VN đủ khả năng xét nghiệm; nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng chống dịch
Về công tác xét nghiệm phát hiện người mắc nCoV, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện cả nước có khoảng 22 đơn vị đủ khả năng thực hiện xét nghiệm, nếu huy động thêm có thể lên tới 30 đơn vị; sinh phẩm xét nghiệm chúng ta cũng không thiếu,… Bộ Y tế đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm phát hiện dịch bệnh theo quy định.
Đồng thời Bộ Y tế cũng hoan nghênh và khuyến khích tất các các đơn vị khoa học, công nghệ tham gia sản xuất sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm. Bộ Y tế cũng đã tiến hành nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng chống dịch…
Thời gian qua, một số đơn vị khoa học trong nước tiến hành nghiên cứu sản xuất kit thử nhằm đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm phát hiện người bị nhiễm nCoV và đã đạt được những kết quả, về vấn đề này đề nghị Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp chặt chẽ với các nhóm nghiên cứu và các đơn vị liên quan đánh giá về mặt hiệu quả, an toàn sinh học,… trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho việc nghiên cứu, triển khai sản xuất kit thử xét nghiệm nCoV,…
Báo cáo của BCĐ cho biết, Bộ Y tế đã thành lập 4 đoàn công tác liên ngành bao gồm các Bộ, Ban ngành liên quan trong Ban Chỉ đạo kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại tỉnh Hà Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, TP. Hồ Chí Minh.
Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành, cơ quan tổ chức đón Đoàn lưu học sinh Việt Nam từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về bằng đường hàng không qua Sân bay Quốc tế Vân Đồn và đưa về cách ly theo quy định. Mọi hoạt động chuẩn bị đã được thực hiện đầy đủ. Đến sáng nay 10/02/2020, Đoàn lưu học sinh đã về đến cơ sở cách ly an toàn và tiến hành cách ly.
Tổ chức tập huấn về công tác giám sát, điều trị xét nghiệm cho các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ y tế tại hơn 720 điểm cầu, các bệnh viện phục vụ công tác phòng chống dịch tại Trung ương, 63 tỉnh/thành phố và các quận huyện trên toàn quốc ngày 08/02/2020.
Ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV theo Quyết định số 343/QĐ-BYT ngày 07/02/2020.
Ban hành hướng dẫn cách ly y tế tại nhà và nơi cư trú đối với các trường hợp có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định, trường hợp bệnh nghi ngờ với bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV theo Quyết định số 345/QĐ-BYT ngày 07/02/2020.
Bộ Y tế đang rà soát tất cả các phòng xét nghiệm trong cả nước để lập danh sách các phòng xét nghiệm đủ điều kiện xét nghiệm nCoV bằng phương pháp RT-PCR để việc xét nghiệm nCoV được nhanh chóng, hiệu quả.
Ban hành hướng dẫn cách ly tập trung đối với các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV theo Quyết định số 344/QĐ-BYT ngày 07/02/2020.
Theo SK&ĐS
Bệnh viện dã chiến đầu tiên ở TPHCM quy mô 300 giường bệnh đi vào hoạt động
Sáng 10/2, Bệnh viện dã chiến đầu tiên ở TPHCM trong khuôn viên Trường Quân sự TPHCM (ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi) quy mô 300 giường y tế do Sở Y tế TPHCM phối hợp với Bộ Tư lệnh TPHCM triển khai đã chính thức đi vào hoạt động.
Bệnh viện dã chiến đầu tiên tại TPHCM chính thức đi vào hoạt động.
Tại đây, 6 dãy nhà là nơi học tập, nghỉ ngơi của các học viên được bố trí thành 6 khu cách ly của bệnh viện dã chiến, gồm các phòng: hành chính, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân dương tính với virus corona và phòng dành cho những người trong thời gian cách ly, chờ theo dõi bệnh.
PGS.TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, chỉ trong 5 ngày chuẩn bị bệnh viện dã chiến đã đi vào hoạt động. Theo kế hoạch ngành y tế đã tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch do virus corona thành phố thành lập bệnh viện dã chiến với quy mô 500 giường bệnh tại 2 cơ sở của Bộ Tư lệnh TPHCM. Cụ thể, cơ sở 1 tại Trường Quân sự TPHCM (ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi) với quy mô 300 giường và cơ sở 2 tại huyện Nhà Bè 200 giường.
Diễn tập tiếp nhận bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến.
Mục đích của bệnh viện dã chiến nhằm phục vụ khi bệnh viện quận huyện, quá tải hoặc các trường hợp đặc biệt trong việc tiếp nhận, cách ly những người nghi nhiễm bệnh do chủng mới virus corona. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại khi con số tử vong và người mắc bệnh do virus corona đang gia tăng, PGS-TS Tăng Chí Thượng nhấn mạnh.
Thực hiện quy trình tiếp nhận bệnh nhân.
Trước mắt theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch do virus corona thành phố, bệnh viện dã chiến sẽ tiếp nhận bệnh nhân bị cách ly, có triệu chứng nhiễm virus corona tại các địa phương, quận huyện. Khác với các khu cách ly của các bệnh viện tại các địa phương, bệnh viện dã chiến vừa tiếp nhận bệnh, vừa điều trị, nên bệnh nhân có triệu chứng sốt hoặc ho có thể đưa lên bệnh viện dã chiến.
Diễn tập thăm khám, điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến.
Ngành y tế TPHCM đã giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới chịu trách nhiệm chính về điều hành và các hoạt động chuyên môn tại bệnh viện dã chiến, tuân thủ các quy định, quy trình của Bộ Y tế. Lực lượng bác sĩ, điều dưỡng tham gia bệnh viện dã chiến sẽ được Sở Y tế TPHCM điều phối luân phiên từ các bệnh viện của thành phố. Hiện bệnh viện huyện Củ Chi đã cử bác sĩ, điều dưỡng đến công tác tại bệnh viện dã chiến.
Bệnh viện dã chiến có quy mô 300 giường bệnh có thể thực hiện việc tiếp nhận, cách ly và điều trị.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, ngành y tế thành phố yêu cầu các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của thành phố sẵn sàng cho tình huống bệnh nhân trở nặng ngay tại bệnh viện dã chiến sẽ được hồi sức đầy đủ phương tiện cao nhất.
Đây là năm đầu tiên TPHCM phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố đưa bệnh viện dã chiến đi vào hoạt động. Mô hình bệnh viện dã chiến không chỉ tồn tại trong tình hình dịch bệnh này, mà trong tương lai khi có các bệnh dịch khác cũng sẽ được hình thành với cơ cấu sẵn có như vậy.
Thu Dịu
Theo baohaiquan
Hà Tĩnh: 10/15 trường hợp nghi ngờ có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV Đến sáng 10/2, tổng số 10/15 ca nghi ngờ liên quan đến viêm đường hô hấp tại Hà Tĩnh đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Corona Sở Y tế Hà Tĩnh kiểm tra công tác phòng chống nCoV tại thị xã Kỳ Anh Theo số liệu cập nhật của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch do virus corona Hà...