Chống dịch COVID-19 hiệu quả, UAE có ‘bí quyết’ gì đặc biệt?
Tỉ lệ tiêm ngừa cao, ca nhiễm – tử vong giảm liên tục, một bộ phận người dân có siêu đề kháng…, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất ( UAE) có lẽ đang ở vị trí mà mọi quốc gia trên thế giới đều ao ước.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt trước khi tiêm vắc xin tại Dubai – Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AFP, với hơn 90% dân số đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin, số ca nhiễm COVID-19 hằng ngày ở UAE đã giảm liên tục xuống dưới mốc 1.000 ca kể từ tuần trước.
Ngày 12-9, họ ghi nhận chỉ 620 ca nhiễm mới (dân số nước này gần 10 triệu người) và không có ca tử vong nào (tạm dừng lại ở 2.062 ca).
Bí quyết gì?
Tính từ đầu dịch, UAE có tất cả 728.886 ca nhiễm, trong đó 719.948 người đã phục hồi, như vậy chỉ còn khoảng 9.000 người đang chữa trị. Tình hình có thể mô tả là tươi sáng và nằm trong khả năng xử lý của hệ thống y tế.
Sau khi khôi phục hoạt động kinh tế trong nước, từ ngày 12-9 UAE bắt đầu cho phép người nước ngoài thuộc 15 quốc gia trước đó bị giới hạn đi lại được nhập cảnh với điều kiện đã tiêm ngừa đầy đủ một trong những loại vắcxin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua (AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna, Sinopharm, Sinovac).
Thành công chống dịch của UAE có thể gói gọn trong 5 điểm chính: chương trình tiêm chủng tốt nhất thế giới; xét nghiệm định kỳ nhằm phát hiện ca nhiễm không triệu chứng; phong tỏa bán phần trong giai đoạn đỉnh dịch giúp kéo ca nhiễm xuống; tổ chức khoanh vùng, truy vết chặt chẽ ngăn lây nhiễm cộng đồng; liều vắc xin tăng cường.
“Miễn dịch cộng đồng thường đạt được khi ít nhất 80% dân số đã có đề kháng – thông qua nhiễm bệnh tự nhiên hoặc tiêm vắc xin.
Video đang HOT
Chúng tôi có thể nói UAE gần như đã đạt được với hơn 79% dân số đã tiêm ngừa đầy đủ và hơn 90% đã tiêm ít nhất một liều vắc xin” – bác sĩ Tholfkar Al Baaj, trưởng khoa lâm sàng Bệnh viện Al-Futtaim Health, cho biết.
Theo bác sĩ Hiba Waleed Kashmoola – Bệnh viện Medcare Medical Centre, Sharjah, UAE có tỉ lệ trẻ em được tiêm ngừa thuộc hàng cao nhất thế giới.
Điều này rất quan trọng để kéo giảm lây nhiễm cộng đồng vì trẻ em thường là nguồn phát tán bệnh âm thầm (bệnh nhẹ, ít hoặc không triệu chứng).
“Khi trường học mở cửa trở lại, việc tăng tỉ lệ tiêm ngừa ở trẻ em càng quan trọng hơn để ngăn nguy cơ bùng dịch do tập trung đông người” – bác sĩ Al Baaj bổ sung.
Trong bối cảnh kinh tế chạy hết công suất, ca nhiễm liên tục giảm…, UAE vẫn khuyến cáo người dân không từ bỏ các biện pháp phòng ngừa. Các nguyên tắc đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách vẫn còn nguyên giá trị.
Sống chung với COVID-19 nhờ vắc xin
UAE là hình mẫu mở cửa và sống chung với COVID-19 thuộc nhóm các quốc gia có tỉ lệ tiêm ngừa cao, chung với Singapore, Israel, Anh hoặc Liên minh châu Âu.
Mỗi nước có sự thận trọng riêng, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là duy trì cuộc sống bình thường trong điều kiện có COVID-19.
Mới đây nhất, Hãng tin Reuters đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson hé lộ kế hoạch ngừng theo đuổi chính sách phong tỏa và nói không với việc xét “hộ chiếu vắc xin” (chứng nhận tiêm chủng), thay vào đó sẽ dựa vào vắc xin và xét nghiệm để bảo vệ cộng đồng.
Bộ trưởng Y tế Sajid Javid giải thích rõ hơn rằng Chính phủ Anh sẽ không quy định “hộ chiếu vắc xin” là điều kiện để người dân tham dự các sự kiện lớn. Cá nhân ông còn muốn bỏ luôn quy định đòi phải có xét nghiệm PCR với du khách càng sớm càng tốt vì quy định này gây tốn kém.
Từ tháng 5-2021 đến nay, tỉ lệ tử vong do COVID-19 ở Anh được kiểm soát ở mức thấp nhờ tiêm chủng tốt.
Gần đây, số ca tử vong trung bình chỉ khoảng 49 người/ngày (cập nhật đến ngày 27-8). Thời điểm bùng phát dịch hồi cuối tháng 4, đầu tháng 5-2020 và giữa tháng 1-2021, Anh có hơn 1.300 người chết do COVID-19 mỗi ngày.
Cũng theo xu hướng “bình thường hóa tối đa”, trước đó Đan Mạch cũng hủy bỏ yêu cầu “thẻ xanh vắc xin” đối với công chúng tại tất cả nơi công cộng bao gồm cả quán bar và hộp đêm.
Thành công này cũng nhờ chiến dịch tiêm chủng của Đan Mạch đã diễn ra nhanh chóng, với 73% trong số 5,8 triệu dân số và 96% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm ngừa đầy đủ.
Nhà dịch tễ học Lone Simonsen thuộc Đại học Roskilde nhận định: “Giờ đây virus không còn là mối đe dọa với xã hội Đan Mạch nữa, nhờ có vắc xin. Điều sẽ xảy ra sắp tới là virus vẫn có mặt trong cộng đồng nhưng nó sẽ tìm tới những người không tiêm vắc xin”.
Theo WHO nhận xét, Đan Mạch khống chế dịch thành công một phần nhờ công chúng tuân thủ các hướng dẫn của chính phủ và có chiến lược rõ ràng. Tuy nhiên, WHO cũng lưu ý các quốc gia nên theo dõi sát tình hình bởi virus luôn biến đổi.
Anh, Đan Mạch hay UAE đều không loại trừ dùng đến biện pháp mạnh nếu tình hình chuyển biến xấu đi.
Miễn dịch “siêu nhân” và tương lai đại dịch
“Miễn dịch siêu nhân” hay “miễn dịch hybrid” (kết hợp) là cụm từ do các nhà khoa học nghĩ ra gần đây để mô tả những người đã có khả năng đề kháng siêu mạnh trước virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Các bác sĩ UAE giải thích “miễn dịch hybrid” là kết quả của miễn dịch tự nhiên (nhiễm virus rồi khỏi bệnh) kết hợp với miễn dịch do vắc xin, từ đó sinh ra khả năng đề kháng cao hơn hẳn so với những người chỉ tiêm vắc xin mà chưa nhiễm virus.
Theo báo Khaleej Times, trong bối cảnh ca COVID-19 giảm dần trên khắp UAE, các bác sĩ nhận định hiện tượng “miễn dịch hybrid” có thể đang xảy ra trong cộng đồng và những ai có được sự bảo vệ này hầu như an toàn tuyệt đối trước virus.
“Các nghiên cứu cho thấy kháng thể của những người có miễn dịch hybrid có thể vô hiệu hóa cả virus SARS-CoV-1 (gây bệnh SARS) xuất hiện cách đây 20 năm. Virus đó rất khác so với SARS-CoV-2 (gây COVID-19).
Thêm vào đó, hiện có nhiều nghiên cứu tập trung tìm ra một loại vắc xin có thể bảo vệ trước mọi biến thể tương lai của virus corona.
Dựa trên những phát hiện mới, có vẻ như hệ miễn dịch con người cuối cùng vẫn chiếm ưu thế so với virus, và nếu chúng ta may mắn, SARS-CoV-2 sẽ gia nhập nhóm virus chỉ gây bệnh cảm nhẹ” – bác sĩ Tholfkar Al Baaj, trưởng khoa lâm sàng Bệnh viện Al-Futtaim Health, tỏ ra lạc quan.
IEA nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường đầu tư năng lượng sạch
Nếu muốn đạt các mục tiêu khí hậu đã đề ra, thế giới không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng đầu tư ít nhất gấp 7 lần vào năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Đây là khuyến nghị được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra trong báo cáo, mang tên "Tài trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển", công bố ngày 9/6.
Nhà máy điện hạt nhân Barakah tại khu vực Gharbiya, Abu Dhabi, UAE, ngày 12/11/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol, lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát đang tăng lên, tỷ lệ nghịch với các khoản đầu tư vào năng lượng sạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nỗ lực của toàn cầu trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu và năng lượng bền vững. Báo cáo ước tính để có thể đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, thế giới cần đầu tư cho năng lượng sạch mỗi năm tăng ít nhất gấp 7 lần, từ mức chưa đầy 150 tỷ USD trong năm 2020 lên mức hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030.
Cũng theo cơ quan trên, lượng khí carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng mà các nền kinh tế đang phát triển thải ra môi trường sẽ tăng thêm 5 tỷ tấn trong 2 thập kỷ tới, khiến đầu tư năng lượng sạch trở thành ưu tiên hàng đầu của thế giới.
Tuy nhiên, ông Birol cũng chỉ ra thực tế tình trạng thiếu vốn và thiệt hại về kinh tế do tác động của đại dịch COVID-19 đã cản trở cuộc chiến bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Ông nêu rõ chỉ có 20% các khoản đầu tư vào năng lượng sạch đến được các nền kinh tế đang phát triển - vốn chiếm 2/3 quy mô dân số của thế giới, chiếm hơn 90% lương khí thải gia tăng. Do đó, có khoảng cách rất lớn giữa nơi có lượng khí phát thải nhiều với nơi mà dành đầu tư cho năng lượng sạch. Chính vì vậy, báo cáo "Tài trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển" kêu gọi hành động toàn cầu, đặc biệt là những nước giàu, nhiều nguồn lực, để tạo ra sự khác biệt.
Giám đốc điều hành IEA cũng hy vọng tại cuộc họp thượng đỉnh, dự kiến diễn ra vào ngày 11/6 tới tại Anh, lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), sẽ đưa ra mức viện trợ cao gấp nhiều lần con số 100 tỷ USD mỗi năm được đưa ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Tháng trước, IEA cho rằng các nước không nên tiếp tục triển khai các dự án nhiên liệu hóa thạch mới nếu muốn đạt được mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050.
20 năm nhìn lại đảo nhân tạo lớn nhất thế giới hình cây cọ Palm Jumeirah là đảo nhân tạo lớn nhất thế giới được xây dựng 20 năm trước ở Dubai và là biểu tượng của tiểu vương quốc này. Việc nạo vét và đặt móng cho đảo Palm bắt đầu vào năm 2001 ở tiểu vương quốc Dubai, thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). 6 năm sau, những cư dân đầu tiên...