Chống dịch Covid-19: Cận cảnh đêm trực của nhân viên y tế tại bệnh viện dã chiến
Công việc của kíp trực trong một đêm trực tại bệnh viện dã chiến hoàn toàn khác lạ với một đêm trực thông thường.
Không gian yên tĩnh của bệnh viện dã chiến về đêm. Mọi trường hợp cách ly tại các khu nhà của bệnh viện đều đã ngủ say, ngoại trừ kíp trực đang bận rộn tiếp nhận người cách ly mới được chuyển đến.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, bệnh viện dã chiến của TP.HCM đã chính thức đi vào hoạt động, đảm trách nhiệm vụ quan trọng đó là vừa cách ly theo dõi những người đến từ vùng dịch Covid-19, vừa cách ly điều trị khi phát hiện người cách ly theo dõi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19.
Nhân viên của kíp trực bao gồm: Bác sĩ, điều dưỡng của các bệnh viện công lập của quận, huyện và thành phố. Hiện, công tác này đang do Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi đảm trách, cùng với sự hỗ trợ của các cán bộ chiến sĩ của Bộ Tư lệnh TP.HCM.
Lúc 23h15, chuông reo tại phòng trực, nhân viên ca trực của bệnh viện dã chiến nhận cuộc gọi từ Trung tâm Kiểm dịch quốc tế (sân bay Tân Sơn Nhất) báo sẽ chuyển đến 3 người từ vùng dịch trở về và sẽ cần được cách ly.
Công việc của kíp trực trong một đêm trực tại bệnh viện dã chiến hoàn toàn mới và khác lạ với một đêm trực thông thường của nhân viên y tế tại các bệnh viện. Ngoại trừ PCR (xét nghiệm cần phân tích chuyên sâu để tìm tác nhân gây bệnh) được gửi đến Viện Pasteur, các xét nghiệm máu, sinh hoá, huyết học, chụp X quang phổi và siêu âm đều được thực hiện tại bệnh viện dã chiến với kết quả có ngay chỉ trong vòng 1 giờ.
Dưới đây là hình ảnh thực tế về công việc của nhân viên y tế trong một đêm trực tại Bệnh viện dã chiến của TP.HCM:
Một nhân viên của kíp trực mặc áo phòng hộ, sang khu vực cách ly chuẩn bị phòng cho người cách ly mới sắp tiếp nhận.
Video đang HOT
3 nhân viên khác chuẩn bị đồ dùng cá nhân và các tiện ích cho người sắp được cách ly tại khu hành chính của bệnh viện dã chiến.
Nhân viên kíp trực mặc đồ phòng hộ chuẩn bị hướng dẫn xe chuyển người cách ly đậu đúng nơi quy định.
Ký nhận bàn giao ngay tại xe giữa nhân viên kíp trực của bệnh viện dã chiến và nhân viên chuyển người cách ly và tài xế xe chuyển người cách ly.
Một nhân viên kíp trực hỗ trợ mang hành lý của người cách ly lên phòng cách ly.
Bác sĩ, điều dưỡng lấy dấu hiệu sinh tồn, hỏi tình trạng sức khoẻ, xem các đơn thuốc mà người cách ly đang sử dụng.
Tại khu hành chính, bác sĩ trực tiếp tục hoàn tất hồ sơ bệnh án cho người cách ly, bổ sung các chi tiết còn thiếu vào hồ sơ bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Cả kíp trực bác sĩ, điều dưỡng hoàn tất hồ sơ trong đêm trực, chuẩn bị báo cáo trong buổi giao ban vào sáng sớm với lãnh đạo bệnh viện.
Nguồn: http://danviet.vn/tin-tuc/chong-dich-covid-19-can-canh-dem-truc-cua-nhan-vien-y-te-tai-benh-vien…
Những hình ảnh bác sĩ 3 cùng ăn-ở-chống dịch Covid-19 tại tâm dịch Sơn Lôi
Phía sau những thành công trong điều trị những ca bệnh nhiễm Covid-19 là sự cống hiến thầm lặng của bao chiến sĩ dự phòng…
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
TP.HCM: Khen thưởng 2 bệnh viện điều trị thành công các ca nhiễm Covid - 19
Chiều nay (21/2), sau khi bệnh nhân việt kiều 73 tuổi nhiễm covid - 19 cuối cùng xuất viện, UBND TP.HCM đã trao bằng khen và thưởng cho bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM trao bằng khen, tiền thưởng cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy
Chiều 21/2, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm trao bằng khen và thưởng của UBND TP.HCM cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (trực thuộc Sở Y tế TP.HCM) và Bệnh viện Chợ Rẫy (trực thuộc Bộ Y tế) đã có thành tích trong chẩn đoán, điều trị thành công 3 ca bệnh Covid-19.
UBND TP ghi nhận sự cố gắng của Tập thể y bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong việc khẩn trương hết lòng điều trị cho các bệnh nhân. UBND TP cũng yêu cầu các bệnh viện cần thông tin kịp thời chính xác về các ca bệnh cho người dân biết, tránh gây hoang mang.
Ngoài bằng khen, bệnh viện Chợ Rẫy còn được khen thưởng hiện vật 50 triệu đồng và 100 triệu đồng đối với bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Đây là sự ghi nhận kịp thời của chính quyền TP.HCM đối với nỗ lực của ngành y tế, đặc biệt là trong thời điểm chào mừng ngày thầy thuốc việt nam 27/2 sắp tới.
Ông Tạ Hoa Kiên Việt kiều Mỹ cười rạng rỡ trong ngày xuất viện.( ảnh: internet)
Phát biểu tại buổi lễ, ông Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết đến chiều 21/2, bệnh nhân cuối cùng nhiễm Covid -19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã xuất viện. Đến thời điểm hiện tại TP.HCM đã không còn bệnh nhân nhiễm Covid -19.
Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện tại Bệnh viện dã chiến (huyện Củ Chi) đã cách ly 30 trường hợp. Số người được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện là 55 người ( Trong đó, 36 người hết thời gian theo dõi 14 ngày, còn 19 người đang tiếp tục được theo dõi). Số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 2.977 trường hợp; hiện đã có 2.903 người hết thời gian theo dõi, còn 74 người đang tiếp tục được theo dõi.
Tất cả các ca được cách ly theo dõi đều chưa phát hiện dấu hiệu nhiễm Covid-19.
PHA LÊ - HẢI LINH
Theo Dansinh
Bệnh viện dã chiến Củ Chi phải là hình mẫu trong chống dịch COVID-19 tại TP.HCM 'Khi bước vào cổng Bệnh viện dã chiến mỗi bác sĩ, điều dưỡng phải thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây lan COVID-19. Hiện hình ảnh của các bạn được cộng đồng quan tâm nên phải xem đây nhiệm vụ rất vinh dự'. Hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng thuộc các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa...