Chống dịch Corona, CMC chấm công bằng nhận diện khuôn mặt
CMC cho biết, hệ thống chấm công bằng nhận diện khuôn mặt được triển khai từ ngày 4/2/2020 trên toàn công ty và sẽ thay thế cho việc chấm công bằng vân tay, nhằm giảm thiểu khả năng lây lan dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra.
Chống dịch Corona, CMC chấm công bằng nhận diện khuôn mặt.
Mới đây, Bộ TT&TT đã ra Chỉ thị về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra. Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp công nghệ cần coi đây là thách thức, đồng thời là trách nhiệm của mình đối với xã hội, khẩn trương vào cuộc, đưa ra những giải pháp, ứng dụng công nghệ số sáng tạo vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch.
Đại diện CMC cho biết, ngoài việc phun thuốc sát khuẩn cho tòa nhà làm việc, trang bị miễn phí khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn cho tất cả nhân viên, CMC đã xây dựng hệ thống chấm công bằng nhận diện khuôn mặt bắt đầu được triển khai từ ngày 4/2/2020 và sẽ thay thế cho hệ thống chấm công bằng vân tay. Đây là cách nhằm giảm thiểu khả năng lây lan dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra. Giải pháp được nghiên cứu, phát triển và triển khai bởi Viện CIST thuộc Tập đoàn CMC.
Video đang HOT
CMC đã xây dựng hệ thống chấm công bằng nhận diện khuôn mặt bắt đầu được triển khai từ ngày 4/2/2020.
Không chỉ có CMC một số công ty công nghệ khác cũng bỏ hệ thống chấm công bằng vân tay. Trao đổi với ICTnews, đại diện NextTech Group cho biết, NextTech tạm dừng việc chấm công bằng vân tay để hạn chế tác nhân lây nhiễm bệnh. Thay vào đó, các cấp quản lý phải tự kiểm soát chấm công nhân viên thuộc đơn vị, bộ phận mình. “Nhân viên có các dấu hiệu ho, sốt, cảm cúm đều được phê duyệt làm việc từ xa. Các nhân sự khác vẫn đi làm bình thường và được khuyến nghị đeo khẩu trang và rửa tay diệt khuẩn thường xuyên để phòng tránh dịch bệnh”, đại diện NextTech Group chia sẻ.
Theo ictnews
BaoVietBank báo lãi èo uột, Tập đoàn CMC muốn thoái hết hơn 324 tỷ đồng vốn góp
Tập đoàn CMC là cổ đông sáng lập BaoVietBank với hơn 10% vốn góp, trị giá hơn 324 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn công nghệ CMC (HoSE: CMG) muốn chuyển nhượng toàn bộ 10,3% vốn tại Ngân hàng Bảo Việt (BaoVietBank) cho các nhà đầu tư khác có nhu cầu. Tại ngày 30/6, số vốn góp này trị giá hơn 324 tỷ đồng.
Cổ đông sáng lập của BaoVietBank chính là Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH), Vinamilk (HoSE: VNM) vàTập đoàn CMC.
Đáng nói, tại ngày 30/6/2019, Tập đoàn Bảo Việt (nắm 49,5% vốn BaoVietBank) cũng là cổ đông lớn của CMG với tỷ lệ sở hữu 5,04%.
Gần đây, cơ cấu cổ đông của Tập đoàn CMC vừa có sự thay đổi, khi Samsung SDS Asia Pacific mua thêm gần 5 triệu cổ phiếu và nắm giữ gần 30% vốn điều lệ.
Theo hợp đồng hợp tác đầu tư chiến lược đã ký, Samsung SDS sẽ tham gia vào HĐQT của Tập đoàn CMC và hợp tác phát triển kinh doanh các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như nhà máy thông minh, điện toán đám mây, giải pháp an toàn thông tin...., đưa CMG trở thành trung tâm phát triển và bảo trì phần mềm toàn cầu tại thị trường Đông Nam Á.
Thông tin Tập đoàn CMC muốn thoái vốn tại Ngân hàng Bảo Việt diễn ra trong thời điểm nhà băng này vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2019 với lợi nhuận sau thuế thấp nhất từ trước đến nay, vỏn vẹn 1,96 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Bảo Việt chỉ đạt 10,56 tỷ đồng, giảm 42% so cùng kỳ.
Nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 6/2019 của Ngân hàng Bảo Việt giảm từ mức 3,39% đầu kỳ xuống 3,18% trên tổng dư nợ. Trong đó nợ có khả năng mất vốn giảm 19,6%, xuống mức 579,8 tỷ đồng.
Minh An
Theo vietnamdaily
Samsung SDS mua 25% cổ phần của tập đoàn CMC, tiếp tục mở rộng hiện diện tại Việt Nam Khoản đầu tư với trị giá 25% cổ phần của tập đoàn CMC sẽ giúp Samsung SDS, công ty chuyên kinh doanh giải pháp công nghệ của tập đoàn Samsung sớm nắm bắt và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Samsung SDS, đơn vị chuyên phát triển hệ thống và giải pháp công nghệ của Samsung đã mua lại 25%...