Chồng đi tù, vợ nhận chuyển m.a tú.y để… có tiề.n nuôi con
Nguyễn Thị Phương Loan trình bày do chồng đang đi tù, kinh tế khó khăn nên khi có người thuê vận chuyển m.a tú.y đã đồng ý.
Ngày 30/11, thông tin từ Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Thị Phương Loan (SN 1993, trú thành phố Vinh, Nghệ An) 20 năm tù về tội Vận chuyển trái phép chất m.a tú.y.
Cáo trạng của Viện Kiểm sá.t nhâ.n dân tỉnh Nghệ An thể hiện, ngày 4/4, Loan được một người đàn ông tên Trung (bạn chồng Loan, không xác định được nhân thân, lai lịch cụ thể), thuê ra Hà Nội vận chuyển m.a tú.y về thành phố Vinh, tiề.n công 20 triệu đồng.
Bị cáo Nguyễn Thị Phương Loan tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: Hoàng Lam).
Tối cùng ngày, Loan mượn ô tô của mẹ điều khiển ra Hà Nội để nhận từ Trung 434g m.a tú.y, giấu trong hộp nhựa.
Ngày 5/4, khi Loan cùng số m.a tú.y trên về đến địa phận thành phố Vinh thì bị công an phát hiện, bắt giữ.
Tại phiên tòa, bị cáo Loan khai do chồng đang đi tù, bản thân nuôi 2 con (8 tuổ.i và 5 tuổ.i), kinh tế khó khăn. Dù biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng Loan vẫn “nhắm mắt” làm liều để có tiề.n nuôi con.
Được biết, chồng bị cáo Loan là Lê Thanh Luân (SN 1986, trú thành phố Vinh), đang chấp hành bản án liên quan đến m.a tú.y tại Trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Video đang HOT
Bị cáo Loan bày tỏ sự hối hận, mong Hội đồng xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về nuôi dạy các con. Sau khi Loan bị bắt, chồng đang ngồi tù, 2 con nhỏ của bị cáo này do bà ngoại chăm sóc, nuôi dưỡng.
Hối hận muộn màng của 2 na.m sin.h ở TPHCM bị khởi tố vì cần sa
"Chỉ vì mấy điếu cần sa mà tôi mất cả tự do, mất cả tương lai. Tôi cảm thấy rất hối hận, rất nhớ nhà.
Nếu thời gian quay trở lại, tôi không bao giờ đụng vào nó", một na.m sin.h chia sẻ.
Ngày 28/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình đã khởi tố bị can, bắt tạm giam M.M.Đ. (SN 2005) và N.N.Q.T. (SN 2005, cùng là sinh viên tại TPHCM) về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất m.a tú.y.
Theo cảnh sát, Đ. và T. bị bắt vì tổ chức sử dụng cần sa. Đây là một loại m.a tú.y bị cấm tại Việt Nam, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa ý thức được tác hại của nó đến sức khỏe cũng như vi phạm pháp luật.
Tương lai dang dở
T. dính đến cần sa từ cuối tháng 8. Khi đó, na.m sin.h bị đối tượng xấu rủ rê, nói rằng sử dụng cần sa là hợp pháp, giúp giải tỏa, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, T. mù quáng dùng chất cấm mà không tìm hiểu.
Qua thời gian sử dụng, T. nhận ra cần sa có nhiều tác hại hơn những lời đồn thổi. Na.m sin.h nhiều lúc không kiểm soát được cơ thể, hành vi. Khi mệt mỏi, cần sa giúp T. giải tỏa; tuy nhiên lúc tức giận nó lại khiến na.m sin.h bùng nổ, bộc phát ra những lời nói, hành vi chưa từng làm với gia đình, người thân.
"Cần sa đem lại những điều xấu, tiêu cực cho tôi. Tôi không thể ngủ tròn giấc khi về đêm. Nếu sử dụng vào buổi sáng, tôi hầu như không làm gì được trong cả ngày đó", T. chia sẻ.
Ngoài những tác hại trên, hậu quả mà T. thấy rõ nhất là bản án mà na.m sin.h sắp đối diện. T. ăn năn, hối cải và mong được pháp luật khoan hồng để sớm hòa nhập cộng đồng.
"Tôi hối hận lắm. Tôi mong được đoàn tụ với gia đình, được chăm sóc gia đình, được đi học lại và làm lại cuộc đời, tương lai đang dang dở", T. nghẹn giọng.
Nhìn vào vấp ngã của mình, T. mong muốn những bạn trẻ cần có cái nhìn đúng đắn hơn về cần sa. Na.m sin.h cho rằng chất cấm này đang được chào mời rất phổ biến, được sử dụng như một loại thuố.c l.á. Khi các bạn học sinh, sinh viên sử dụng sẽ vi phạm pháp luật, mất cả tương lai, cuộc sống và gia đình.
M.M.Đ. bật khóc, hối hận khi sử dụng cần sa (Ảnh: Thuận Thiên).
Còn con đường đưa M.M.Đ. đến với cần sa chỉ vì một lần đi cà phê với bạn. Khi đó, một đối tượng đã tiếp cận mời Đ. cùng bạn bè dùng cần sa. Lúc đó, trong suy nghĩ non nớt của cậu sinh viên, Đ. cảm thấy chất cấm này cũng như thuố.c l.á, thuố.c lào.
Đến khi vướng vào lao lý, Đ. được các cán bộ công an giải thích, na.m sin.h mới nhận thức được hành vi sai trái của mình. Đ. bật khóc, nói rất hối hận bởi cái giá mình phải trả là quá đắt.
"Chỉ vì mấy điếu cần sa, tôi mất cả tự do, mất cả tương lai. Tôi cảm thấy rất hối hận, rất nhớ nhà. Nếu thời gian quay trở lại, tôi không bao giờ đụng vào nó", Đ. nói trong nước mắt.
Tình trạng báo động
Ông Đào Công Lữ, Phó viện trưởng VKSND quận Tân Bình, cho biết trong thời gian qua VKSND quận Tân Bình đã phối hợp với các cơ quan tố tụng ở địa phương khởi tố 6 vụ án, 14 bị can về các tội danh m.a tú.y liên quan đến các em học sinh, sinh viên. Qua các vụ án, ông Lữ cho rằng nhận thức của học sinh, sinh viên chưa đúng đắn, chưa thấy rõ hậu quả mà cần sa mang lại.
"Nhà nước ta tuyên truyền tác hại m.a tú.y này trên các phương tiện truyền thông rất nhiều. Tuy nhiên, các em chưa có nhận thức sâu về pháp luật, cho nên vẫn cố ý sử dụng để thỏa mãn về tính tò mò", Phó viện trưởng VKSND quận Tân Bình đán.h giá.
Về tính chất mức độ của các học sinh trong việc tổ chức sử dụng m.a tú.y, ông Lữ cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng đã cân nhắc, xem xét rất kỹ lưỡng và cảm thấy cần thiết xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự để răn đe, giáo dục, phòng ngừa trong địa bàn quận nói riêng và xã hội nói chung.
Thiếu tá Trần Tuấn Anh cho rằng tình trạng các em học sinh, sinh viên sử dụng cần sa đáng báo động (Ảnh: Thuận Thiên).
Thiếu tá Trần Tuấn Anh, cán bộ Đội Cảnh sát m.a tú.y Công an quận Tân Bình, cho biết thời gian qua, đơn vị bắt hàng loạt vụ án liên quan sinh viên, học sinh sử dụng cần sa. Đây là tình trạng đáng báo động.
Thiếu tá Trần Tuấn Anh cho rằng các em học sinh, sinh viên bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo, tuyên truyền rằng cần sa hợp pháp ở nước ngoài và làm cho các em lầm tưởng là hợp pháp. Tuy nhiên, cần sa là chất cấm ở Việt Nam. Tất cả hành vi liên quan đến cần sa đều vi phạm pháp luật từ việc trồng cần sa, hút cần sa.
"Trường hợp các em học sinh, sinh viên tổ chức sử dụng cần sa thì mức án có thể 7-15 năm, rất nặng so với lứa tuổ.i của mình. Nếu các em còn vi phạm, sử dụng cần sa thì có thể đán.h mất tương lai của mình và phải chịu mức án nghiêm khắc của pháp luật", Thiếu tá Trần Tuấn Anh chia sẻ.
Theo vị cán bộ này, gia đình cần quan tâm đến con cái, trường hợp phát hiện các em có biểu hiện nghi vấn, phải báo ngay cho địa phương để giúp các em tránh xa m.a tú.y, tránh vi phạm pháp luật, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh và gia đình.
Đà Nẵng: Thêm một nhóm chuyên trộm ống pô xe máy 'sa lưới' Chỉ trong gần 2 tháng, nhóm thanh thiếu niên đã gây ra 13 vụ trộm cắp ống pô xe máy, bán cho một tiệm sửa xe để độ chế xe máy. Tối 29.11, Công an Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) cho biết đã bắt được nhóm chuyên trộm cắp ống pô xe máy trên địa bàn. Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin,...