Chồng đi thả cá chép cúng ông Công ông Táo về mặt thâm tím, nghĩ anh trượt chân ngã tôi chườm đá thì tá hỏa nhận được đoạn clip này
Xem đoạn clip đó tôi mới hiểu lý do chồng sưng tím mặt mày là gì. Tôi không ngờ sau lưng tôi, anh lại ngang nhiên làm điều đó một cách vui vẻ, không hề nghĩ tới vợ như thế.
Mọi năm còn mẹ chồng, năm nào cứ đến ngày 23 tháng Chạp là mẹ đã chuẩn bị tươm tất mọi thứ cúng ông Công ông Táo, vợ chồng tôi chỉ đi làm về rồi phụ mẹ mấy việc lặt vặt thôi. Năm nay mẹ chồng mất, tôi là dâu trưởng nên phải lo cúng khấn đàng hoàng.
Hai vợ chồng xin nghỉ làm sớm về đi chợ mua đồ cúng. Chồng tôi không biết nấu nướng chỉ phụ bên ngoài. Học mẹ đẻ cách chuẩn bị mâm cơm cúng, cúng thế nào tôi cũng làm y như mẹ bảo, cá chép, bánh chưng, thịt, cơm canh, hoa quả đủ cả. Cúng xong, đang định đi thả cá chép ra hồ thì chồng tôi nhận đi.
Bận dọn dẹp, con cái, tôi giao cho anh đi thả cá. Việc này đơn giản cũng chẳng có gì phải lo chồng không làm được. Thế nhưng 2 tiếng sau anh về nhà với gương mặt thâm tím, mắt sưng lên một bên. Hoang mang khi chồng đi thả cá chép mà thương tích đầy người thế này. Anh khai với tôi, không để ý vấp vào hòn đá úp mặt xuống đường nên mới thế. Thở dài chán ngán vì ông chồng hậu đậu, có đi thả cá thôi mà cũng không xong.
Nhìn anh đau, tôi vừa giận vừa xót. Kéo chồng vào phòng chườm đá cho anh bớt sưng tím, tôi vẫn không quên cằn nhằn lão. Cho đến lúc chuẩn bị tắt điện đi ngủ tôi sốc nặng khi được thằng Long – em họ tôi gửi cho đoạn clip mà chồng là nhân vật chính. Xem clip đó tôi mới hiểu vì sao chồng bị sưng vù mặt.
Hóa ra chồng tôi đi thả cá, thấy cô gái trẻ đẹp ngồi một mình ở ghế đá, lão ra trêu đùa nói những câu thiếu tế nhị với cô ta. Lúc sau bạn trai của cô ta đến, hắn nóng tính túm cổ áo lôi chồng tôi ra đánh cho một trận lên bờ xuống ruộng. Thằng Long uống trà đá ở đó quay lại hết cảnh chồng bị đánh ghen. Bực mình về chồng, tôi không ngờ lão lại có tư tưởng tán tỉnh gái lạ như thế.
Đưa cho chồng xem đoạn clip, anh luôn miệng xin lỗi tôi. Anh giải thích rằng anh chỉ trêu đùa cô ấy một tý thôi chứ không có ý gì cả, không ngờ tay người yêu lại nặng tay như thế. Nhìn lão tôi vẫn nghi, đến gái lạ lão còn tán tỉnh thì liệu lão có bồ bịch bên ngoài không? Cả đêm tôi tra khảo chồng, bắt anh khai thật về tất cả các mối quan hệ chồng vẫn khẳng định không có ai cả. Thế nhưng lúc tôi bắt anh mở Zalo lên kiểm tra thì ôi thôi, chồng tôi là gã chuyên quét Zalo dạo và gạ gẫm các cô gái đi cafe, đổi gió.
Kéo tin nhắn sang tận 2 tháng trước, tôi run rẩy với nick Zalo tên Mận. Chồng và cô ta từng đi nhà nghỉ, họ cặp kè với nhau mà tôi không hề hay biết. Nổi điên lên vì bị chồng phản bội, tôi không ngờ chồng lại lăng nhăng tệ bạc đến thế. Anh khai chỉ qua đêm duy nhất với cô ta một lần vì thời điểm đó vợ chồng tôi cãi nhau, được cô ta gợi ý chồng gật đầu đi luôn.
Video đang HOT
Lặng người trước những gì mắt thấy tai nghe, tôi không nghờ người mình tin tưởng lại cắm sừng tôi như vậy. Đúng là đàn ông chỉ muốn thêm chứ không muốn bớt, có vợ rồi vẫn muốn có “dự phòng” bên ngoài. Nếu hôm nay anh không bị đánh ghen, tôi không được cậu em gửi cho đoạn clip đó thì anh còn phản bội tôi đến bao giờ nữa.
Bực chồng, uất hận vì bị phản bội tôi tuyên bố ly thân. Tôi cần thời gian để suy nghĩ về quyết định có nên dừng lại mối quan hệ này không? Lăng nhăng là bản tính của chồng, tha thứ cho anh lần này liệu lần sau gặp người đàn bà khác anh có tiếp tục ngoại tình nữa không? Chỉ cần nghĩ đến việc anh quét Zalo tìm “đối tác” tôi đã điên tiết rồi.
Tết cận kề mà chồng còn khiến tôi đau khổ, thất vọng. Tôi không biết mình nên tiếp tục sống ly thân hay tha thứ cho chồng đây? Nhưng cứ nghĩ đến việc anh ta ăn nằm với người phụ nữ khác tôi lại không chịu được. Theo mọi người tôi phải làm gì?
Người phụ nữ thả cá tiễn ông Công ông Táo theo phong cách "ném lao"
Mới đây, hình ảnh người phụ nữ lấy đà ném chú cá vàng bay xa trước khi đáp xuống mặt nước để tiễn ông Công ông Táo sau khi chia sẻ mạng gặp nhiều tranh cãi.
Trong đó, có cư dân mạng tỏ ra nghi ngại liệu rằng chú cá chép ấy có đủ mạnh khỏe để sống tiếp. Số khác lại đưa ra ý kiến đây là hình ảnh không hiếm gặp vào dịp này.
"Mình không hài lòng về cách phóng sinh như trên, tội nghiệp chú cá. Câu chuyện mà năm nào cũng nói hoài nói mãi nhỉ nhưng mèo vẫn hoàn mèo." , một dân mạng bình luận.
Bài viết sau khi đăng tải lên mạng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Người phụ nữ đi phóng sinh cá theo "phiên bản ném lao"
Nhiều người quan niệm rằng, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm là thời điểm ông Công ông Táo cưỡi cá chép "lên chầu trời" báo cáo tình hình sau một năm trông coi, cai quản dưới hạ dưới. Dịp này, các gia đình thường làm mâm cỗ và chuẩn bị thêm 2 hoặc 3 con cá thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, họ sẽ đem phóng sinh với dụng ý để tiễn các "thần" về trời.
Hành động ném chú cá ra mặt hồ của người phụ nữ trong hình đã vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi. (Ảnh: Fanpage Hóng Express)
Năm nay, mặc dù chưa vào ngày chính thức, nhưng nhiều gia đình rục rịch chuẩn bị mâm lễ cúng sớm tiễn ông Công ông Táo. Và mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện bức hình chụp lại cảnh một nhóm người ra hồ phóng để sinh cá.
Cụ thể, theo bức hình được fanpage nổi tiếng đăng tải, nổi bật trong bức ảnh ấy là người phụ nữ đầu đội nón bảo hiểm, tay cầm túi ni lông màu đen. Khi ấy, cô lấy đà và ném chú cá vàng bay lên không trung trước khi đáp xuống mặt hồ. Đứng cạnh chị lúc này là một số cá nhân khác đang cầm túi cá trên tay chuẩn bị phóng sinh.
Cộng đồng mạng tranh cãi
Hình ảnh trên ngay sau khi chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong đó, một số cư dân mạng tỏ ra khó hiểu tại sao phóng sinh cá cần phải lấy đà và ném xa như vậy. Họ cho rằng, cách làm như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe động vật ấy và nó có thể không sống được.
Một số bình luận của dân mạng sau khi xem hình ảnh kể trên. (Ảnh: Chụp màn hình)
Bên cạnh đó, một số dân mạng hiến kế, người phụ nữ nói trên có thể nhẹ nhàng thả chú cá xuống hồ ngay vị trí gần chân mình. Nếu quá cao với với mặt nước, hãy sử dụng chiếc can nhựa hoặc vật tương tự, cột dây và từ từ đưa nó xuống.
- "Trời đất, đây là con cá chứ không phải mũi lao. Nhìn cô phóng sinh như vận động viên, phải lấy đà hẳn hoi mới chịu."
- "Sao những người gần đó không can ngăn nhỉ. Có lẽ sự việc xảy ra quá nhanh."
- "Khả năng cao là chú cá không sống được. Phóng sinh kiểu gì lạ vậy nhỉ."
- "Lấy cái xô hay can nhựa gì đó, cho vào đó tí nước, thả cá vào. Rồi cột thêm sợi dây từ từ đưa xuống."
Không chỉ vậy, cư dân mạng cho rằng, hành động phóng sinh kiểu như trên không còn là chuyện mới lạ mà là hình ảnh khá phổ biến. Trên mạng xã hội từng lan truyền vô số bức hình được cho là phản cảm lúc phóng sinh cá vào ngày tiễn ông Công ông Táo hay các dịp đặc biệt. Khi ấy, những chú cá không chỉ bị vứt từ trên cao xuống nước mà nó kị kẹt trong chiếc túi ni lông dẫn đến tình trạng không qua khỏi...
Nhiều người phóng sinh cá bằng cách đổ từ trên cao xuống nước. (Ảnh: TTXVN)
Số khác lại để nguyên cá trong túi ni lông và vứt thẳng xuống cống. (Ảnh: Pháp luật và Đời sống)
Nhiều chú cá sau khi phóng sinh đã không sống được. (Ảnh: Vietnamnet)
Nhiều dân mạng cho rằng, khi đi phóng sinh cá chúng ta nên lựa chọn những ao hồ có nước sạch, không ô nhiễm để nó thể dễ dàng sống. Bên cạnh đó, thao tác thả động vật này nhẹ nhàng, nghiêng bát hoặc túi cho cá tự bơi ra ngoài. Sau đó, vứt bỏ rác thải đúng địa điểm quy định.
Mai là 23 tháng Chạp, tham khảo ngay những mâm cơm cúng ông Công ông Táo bắt mắt của hội chị em đảm đang Ngày mai là ngày 23 tháng Chạp, đây cũng là khoảng thời gian các gia đình chuẩn bị làm lễ cúng ông Công ông Táo. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính không thể thiếu như mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc, tiền vàng, cá chép... người ta thường làm lễ mặn với các món xôi gà, thịt...