Chồng đi ngoại tình rồi dắt cả con riêng bị tự kỉ về nhà cho vợ nuôi
Năm tháng lớn dần, tôi thấy bố nhiều lần đòi ly dị mẹ tôi. Nhưng lần nào mẹ tôi cũng đều níu kéo. Mẹ kiên quyết không ký vào đơn ly dị dù bị đánh.
Nghe cô giáo nói rằng để khôi phục lại khả năng giao tiếp cho một đứa trẻ tự kỷ, cần phải có một người mẹ luôn vui vẻ và bình an, phải tuyệt đối không có chút nào cáu kỉnh hay tiêu cực. Tất nhiên là tôi làm được! Tôi bắt đầu cả quá trình “chữa bệnh” cho chính mình!
Bố mẹ tôi có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Bố quá vũ phu. Từ khi còn nhỏ lắm, tôi đã thấy mẹ mình cắn răng chịu đựng những đòn roi rồi. Đứa trẻ ba, bốn tuổi là tôi khi ấy không hồn nhiên nổi. Nó bắt đầu có những câu hỏi lởn vởn chạy trong đầu, như là: “Tại sao các ông chồng lại đánh các bà vợ? Nếu không đánh thì sao? Các bạn, ở lớp mẫu giáo sẽ ăn cơm và ngủ như thế nào nếu bố các bạn ấy đánh mẹ các bạn ấy như ở nhà mình?”… Thực lòng, nói ra điều này thật sự rất không hay, nhưng tôi thú nhận: Tôi ghét bố! Thậm chí là căm hận! Bố là một người đàn ông ác độc, cay nghiệt, và vô lương tâm!
Bố tôi là một người vũ phu. (Ảnh minh hoạ)
Năm tháng lớn dần, tôi thấy bố nhiều lần đòi ly dị mẹ tôi. Nhưng lần nào mẹ tôi cũng đều níu kéo. Mẹ kiên quyết không ký vào đơn ly dị dù bị đánh. Mẹ nhất định trở về nhà cùng bố dù bố đã lôi mẹ xềnh xệch về nhà ngoại để trả cho bà ngoại! Tôi thương mẹ vô cùng! Trên đời này, chắc chắn mẹ tôi thuộc mẫu người nhẫn nhục, chịu đựng đau khổ nhất, khó ai bì kịp! Nhưng tôi cũng không thể đồng tình với mẹ! Tôi quay sang ghét bỏ cả ông bà ngoại, vì tôi cho rằng đó là những người đã nhồi nhét vào đầu óc mẹ tôi cái quan niệm “xuất giá tòng phu”…
Cũng vì chứng kiến nỗi đau của mẹ mà trở nên tiêu cực trong cách nhìn nhận về cuộc sống, con người và thế giới. Tôi không được hiền dịu, bình tĩnh như nhiều bạn gái xung quanh. Trái lại, tôi thô lỗ, cộc cằn và có phần nhỏ nhen. Tôi không có bạn thân, tôi sống một cuộc đời đơn độc, không có người lắng nghe. Bởi lẽ, không ai muốn gần một kẻ luôn thích thu mình lại và sẵn sàng nói những lời khó nghe nhất với tất cả mọi người. Tôi thậm chí còn không có một “mảnh tình vắt vai” nào suốt những năm đại học. Bởi vì cái vẻ “trơ cằn” của tôi khiến đa số mọi người dự đoán là tôi… có vấn đề vềgiới tính. Các bạn nam ghét tôi, các thầy cô cười tôi. Gia đình, ai cũng lo toan, tất tả với công việc của mình, nhất là bố không ngừng đày đọa mẹ, nên không ai có chút thời gian nào động viên, chia sẻ với tôi.
Rồi, tôi không biết mình nên vui hay buồn, khi mà tôi học xong, ra trường, vừa có việc làm thì bố tôi đột tử! Bố ra đi theo cách rất… “vớ vẩn”, tức là chả có điều gì báo trước là một người khỏe mạnh như bố sắp qua đời. Tôi nhớ là hôm ấy bố tôi kêu đau đầu, đi nằm từ sáng. Mấy tiếng sau, khi mẹ tôi vào phòng để gọi thì bố tôi lạnh ngắt! Công an, hàng xóm cũng có nghi ngờ mẹ tôi đầu độc chồng do bị đánh đập và hành hạ quá nhiều. Nhưng tất cả mọi điều tra, mọi sự tìm kiếm thông tin đều chỉ chứng minh là mẹ tôi đã quá mức hết lòng với bố, tuyệt đối không có gì đáng nghi vấn ở đây. Vậy nên, cuối cùng, trong kết luận điều tra cũng chỉ dừng ở cụm từ “không rõ nguyên nhân”.
Nhưng đó lại là nguyên nhân cho một mâu thuẫn lớn giữa tôi và mẹ! Vì, ngay sau đám tang bố tôi, có một người phụ nữ dắt một đứa trẻ đến nhà tôi, nói rằng bà và bố tôi có hai đứa con chung. Tôi đã phải báo công an vì cho rằng bà ta lừa đảo gia đình tôi hòng chiếm đoạt tài sản. Nhưng không phải thế. Xét nghiệm ADN khẳng định đó là con của bố. Ngôi nhà họ ở cũng là bố tôi mua, giấy sang tên đổi chủ là bố tôi làm. Ngay cả hàng xóm ở khu vực nhà bà ta ở, cũng xác nhận rằng bố tôi qua lại nơi đó rất thường xuyên! Vậy là, đến hai chục năm nay, bố đã lừa dối mẹ con tôi, có hẳn một gia đình với tài sản riêng, mà không một ai biết gì!
Video đang HOT
Mẹ tôi sốc nặng, đi cấp cứu vì đau tim. Em gái tôi thì giận dữ, nó lao vào đánh người đàn bà kia như một con thú bị thương! Nó đã không thể kiềm chế nổi! Riêng tôi, lại nghĩ theo cách riêng của mình!
Hóa ra, bố không hề yêu mẹ. Bằng chứng là bố đã muốn ly dị với mẹ tôi nhiều lần nhưng mẹ không muốn thế! Chính ý định níu giữ bất kể mọi điều đã khiến cho bố tôi chán nản và không thể đến với người phụ nữ của mình. Sự chán nản ấy khiến bố tôi độc đoán và hung dữ. Trong chuyện này, tôi không hề ủng hộ mẹ! Dù thực lòng tôi cũng cảm thấy căm thù người đàn bà kia đến xương tủy của mình!
Tôi nhìn hai đứa trẻ mà người đàn bà kia dắt đến, chúng là em tôi đấy! Một đứa mười lăm tuổi và một đứa lên ba. Chúng cách nhau khá nhiều tuổi, có vẻ như, để sinh ra chúng, người đàn bà kia đã phải mất rất nhiều đắn đo, hoặc do một sự lỡ làng, ngoài ý muốn. Tôi căm thù mẹ chúng, tôi hận bố đẻ tôi, nhưng tôi thực lòng thương xót chúng! Chúng cũng như tôi, chứng kiến mẹ mình bị một người đàn ông hành hạ. Chỉ là, cách hành hạ khác nhau, một đằng là đánh đập, tra tấn. Một đằng là bỏ rơi (hoặc đành phải bỏ rơi), thì cũng đều như nhau…
Người đàn bà kia trao trả lại ngôi nhà cho mẹ tôi, bà muốn chứng minh là bà không định chiếm đoạt của mấy mẹ con tôi bất cứ điều gì. Bà ấy đưa đứa con lớn của mình về quê sinh sống, ở đó có họ hàng. Riêng đứa trẻ thứ hai, không hiểu sao, nó có vấn đề về giao tiếp – một dạng tự kỷ – nên đã ba tuổi rồi, mà luôn ngơ ngác như kiểu câm điếc vậy. Nó cần phải ở thành phố, theo học trường đặc thù để phục hồi khả năng, tránh để quá lâu sẽ phức tạp hơn. Đứa trẻ này, tôi nhận phần nuôi dưỡng. Tôi, chưa từng biết một người đàn ông nào theo nghĩa yêu đương, bây giờ lại phải trở thành một single mom cho một đứa trẻ mà đối với tôi, có quá nhiều chướng duyên! Nhưng không hiểu sao, tôi lại thấy mình yêu thương nó vô bờ! Xót xa cho nó như là đứa con mà mình trót “đánh rơi”, để giờ lại có người đưa đến, cho tôi “nhặt lại”…
Nghe cô giáo nói rằng để khôi phục lại khả năng giao tiếp cho một đứa trẻ tự kỷ, cần phải có một người mẹ luôn vui vẻ và bình an, phải tuyệt đối không có chút nào cáu kỉnh hay tiêu cực. Tất nhiên là tôi làm được! Tôi bắt đầu cả quá trình “chữa bệnh” cho chính mình!
Mọi chia sẻ, tâm sự của quý độc giả xin gửi về hòm thư: Chiase.pntd@gmail.com. Xin cảm ơn!
Theo Phunutoday
Có những lúc chán nản tình yêu, phải làm sao?
Khi bạn có cảm giác mối quan hệ bế tắc, hoặc đơn giản là có khó khăn, nỗi buồn không lý giải được, đừng buông bỏ ngay lập tức.
Hãy tìm lời khuyên từ một ai đó
Bạn đang gặp vấn đề bế tắc trong mối quan hệ yêu đương hoặc từ chính bản thân mình, hoặc bản thân bạn đang thấy chán nản, căng thẳng, hãy tin bạn không phải là người duy nhất. Có những người bạn của bạn chắc chắn đã trải qua những tình huống như thế này. Người đó có thể đưa ra những lời khuyên sáng suốt dựa trên sự thất bại hay thành công của mình trước đó. Hãy tìm một người mà bạn có thể tin tưởng. Và ngay cả khi nếu không ai có thể giúp bạn trong trường hợp này, hãy đừng vội đưa ra quyết định của mình, nó có thể không đúng đắn ngay lúc này.
Suy nghĩ về tình cảm của đối phương
Những sự chán nán làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi nhưng hãy nhớ lại những kỷ niệm đẹp, bạn đã từng vui vẻ như thế nào và cả 2 đã có tình cảm ra sao. Nếu bạn cảm thấy cần được quan tâm thì đối tác cũng cần điều đó y như bạn.Nếu bạn vẫn còn yêu anh ấy, hãy mở lòng mình ra trước để cả hai có thể xóa đi những đòi hỏi thiệt hơn về nhau.
Những sự chán nán làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi nhưng hãy nhớ lại những kỷ niệm đẹp
Đừng ngồi trong xó nhà và tự kỉ
Việc đó không phải là cách để cứu vãn mối quan hệ của bạn khi bạn cảm thấy chán nán. Hãy ra ngoài uống 1 ly cà phê, một chuyến du lịch ngắn ngày hay đơn giản hơn là đi bộ trong công viên. Những điều nhỏ nhặt này lại hữu ích đến thần kỳ, khi bạn cảm thấy hạnh phúc hơn những u ám cũng vì thế mà tan đi. Bạn có thể suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ của cả hai một cách lý trí và khách quan.
Hãy thử một việc gì mới mẻ
Nếu bạn đã từng muốn tham gia một lớp yoga mà còn ngần ngại chưa có thời gian hoặc thiếu quyết tâm thì hãy ngay lập tức đăng kí và tham gia. Hoặc chỉ là việc đi mua sắm thôi cũng sẽ giúp ích cho bạn nhiều. Cảm xúc hiện tại của bạn đang khá tồi tệ, nhưng việc mới mẻ sẽ giúp bạn lấy lại được sự hào hứng.
Suy nghĩ về tương lai
Khi bế tắc, chán nản bạn thường có xu hướng nghĩ đến quá khứ và những câu chuyện đau buồn nhiều hơn. Nhưng hãy suy nghĩ về tương lai, hãy nghĩ về bạn trong khoảng thời gian tới bạn muốn làm gì và có kế hoạch gì với bản thân. Lập ra mục tiêu và thực hiện nó.
Hãy suy nghĩ về tương lai, hãy nghĩ về bạn trong khoảng thời gian tới bạn muốn làm gì (Ảnh minh họa: Internet)
Đừng lý tưởng hóa bản thân
Nếu bạn là một người cầu toàn, bạn có thể cảm thấy xấu hổ về trạng thái cảm xúc của bạn đang có. Bạn có thể nghĩ rằng đối tác của bạn không hiểu những gì bạn cảm thấy. Vậy thì bạn không cần phải lý tưởng hóa bản thân. Ai cũng có thói xấu, có nỗi đau và những khoảng thời gian khó khăn, không ai có thể có được mọi điều trọn vẹn, hoàn hảo. Hãy sống chung và chấp nhận với nó.
Viết về nỗi buồn và những khó khăn hiện tại
Khi cảm thấy bế tắc hãy tìm đọc về nó về những vấn đề bạn đang phải đối mặt. Hãy lôi giấy bút ra và viết về nó, sau 3 ngày sẽ cho thấy những kết quả đáng ngạc nhiên. Sau đó, hãy dồn toàn bộ năng lượng và suy nghĩ về mối quan hệ của bạn đang có, đối tác trong tình yêu, hôn nhân của bạn để không bỏ cuộc khi chưa thực sự muốn.
Theo Afamily