Chồng đi làm xa nhưng lại không gửi tiền về cho vợ, biết được nhân vật đằng sau thao túng vợ gửi ngay 1 email nội dung “chất” thế này
Giờ thì Nhung hiểu tất cả rồi, thật không ngờ hai người họ lại đối xử với cô như vậy. Đã thế Nhung sẽ không cam chịu mãi đâu.
Mới cưới được 6 tháng Nhung đã phải xa Khoa. Cũng đã tính toán từ trước với nhau rồi, không cưới thì sợ mất, cưới xong vẫn phải lo làm ăn kinh tế nên vợ chồng Nhung đành gác lại tình riêng vì sự nghiệp chung.
Khoa đi Nhật 3 năm và đặt mục tiêu sẽ kiếm 1 số vốn để mở cửa hàng, 2 vợ chồng sẽ ra ở riêng. Thấy chồng nghĩ được như thế Nhung cũng mừng lắm, tủi thân đến mấy cô cũng ủng hộ việc chồng đi làm xa.
3 tháng trôi qua, Khoa khoe đi làm lương cũng khá ổn, sắp trả được hết nợ số tiền phí sang đây rồi. Lại 3 tháng tiếp theo, Khoa gọi cho vợ ít hơn, anh bảo tăng ca nhiều để kiếm thêm tiền lo cho tương lai vợ con.
Ảnh minh họa
“Thằng Khoa nó có gửi tiền về đều không em? Đàn ông xa nhà là nguy hiểm phết đấy. Cẩn thận, đàn bà mình là phải nắm đằng chuôi không nó mang hết đi cho gái là xong”, Nhung chột dạ với câu hỏi của chị gái. Đúng là đến 1 năm nay cô chưa biết cầm được 1 đồng lương nào của chồng gửi về. Khoa cũng không đề cập gì, chỉ nói tự mình giữ đỡ phải gửi lách cách.
Đã 12 giờ đêm, con bé cứ ọ ọe làm Nhung không ngủ được. Vừa cho nó ti, Nhung vừa đọc email Khoa mới gửi: “Vợ yêu, đợt này làm nhiều nên chồng không có thời gian gọi điện nhắn tin cho vợ, 2 nơi lại lệch múi giờ nữa. Công ty chồng làm người ta trả lương theo năm nên cuối năm chồng gửi về 1 cục cho vợ nhé. Còn giờ tạm thời gửi vợ 1000 nụ hôn. Yêu vợ, nhớ con”.
Video đang HOT
Nhung cười nhạt. Đọc những lời vừa rồi không làm cô vui lên mà khiến lòng Nhung thêm khó chịu. Khoa đâu có biết được cái cảnh cô phải ngửa tay xin mẹ chồng từng đồng, từ bỉm sữa cho con đến chi tiêu ăn uống. Có chút vàng cưới với tiền người ta thăm đẻ Nhung cũng chẳng tiết kiệm được, mẹ chồng khó khăn quá nên cô phải bán vàng đi để chi trả cuộc sống.
Hơn 1 giờ sáng, con gái đã ngủ say, Nhung thẫn thờ ngồi nghĩ vẩn vơ. Cô tranh thủ xuống nhà lấy chút nước không lát con bé lại tỉnh. Đi qua phòng mẹ chồng thì Nhung nghe có tiếng nói chuyện. Bố chồng cô về quê được 2 hôm rồi, giờ này bà còn chuyện trò với ai được?
Vừa định bước đi thì nội dung cuộc nói chuyện của mẹ chồng đã níu chân cô lại: “Mẹ đã bảo rồi, mày không phải lăn tăn suy nghĩ gì cả. Giờ mẹ đẻ ra mày mà mày còn không tin mẹ à. Gọi video có thấy vợ nó béo tốt không, chả công tôi chăm thì công ai. Cái Nhung nó đang nuôi con thơ nhiều cái bất tiện, cứ gửi tiền về mẹ giữ là yên tâm nhất…”.
Giờ thì Nhung hiểu tất cả rồi, thật không ngờ hai người họ lại đối xử với cô như vậy. Đã thế Nhung sẽ không cam chịu mãi đâu.
Ảnh minh họa
Tối hôm sau, Nhung soạn 1 email với nội dung thế này rồi gửi Khoa: “Cám ơn chồng yêu. 1000 nụ hôn của anh gửi đêm qua em đã tiêu tốn hết rồi. 300 cho anh thu tiền điện, 200 cho anh tiền nước, 200 anh tiền mạng. Còn lại là mấy anh bán sữa, bỉm rồi thức ăn, sinh hoạt nữa chồng ạ. Khổ, người ta toàn là đàn ông nên 1000 nụ hôn anh gửi chẳng đủ cho em chi phí. À mà còn anh hàng xóm cạnh nhà mình chồng cứ chê người ta ‘giỏi mà ế vợ cũng vứt’ ấy. Hóa ra anh ấy là bác sĩ chỗ phòng tiêm chủng chiều nay em cho con mình đi tiêm. Anh ấy cho em đi nhờ xe về, lại còn làm hẳn sổ khám riêng cho con bé nhà mình. Anh hàng xóm giúp mẹ con em nhiều quá mà 1000 nụ hôn anh gửi em dùng hết rồi, thôi thì em ứng tạm ra cuối năm anh về trả sau nhé”.
Ở 1 đất nước xa xôi, Khoa đọc xong mà lòng lo đứng lo ngồi. Cãi lão hàng xóm kia mấy lần khen Nhung xinh với nấu ăn ngon nữa. Dù khen vô tư nhưng “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Sau 1 hồi suy nghĩ Khoa gọi ngay cho Nhung dặn vợ: “Từ tháng sau anh gửi tiền về cho vợ chi tiêu nhé. Vợ đừng nhờ vả cái thằng cha kia nữa. Anh toàn thấy nó nhìn trộm em thôi. Cho con đi đâu thì đi taxi, không phải đi nhờ. Mua sắm cái gì cứ bảo anh, hết tiền anh lại gửi”.
Nhung mỉm cười đắc ý. Phải lấy độc trị độc mới được cơ. Đã thế Nhung ra ngân hàng làm hẳn 1 quyển sổ tiết kiệm rồi chụp lại cho Khoa nhìn. Cho chừa cái tội lấy vợ rồi còn không tin vợ, chỉ nghe mẹ mình.
Theo Afamily
Mẹ chồng tỏ ra khó chịu khi thấy con trai lúi húi rửa bát, tôi tỉnh bơ đáp lại một câu khiến bà phát ngượng
Ở nhà chồng tôi, đàn ông vốn chẳng bao giờ phải động tay động chân vào việc gì. Chính bởi vậy mà thấy con trai phải làm việc nhà, mẹ chồng tôi khó chịu ra mặt.
Tôi và ông xã vừa kết hôn được nửa năm. Trước đây chúng tôi sống chung với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, cuộc sống với bố mẹ không thoải mái nên chúng tôi đã xin phép ra ở riêng. Ban đầu bố mẹ chồng tôi không thích lắm, ông bà chỉ có mình chồng tôi là con trai nên muốn sống chung. Nhưng tôi vẫn dứt khoát chuyển ra ở riêng, khi mối quan hệ của mọi người vẫn còn đủ tốt đẹp với nhau chứ nếu để mọi thứ quá xa rồi thì còn mệt nữa.
Chồng tôi dù vốn nghe lời bố mẹ nhưng cuối cùng cũng phải nghe theo lời vợ mà dọn ra ngoài. Để chiều lòng ông bà thì hai vợ chồng tôi cũng mua một căn chung cư ở gần nhà chồng, thỉnh thoảng chạy qua chạy lại. Thôi thì, không sống chung nhưng cũng ở gần nhau.
Tuy nhiên, đó có lẽ cũng là một sai lầm của tôi. Cuộc sống vợ chồng ở riêng thật thoải mái. Nhà của mình, thích ăn gì thì ăn, thích làm gì thì làm, chẳng phải để ý thái độ của ai, chẳng phải phụ thuộc vào người khác. Dẫu vậy, vì ở gần nên mẹ tôi suốt ngày chạy sang để " xem nhà cửa thế nào?". Bà còn yêu cầu chúng tôi cho bà một chiếc chìa khóa để tiện ra vào. Tôi thấy khó hiểu vô cùng vì đây là nhà của tôi, tiền của vợ chồng tôi mua cơ mà? Tôi dứt khoát không chịu nhưng chồng lại nịnh nọt, bảo chiều mẹ một tí, mẹ cũng có ý tốt thôi chứ không có ý xấu gì.
(Ảnh minh họa)
Thế là dù ở riêng nhưng mẹ chồng tôi sang suốt ngày. Có hôm đi làm về đã thấy bà ngồi trong nhà từ bao giờ rồi.
Sang chơi thì tôi chẳng nói làm gì, đằng này mẹ tôi sang lại bắt đầu chỉ đạo: "Sao cái này lại để đây?"; "S ao lại mua cái đồ đông lạnh ăn làm gì?"... rồi lại còn chê bai nhà cửa, phòng ốc không gọn gàng. Tôi khó chịu vô cùng nhưng không muốn nói qua nói lại cãi nhau mệt người.
Nhưng đến một hôm, khi vợ chồng tôi vừa ăn cơm xong. Chồng tôi rửa bát còn tôi ngồi gọt hoa quả thì mẹ chồng tôi sang chơi. Thấy con trai đang lúi húi rửa bát, mẹ chồng tôi ra vẻ xót xa, miệng nói: " Ô hay, đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, sao thằng Hoàng lại phải rửa bát thế kia. Đàn ông mà cứ luẩn quẩn trong bếp là không khá lên được đâu, mất hết cả giá trị con người".
Quả thực trước giờ khi ở nhà, mẹ chồng tôi rất chiều con trai, anh ngoài việc đi học, đi làm thì không bao giờ phải đụng tay, đụng chân vào việc gì. Nhưng khi đã có gia đình riêng rồi thì phải khác chứ, đàn ông đàn bà bây giờ bình đẳng, anh đi làm, tôi cũng đi làm chứ đâu có đi chơi, phải biết giúp đỡ, san sẻ công việc cho nhau chứ làm gì có chuyện phụ nữ làm hết.
(Ảnh minh họa)
Không hài lòng vì câu nói của mẹ chồng, tôi tỉnh bơ đáp: " À, mấy hôm trước anh Hoàng sang nhà con chơi, thấy bố vợ nấu cơm, rửa bát nên cũng học theo đấy mẹ ạ. Ở nhà con, bố con vẫn đi công tác, về nhà vẫn giúp đỡ vợ con việc nhà bình thường, ai cũng khen bố con là người đàn ông giỏi giang, đảm đang mẫu mực, cả nhà tự hào lắm".
Nghe tôi nói thế, mẹ chồng ngượng chín mặt, đưa mắt lườm tôi một cái sắc lẹm nhưng không nói thêm câu gì, ngồi thêm một lúc rồi về. Cũng kể từ đó, điều gì mẹ chồng nói mà tôi cảm thấy chưa đúng là tôi sẽ nói lại ngay, đương nhiên là không phản kiểu cãi chem chẻm nhưng đó cũng là cách hay, để bà quen dần với việc để cho các con sống cuộc sống tự lập của riêng mình, không can thiệp quá sâu khi chúng đều đã trưởng thành.
Theo Afamily
Nhìn nước mắt bố lăn dài trong ngày cưới con gái, tôi ân hận muốn trả nhẫn để được trở về nhà Lúc chúng tôi về xin cưới, bố gật đầu cười ngượng: "Ừ, lấy xa cũng được. Miễn là các con hạnh phúc". Người ta nói con gái lúc nào cũng thân với bố hơn mẹ. Trong hoàn cảnh của tôi, điều này lại càng đúng. Là một người mồ côi mẹ từ bé, tôi quá thấm thía tình yêu mà bố dành cho...