Chồng đe dọa vì tôi muốn được chia tài sản khi ly hôn
Anh tuyên bố ‘đời anh coi như không còn gì nữa, nếu em có làm gì, anh sẽ khiến cho em sống không được’.
ảnh minh họa
Tôi la ngươi đa gưi tâm sư “Chồng khóc ăn vạ khi không xin được tiền tôi”. Sau khi bai viêt đăng, tôi nhân đươc nhiêu y kiên gop y nên ly hôn, tôi suy nghi rât nhiêu va quyêt đinh lam điêu đo. Giây đăng ky kêt hôn chông giữ nên tôi chưa làm thủ tục được.
Video đang HOT
Giơ vơ chông tôi ly thân đươc 10 thang rôi, anh không thay đôi gì. Anh vân xuông thăm con nhưng không mua cho con thư gi kê ca luc con ôm đau. Tôi mơi ra ơ tro lai phai săm sửa lai tư đâu vi đô đac trên nha anh không cho mang thứ gì đi. Vưa rôi lanh như vậy tôi hỏi xin anh cái đệm cho con vì trên nhà có hai cái đệm, giờ chỉ có mình anh thôi, dùng không hết, vậy mà anh cũng không cho.
Anh bao không bo vơ con nhưng khi tôi dọn ra riêng anh cũng chẳng ngăn cản. Rồi khi thấy tình cảnh khó khăn của mẹ con tôi, anh cũng không một lời nói hai mẹ con quay về. Thang 4 năm vưa rôi co giô cô bên nha anh, tôi mua đây đu đồ lễ vê thắp hương. Vừa tới cửa, em gái anh nặng lời quát tháo và đuổi tôi về. Tôi bực quá nói lại đôi lời, chồng không hề nói gì mà còn bênh vực em gái.
Lần giỗ bố chồng tháng giêng, tôi đưa cả con về thắp hương. Thấy vậy cậu anh đứng ra dàn xếp bảo mẹ con tôi về giỗ, vậy mà em gái anh kịch liệt phản đối, chồng tôi cũng không nói gì. Giờ anh co ngươi con gai khac, cung đưa đơn ra toa nhưng tai san vơ chông săm sưa anh chẳng cho con đươc thư gi, toa bao sẽ theo sư thoa thuân cua vơ chông.
Tôi bao lây nhưng thư cân thiêt cho con mà anh không đông y. Anh con nhăn tin cho tôi tuyên bố “Đời anh coi như không còn gì nữa, nếu em có làm gì anh sẽ khiến cho em sống không được”, có nghĩa tôi ma lây gi anh cung không đê tôi yên. Giơ tôi phai lam như thê nao? Nếu ly hôn tôi sẽ không đươc gi ca, ma công sưc đã săm sưa trong nha trước đến giờ phải làm sao đây? Xin moi ngươi cho tôi lơi khuyên.
Theo VNE
Là con trưởng nhưng không được chia tài sản
Chồng tôi là con trưởng trong gia đình có 3 anh em trai. Bố mẹ chồng tôi vẫn khỏe mạnh, hiện đang ở riêng, hai em chồng đều đã lập gia đình.
ảnh minh họa
Về đất đai, cả ba anh em được chia đều. Hai vợ chồng tôi kinh tế khá giả nên tự bỏ tiền xây nhà. Hai người em chồng được bố mẹ tôi cho tiền xây nhà, làm vốn khi cưới vợ.
Thời gian gần đây ông bà công bố quyết định cái nhà đang ở khi nào ông bà mất thì bán đi cho hai người em. Trong khi đó, theo lẽ thường tình chúng tôi là con trưởng đương nhiên sẽ là người thờ cúng bố mẹ. Ngay việc giỗ chạp trong nhà, lễ tết họ hàng bây giờ vợ chồng tôi đều phải lo liệu. Như vậy có bất công quá không, tôi có nên tỏ thái độ phản ứng hay không?
Chị Nguyễn Nga thân mến!Chẳng có luật nào quy định tài sản thừa kế phải chia cho con trưởng nhiều hơn. Song, theo lẽ thường tình vì con trưởng sẽ có trách nhiệm thờ cúng, giỗ chạp bố mẹ, lo việc làng việc họ, đứng "quyền huynh thế phụ" trong gia đình nên sẽ được chia phần nhiều hơn. Cũng có gia đình bố mẹ chọn cách chia đều cho tất cả các anh em, vì ai cũng là con cái do mình đẻ ra. Có trường hợp bố mẹ nghèo tài sản chẳng có gì, thậm chí mảnh đất hương hỏa cũng không, con cái vẫn có trách nhiệm thờ cúng, giỗ tết như thường. Như chị chia sẻ, kinh tế của vợ chồng chị khá giả hơn nên rất có thể bố mẹ chồng nghĩ thương các em chồng chị (có thể nghèo hơn, vất vả hơn) nên chi chút cho. Đây có lẽ là sự "thiên vị" dựa trên hoàn cảnh chứ không phải do chuyện "con yêu, con ghét". Chỉ có điều sự "thiên vị" này hơi... vô lý. Nếu thực sự cảm thấy không thoải mái với quyết định này, chị và chồng có thể bàn bạc với nhau để cùng có ý kiến với bố mẹ chồng. Đây không hẳn là chuyện tiền bạc, nó còn là sự tự ái, tủi thân vì cùng là con cái trong nhà. Nên đưa ra những lý lẽ, phân tích để ông bà thấu hiểu đừng tạo nên sự chênh lệch giữa các con, tránh những mâu thuẫn, tị hiềm giữa anh em ruột khi bố mẹ không còn để người đời đánh giá. Nếp nhà không rõ hoàn cảnh gia đình các em chồng chị ra sao, nhưng hẳn bố mẹ chồng chị quyết định như vậy không phải là ngẫu hứng. Nếu các em chồng chị quá khó khăn, không có cách nào để khắc phục ngoài nguồn viện trợ của bố mẹ chồng thì nên chăng chị cũng rộng lòng. Vợ chồng chị cũng đã được chia phần đất chứ không hẳn là không được thừa hưởng cái gì.Còn chuyện thờ cúng cha mẹ, đó là đạo hiếu chứ không phải đơn thuần chỉ là trách nhiệm. Việc giỗ chạp, việc làng việc họ cũng vậy nếu nghĩ rộng ra đó là sự thay mặt gia đình gắn kết với họ hàng thì mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Theo VNE
Nỗi sợ hãi khi lấy chồng Tây Mỗi lần anh ấy đòi hỏi đều khiến tôi kinh hãi. Toni có ham muốn tình dục quá cao nên mỗi lúc ân ái đều khiến tôi kiệt sức. Đọc bài tâm sự "Đừng bao giờ lấy đàn ông Việt làm chồng" tôi rất đồng cảm với nỗi khổ tâm của những người phụ nữ Việt. Thế nhưng tôi lại không đồng tình...