Chồng dâng vợ cho bạn
Tôi phải chịu đựng với người chồng bệnh hoạn… (Ảnh minh họa)
Gần 2 năm dài tôi phải chịu đựng với người chồng bệnh hoạn. Bao đớn đau, nhục nhã tôi phải cam chịu một mình, không dám nói cùng ai, ngay chính gia đình của tôi ở Việt Nam.
Tôi sang Mỹ theo diện bảo lãnh vợ chồng cuối năm 2008. Năm nay tôi 29 tuổi, chồng tôi 45, tôi sung sướng, và hạnh phúc bên người chồng lúc nào cũng lo lắng và yêu thương tôi. Đặt chân tới Mỹ chưa đầy 1 tháng, tôi mới phát hiện ra những ý tưởng tình dục bệnh hoạn ở người chồng. Chồng tôi mua đủ thứ dụng cụ sextoy đem về, nói là để cho tôi thỏa mãn, và bắt tôi làm như những gì anh muốn, và dùng máy camera để thu lại.
Chưa ngừng lại những hành động kỳ quái đó, vào 1 đêm cuối tuần (tôi không thể nào quên được), chồng tôi dẫn 2 người ngoại quốc tới nhà, giới thiệu là bạn cùng công ty, nói tôi làm vài món ăn tối, sau đó nói tôi uống rượu cùng cho vui, vì chỗ bạn bè của chồng, tôi cũng lịch sự ngồi cùng uống… qua vài ly tôi đã thấy nghiêng ngả, vì có uống rượu bao giờ, chồng tôi cứ ép nài… là lâu lâu mới vui 1 đêm, nên tôi uống tới lúc không còn biết gì nữa…
Trong cơn say tôi cảm thấy có người sờ soạng, và đè lên thân thể của mình, nhưng cảm giác là không phải chồng mình. Nhưng tôi không còn khả năng nhận biết. Đến sáng thức dậy người tôi rã rời, đầu còn nhức nhối, chồng tôi nằm cạnh bên, nói là em thỏa mãn không? Chưa bao giờ anh thấy em sung sướng như vậy.
Mới đầu tôi chẳng hiểu chồng tôi nói gì, sau đó chồng tôi mới kể lại mọi sự việc đêm qua, là chồng tôi dàn xếp cho 2 người bạn ngủ với tôi, và quay lại đoạn phim cho tôi xem. Trời ơi tôi không tin được là chồng tôi lại làm việc đó, đem vợ của mình ngủ với người khác, tôi khóc và phản đối mãnh liệt, nhưng chồng tôi nói vì thương tôi, sợ không làm cho tôi thỏa mãn, nên mới âm mưu bày ra việc này.
Bao đớn đau, nhục nhã tôi phải cam chịu một mình… (Ảnh minh họa)
Tôi không dám nhìn mình trên những thước phim mà chính người chồng quay lại. Tôi khóc thật nhiều, nhục nhã quá, mà không biết bày tỏ cùng ai, rồi 1,2 tuần lễ sau chồng tôi lại mời 2 người bạn hôm trước lại nhà nữa, tôi tránh mặt trốn trong phòng. Chồng tôi lại gọi tôi ra tiếp khách, tôi không chịu thì chồng tôi an ủi ngọt ngào là sẽ lo cho gia đình tôi ở VN đầy đủ, tôi nhất định không chịu, thì chồng tôi lại nói bóng gió hăm dọa về cuốn phim này sẽ gửi về VN cho gia đình tôi xem.
Tôi đã chuẩn bị tinh thần là không uống, để còn tỉnh táo đối phó với mọi vấn đề xấu nhất. Nhưng thú tính chồng tôi lại nổi dậy, mở lại khúc phim bắt tôi ngồi xem chung, tôi chẳng hiểu họ cười nói cái gì, vì tiếng Mỹ tôi chưa rành, nhưng tôi có cảm nhận họ đang nói về tôi, không bao lâu sau, họ đã ngồi bên tôi, và có cử chỉ sàm sỡ, chồng tôi thì thích thú nhìn.
Video đang HOT
Tôi không hiểu trong đầu của chồng tôi nghĩ gì? Tôi chỉ biết co rúm người lại chờ đợi, những gì sẽ xảy ra với mình. Và những gì tới đã tới, họ như con thú hoang dại, tôi đau đớn, nước mắt cứ rơi, mà lời van xin, chồng tôi chẳng nghe tới, rồi lại những khúc phim quay lại cảnh thú tính này. Cứ vài tuần lập lại như thế, cho đến 3 tháng sau tôi mang thai, chồng tôi bắt đi phá, và đến nay tôi đã 2 lần phải hủy đi những đứa con không mong đợi.
Tôi không còn cảm xúc yêu thương gì hết, người tôi như tượng đá, ai muốn làm gì thì làm. Qua Mỹ gần 2 năm tôi không được đi học, không biết lái xe, không bạn bè và chưa bao giờ tôi được rời khỏi nhà một mình. Những cuộc gọi về VN cho gia đình tôi cũng phải có mặt chồng tôi ở nhà, tôi không được than thở, hay nói bất cứ điều gì mà chồng tôi không muốn, nên gia đình tôi cứ ngỡ tôi đang sống hạnh phúc bên chồng ở nước ngoài.
Tôi phải làm sao đây để thoát khỏi kiếp đọa đầy của người chồng bệnh hoạn? Tôi muốn quay về VN với gia đình thì và thoát khỏi cuộc sống nhục nhã này…
Theo TTO
Ngăn chặn bi kịch học đường trong thế giới số
Sau cái chết của một sinh viên vì bị bạn cùng phòng tung clip đồng tính luyến ái lên mạng, Matt Levinson, Hiệu trưởng trường trung cấp Nueva ở Hillsborough, California, tác giả cuốn "Từ nỗi lo đến Facebook" đã có bài phân tích trên tờ Tuần báo Giáo dục.
Cái chết bi kịch của Tyler Clementi, sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Rutgers tại Mỹ, người tự vẫn sau khi bạn cùng phòng tung video clip đồng tính luyến ái của anh với một nam sinh viên khác qua webcam, đã dấy lên câu hỏi về vai trò của công nghệ, nạn hăm dọa trên mạng, giáo dục, quyền riêng tư.
Đây rõ ràng là một trường hợp vi phạm riêng tư cá nhân. Tyler đáng ra phải thận trọng hơn khi người bạn cùng phòng của anh chia sẻ hầu hết các chi tiết riêng tư nhất của cuộc sống cá nhân vượt ra ngoài bức tường ký túc xá bằng một webcam.
Những công cụ như Twitter và Facebook lan truyền đẩy mạnh sự sỉ nhục công chúng mà Tyler phải chịu đựng.
Nhưng chính hành động của bạn cùng phòng đã khởi đầu cho bi kịch. Trong một phản ứng trên đài phát thanh liên bang NPR, nhà xã hội học CJ Pascoe giải thích vai trò của các phương tiện truyền thông mới trong đẩy mạnh việc tiếp xúc với công chúng: "Thay vì phải có mặt để làm nhục trong phạm vi hẹp, chúng ta giờ đây có thể lây lan cho lượng công chúng ngày một nhiều hơn".
Francis Jensen, bác sĩ thần kinh nhi khoa tại đại học Harvard ghi nhận: "Ngày nay, có rất nhiều công cụ mạnh hơn. Thanh thiếu niên chưa bao giờ có mức độ quyền lực lớn như lúc này. Chỉ cần một cái nhấp chuột sẽ khiến cho một cái gì đó riêng tư lan truyền toàn cầu. Đây không phải là lớp học nữa, đó là thế giới".
Trường ĐH Rutgers, nơi Tyler đã tự tử.
Ai là người đáng trách?
Công nghệ truyền hình có phải là nguyên nhân của sự phát triển của các chương trình truyền hình thực tế hay không?
Có phải các phương tiện truyền thông mới như Twitter và Facebook đã tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin trong mỗi một mili giây?
Có phải các bậc cha mẹ, hay trường cấp 2, trường trung cấp và trường tiểu học là nguyên nhân của những sai lầm trong giáo dục không? Chúng ta phải đi sâu ở mức độ nào để bắt mạch được gốc rễ của vấn đề, đã bùng nổ sau cái chết của Tyler Clementi?
Có một điều đã rõ ràng. Cần có sự quan tâm lớn đối với giáo dục sớm cho trẻ em trong nhà trường và trong gia đình, về các vấn đề bảo mật, truyền thông, chia sẻ thông tin, về các công cụ mới và cách sử dụng sức mạnh của những công cụ sao cho không gây nên tác hại khôn lường nếu không được sử dụng đúng cách.
Ứng xử văn minh
Tại thời điểm xảy ra cái chết của Tyler, ông Rutgers đã phát động chiến dịch dự án Ứng xử Văn minh để nâng cao nhận thức và cách ứng xử đúng mực trong cộng đồng các trường đại học.
Đây là một nỗ lực lớn và nó sẽ tiếp tục. Nhưng chờ đến lúc đó là quá muộn. Tạo ra một văn hóa văn minh tích cực nên bắt đầu với các học sinh trẻ nhất của chúng ta.
Các trường học ở cấp thấp hơn cần giải quyết sự cố bắt nạt và hăm dọa trên mạng bằng cách hợp tác với cha mẹ để học sinh nhận được thông điệp nhất quán ở trường và ở nhà. Công việc này nên bắt đầu càng sớm càng tốt.
Trong một lớp học nọ tại California, một giáo viên lớp 1 đầy sáng tạo đã sử dụng máy quay Flip để ghi lại học sinh luyện tập kỹ năng tranh luận và thảo luận. Cô sau đó đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong khoá học một năm thông qua các bài giảng kỹ thuật số. Cô cũng có thể chỉ cho học sinh nhận thức và sự thấu hiểu của đối tác cũng như các tình huống khác nhau đã thay đổi như thế nào. Cô chia sẻ những cuộc hội thoại số với cha mẹ trong các buổi họp phụ huynh. Và quan hệ nhà trường - gia đình được củng cố thông qua công tác này.
Các lớp trung cấp thường là thách thức nhất đối với cho trẻ em và phụ huynh để định hướng.
Tại trường trung cấp Nueva ở California, nơi tôi là hiệu trưởng, chúng tôi may mắn có một chương trình tình cảm - xã hội học được công nhận toàn quốc, hay chương trình SEL.
Chương trình này xoáy sâu vào tất cả các khía cạnh của đời sống học đường từ nhà trẻ đến lớp 8 (trung cấp, middle school, ở Mỹ là từ lớp 5 đến lớp 8-ND) và nó thu hút sự chú ý của học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Ngoài việc phát triển chương trình giáo dục chủ động và giáo dục phụ huynh ngoài giờ, các giáo viên SEL tạo cho sinh viên sự tự tin và ngôn ngữ để trở thành những "luật sư" của chính mình trong những tình huống xã hội khó khăn.
Ở các lớp trung cấp, khi hăm dọa trên mạng hoặc các biến cố trên mạng xảy ra bên ngoài học đường, chúng tôi sẽ khuyến khích các gia đình tham gia và chia sẻ sự đấu tranh tại nhà. Nhờ đó, chúng tôi có thể làm việc với gia đình để giúp xây dựng một cộng đồng lành mạnh hơn.
Cộng đồng cần phải xem học đường và gia đình là một thực thể thống nhất, đặc biệt là trong lứa tuổi kỷ nguyên truyền thông mới 24/7 mà chúng ta sống trong đó. Điều gì xảy ra khi có một người gây ra sự cố cho người khác, điều thường diễn ra đối với chúng ta và con em chúng ta theo những cách không thể hình dung được?
Common Sense Media, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại San Francisco, vừa phát triển một chương trình giảng dạy kỹ thuật số về quyền công dân, có nội dung giải quyết vấn đề quyền riêng tư và hăm dọa trên mạng. Các trường cần phải tận dụng và phát triển chương trình để bắt đầu cuộc đối thoại về sự riêng tư và xâm hại trên mạng và họ cần phải thu hút sự quan tâm của cha mẹ trong cuộc đối thoại này.
Ở cấp trung học, công việc bị phức tạp hơn, mặc dù có nhiều cơ hội để tranh thủ sự dẫn dắt cùng cấp trong tiến trình.
Nhiều trường yêu cầu học sinh lớp trên phục vụ như là cố vấn cho các học sinh lớp dưới. Một học sinh có thể tạo ra các kịch bản đa dạng cho các học sinh khác để quan sát và thảo luận.
Cách tiếp cận ít hiệu quả nhất là cách tiếp cận từ cao xuống thấp.
Hiệu trưởng các trường học không thể chỉ đứng trong một cuộc họp và lên án hành vi vi phạm hăm dọa trên mạng và quyền bảo mật. Chẳng có gì tệ hơn là khi một học sinh báo cáo sự cố nhưng nhà trường không lắng nghe cũng như không giải quyết vấn đề.
Hãy hy vọng rằng, cái chết của Tyler Clementi sẽ là cú hích để nhà trường và các bậc phụ huynh hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để tạo ra và duy trì không gian số lành mạnh cho trẻ em.
Học sinh cần phải được trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các vấn đề kể trên để giúp chúng ta xây dựng các chương trình và giáo trình nhằm duy trì một văn hóa tích cực trong học đường. Nếu không, rủi ro tái hiện bi kịch như trường hợp của Tyler Clementi là quá lớn.
Theo Vietnamnet
Lợi dụng va chạm để cướp xe Không được đền tiền sau khi va quẹt xe, gã thanh niên đã gọi thêm các "chiến hữu" đem theo hung khí đến đe dọa nạn nhân, rồi tước đoạt luôn chiếc xe máy. Rạng sáng 4/10, các thành viên Đội phòng chống tội phạm Phú Hòa, Bình Dương đã phối hợp cùng Công an huyện Bến Cát bắt giữ 6 người gồm:...