Chồng dặn vợ “sắm Tết nhà nội phải đàng hoàng, ngoại thế nào cũng được”, cô vợ không phản đối nhưng hành động sau đó lại khiến anh đắng họng
“ Lấy chồng xong không còn biết tới cảm giác được đón Tết bên bố mẹ đẻ đã đành. Đến cảnh sắm Tết biếu nhà ngoại cũng bị chồng mang ra cân đong…”, người vợ tâm sự.
Tết đến gần, trong các group kín của mạng xã hội thường được chia sẻ rất nhiều tâm sự của hội chị em bàn về việc biếu Tết bố mẹ hai bên. Ngoài những câu hỏi trao đổi “Tết nên biếu bố mẹ chồng thế nào cho hợp lý” thì cũng có không ít lời than thở từ chị em về việc chồng phân biệt nhà ngoại.
Chẳng hạn như câu chuyện sau: “Lấy chồng xong không còn biết tới cảm giác được đón Tết bên bố mẹ đẻ đã đành. Đến cảnh sắm Tết biếu nhà ngoại cũng bị chồng mang ra cân đong, khiến em bực không tả được.
Bài chia sẻ của người vợ
Giá bảo em lấy chồng xa hẳn, Tết không được về ngoại đã đành. Đằng này nhà chồng cách nhà đẻ chưa đầy chục km mà năm nào cũng phải tận chiều mùng 3 mới được về ngoại. Nói thật, hôm ấy nhiều nhà làm cơm hóa vàng tiễn các cụ rồi, còn gì Tết nữa. Nhiều lần tủi thân, em đề nghị chồng cho về ngoại đón Tết 1 năm với bố mẹ từ chiều 30, hết ngày mồng 1 sẽ về nội. Tuy nhiên chồng em tính bảo thủ, anh ấy toàn bảo: ‘Phụ nữ lấy chồng theo chồng. Tết phải ở nhà chồng đủ 3 ngày, sau muốn về ngoại hay đi đâu tôi không cấm’.
Không chỉ chuyện đón Tết ở đâu mà chuyện biếu tiền Tết bố mẹ hai bên anh cũng thiên vị kinh khủng. Năm nào cũng thế, nhận lương thưởng cuối năm là chúng em chia rõ ràng các khoản trong đó tiền biếu hai nhà là tách riêng, đưa trước Tết để bố mẹ chủ động mua sắm. Cận Tết vợ chồng được nghỉ, đưa nhau đi mua thêm gì thì mua.
Có điều khoản biếu này chồng em luôn phân biệt giữa hai bên nội ngoại. Bên nội năm nào anh cũng biếu 10 triệu, chưa tính các khoản lặt vặt mua thêm. Có lần biếu tiền mặt xong, anh còn mua biếu ông bà nội thêm chiếc tivi hơn chục triệu nữa. Trong khi đó, nhà ngoại vẫn chỉ vỏn vẹn đúng 3 triệu không bao giờ có tăng. Em mà ý kiến thì anh bảo, nội mới là nhà mình, đương nhiên phải lo nhiều hơn.
Video đang HOT
Năm nay cũng vậy, Tết dương anh biếu nhà nội 2 triệu, ngoại 500 nghìn em đã bực rồi. Hôm qua đi làm về, ngồi ăn cơm lão ấy kể sáng đã nhận được tiền công trình và mua biếu luôn ông bà nội chiếc ghế Massage, rồi chuyển khoản biếu ông bà nội 15 triệu nữa. Anh nói năm nay sẽ chi Tết cho bên nội thật tươm tất, đàng hoàng. Em cứ lặng yên ngồi nghe xem nhưng không thấy chồng đả động gì tới nhà ngoài nên hỏi. Vậy mà lão vừa ăn vừa thủng thẳng bảo: ‘Thì cứ như mọi năm thôi’.
Song rồi lão hỏi khi nào vợ nhận thưởng tết. Em thản nhiên trả đáp: ‘Em đã lấy nhưng tiêu hết rồi’. Lão trợn mắt hỏi em tiêu gì mà hết, em nói thẳng: ‘Em mua biếu bố mẹ chiếc bếp từ 10 triệu, biếu tiền mặt 10 triệu’.
Chồng em trợn mắt quát vợ sao chi tiêu, biếu bố mẹ đẻ không bàn qua với chồng, lại còn vượt mức quy đinh mọi năm. Ức chế, em đặt đôi đũa trên tay xuống mâm bảo: ‘Chẳng có quy định nào hết. Nội ngoại hai bên như nhau, trước giờ anh cư xử thiên vị quá rồi, giờ em không để ông bà ngoại chịu thiệt nữa. Với lại, anh nhận lương cũng đi mua thẳng đồ biếu ông bà nội có bàn qua với em đâu mà em phải thông báo với anh. Tốt nhất từ nay cứ bố mẹ ai người ấy chăm lo. Tết nhất bên nào người ấy sắm cho công bằng’.
Lão ấy nghe em nói thế nổi cáu bảo em ngang ngược. Em không nhịn, đáp rằng em ngang ngược cũng vì chồng. Trước giờ em nhẫn nhịn, anh không biết tôn trọng thì giờ em không nhịn nữa. Mạnh ai người ấy làm, không ai phụ thuộc ai. Đồng thời em cũng tuyên bố, Tết này em về ngoại đón Giao thừa, anh muốn sao là tùy.
Mấy hôm sau đó vợ chồng như mặt trăng mặt trời, giáp mặt không chào hỏi. Thực ra em chưa nhận thưởng Tết nhưng bực chồng em nói vậy và cũng sẽ thực hiện như thế để lão hiểu nội ngoại là phải như nhau.
Ảnh minh họa
Sau không biết có ai khuyên giải hay tự anh nghĩ thông mới chủ động nhắn tin thừa nhận rằng anh hành xử chưa thỏa đáng, chưa để ý tới cảm giác của vợ. Rồi bảo năm nay sẽ xin phép bố mẹ cho về ngoại đón Tết hôm 30, mùng 1, sáng mùng 2 về nội. Vậy là lịch trình đón Tết nhà em đã chốt rồi đó”.
Biếu Tết bố mẹ là để thể hiện lòng hiếu thảo của con cái dành cho đấng sinh thành nên dù là chồng hay vợ đều cần có sự quan tâm công bằng. Chỉ cần “cán cân” lệch đi một chút là rất dễ dẫn tới mâu thuẫn, bất đồng giữa đôi bên. Do vậy, vợ chồng cần phải có sự thống nhất hài hòa để nội ngoại đều được ấm lòng, vợ chồng cũng có cái Tết đầm ấm, đoàn viên theo đúng nghĩa.
Vợ đón bố mẹ đẻ về chăm, chồng một mực phản đối bảo đưa vào viện dưỡng lão và phản ứng ngay sau đó của cô lại khiến anh "lặng người"
"Suy đi tính lại, cuối tuần trước em bàn với chồng muốn đón bố mẹ đẻ về sống cùng để tiện chăm sóc...", người vợ chia sẻ.
Phụ nữ lấy chồng theo phận nhà chồng nhưng điều đó không có nghĩa là hết trách nhiệm, bổn phận chăm lo cho bố mẹ đẻ. Người con gái nào khi kết hôn cũng chỉ mong chồng mình hiểu cho điều ấy để có cách ứng xử hài hòa giữa nội ngoại đôi bên.
Thật tiếc anh chồng trong câu chuyện dưới đây lại thiếu tâm lý, sống nhất bên trọng, nhất bên khinh với nhà ngoại khiến vợ anh buồn tủi lên mạng xã hội than thở: " Nhà đẻ em có 2 anh em. Anh trai em du học bên Pháp rồi kết hôn sinh sống, làm việc bên ấy. Em phận con gái đi lấy chồng nữa là bố mẹ ở một mình. Nhiều lúc về chơi thấy ông bà cứ lủi thủi, nấu nướng ăn uống thất thường nhìn đến tội mà chẳng biết làm thế nào.
Ảnh minh họa
Khi trước bố mẹ trẻ khỏe còn đỡ, giờ họ có tuổi, trái gió trở trời tí là ốm đau nên em sốt ruột, phải chạy đi chạy lại thăm nom. Trong tuần đi làm thì thôi, cuối tuần là phi về với bố mẹ. Tuy sống cùng thành phố nhưng cách nhau gần 40km, đi lại cũng vất vả lắm.
Chán cái chồng em thì vô tâm, anh ấy chẳng mấy khi quan tâm tới bố mẹ vợ. Thậm chí vợ về ngoại nhiều là mắng: 'Em đi lấy chồng rồi mà cứ suốt ngay về đó làm gì. Rảnh ở nhà dọn dẹp không về nấu cơm cho ông bà nội'.
Nói về bố mẹ chồng em, ông bà còn trẻ khỏe lại sống cùng anh trai trưởng. Nói chung điều kiện của ông bà rất tốt. Một tháng em vẫn đưa con về 1, 2 lần thăm các cụ. Thật sự là em cư xử rất công bằng giữa bố mẹ chồng với bố mẹ đẻ. Ngược lại chồng em chỉ chăm chăm lo cho nhà anh, nhà vợ bỏ ngỏ.
Cách đây hơn tháng, bố em bị đột quỵ dạng nhẹ, tuy không ảnh hưởng tới tính mạng những cũng mất 20% sức khỏe. Bản thân ông lại có bệnh nền là tiểu đường, mẹ thì bị tiền đình thành ra để hai ông bà sống 1 mình bên đó em sốt ruột. Sợ nhỡ đêm có chuyện gì xảy ra, em ở xa xử lý không kịp.
Suy đi tính lại, cuối tuần trước em bàn với chồng muốn đón ông bà ngoại về ở cùng song anh bảo: 'Không được, em là gái đi lấy chồng coi như là hết phận làm gì có chuyện đón cả bố mẹ đẻ về nhà chồng chăm. Đó là trách nhiệm của anh trai chị dâu em. Nếu em lo cho ông bà thì gọi điện cho anh chị ấy về. Còn không thì đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão. Khi nào con trai con dâu về sẽ đón'.
Nghe chồng nói em choáng váng luôn. Đúng là thất vọng toàn tập vì sự ích kỷ của anh ấy. Nản quá em đáp: 'Con gái thì cũng là do bố mẹ sinh ra, nuôi dạy thành người nên đương nhiên vẫn phải có trách nhiệm đền đáp công ơn sinh thành. Anh lo cho bố mẹ đẻ anh thế nào thì em cũng lo cho bố mẹ đẻ em như thế. Hơn nữa, em có đủ điều kiện để chăm sóc cho họ nên không có lý gì phải gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão.
Ngoài ra, em cũng nhắc để anh nhớ, căn nhà mình đang ở có tới 2/3 là tiền của bố mẹ em nên không có lý do gì mà em không thể đón họ về sống chung. Còn nếu anh thật sự vẫn thấy không thể cùng vợ chăm sóc bố mẹ hai bên như 1 thì thôi, từ nay chúng cứ mạnh ai người ấy làm. Bố mẹ ai người ấy chăm'.
Lúc ấy chồng em vẫn căng lắm, bảo em cứng đầu. Hôm sau em về qua nhà nội tâm sự với mẹ chồng, kể đầu đuôi mọi chuyện cho bà. Thật may bà lại tán thành với cách làm của em, lập tức gọi mắng con trai ích kỷ. Bà phân tích cho anh nhiều lắm, rằng việc báo hiếu bố mẹ, con trai hay con gái đều có trách nhiệm như nhau. Bà nhắc anh ăn ở cho phải đạo với nhà vợ để vợ còn nhìn vào làm theo.
Ảnh minh họa
Được mẹ tác động thêm vào, hôm sau chồng em thay đổi thái độ hẳn. Anh không nhận sai với vợ nhưng chủ động sang nhà nói chuyện mời bố mẹ em sang sống cùng để các con tiện chăm sóc mà ông bà được gần con gần cháu cũng vui. Chuyện nhà của thu xếp được ổn thỏa. Vợ chồng đồng thuận em thấy nhẹ cả lòng".
Suy nghĩ của anh chồng trong câu chuyện trên không phải là hy hữu bởi thực thế tuy xã hội đã phát triển nhưng vẫn còn nhiều người đàn ông mang nặng tư tưởng trọng nội xem thường nhà ngoại, sống thiếu trách nhiệm với gia đình bên vợ. Chính cách hành xử thiếu công bằng của các anh khiến tất cả mọi phụ nữ đều hụt hẫng, tủi thân nên vợ anh có phản ứng gay gắt như vậy cũng là điều dễ hiểu. Thật may cuối cùng anh chồng này đã nhận thức ra vấn đề mà kéo về lại được sự yên ấm cho gia đình mình.
Bàn tính với chồng thăm nhà ngoại ngày Tết thì nhận được tuyên bố lạnh lùng: "Đã lấy chồng thì lo nhà chồng đi" "Em nghe mà điếng người. Lúc đó em không buồn mà là phẫn nộ dâng lên cuồn cuộn. Em quay sang, có lẽ là sự tức giận kinh khủng nhất suốt 3 năm cưới nhau bộc phát", cô vợ kể. Những ngày cuối năm cũng là thời gian mà vợ chồng bận rộn với chuyện thăm hỏi họ hàng, đi chơi nội, về...