Chồng dầm mưa, thức trắng đêm ‘bắt quả tang’ vợ ngoại tình
Sẵn chút men trong người, thấy lời vợ nói chướng tai anh liền “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” khiến chị gãy luôn một tay. Lại có trường hợp ông chồng nghiện rượu hoang tưởng vợ có nhân tình nên dầm mưa cả đêm để theo dõi đôi “gian phu dâm phụ”.
ảnh minh họa
Đại gia say rượu “choảng” vợ gãy tay
Nhà Nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất (GĐ Trung tâm tư vấn An Việt Sơn) cho rằng, bia rượu là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình. Ông cho biết, bạo hành thể xác đau một thì bạo hành về tinh thần đau mười.
Nhiều gia đình, chồng bia rượu về đánh đập vợ nhưng cũng có trường hợp, chồng nghiện rượu gây ra ảo giác nghi ngờ, giày vò vợ hành hạ về tinh thần. Điều này còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần.
Theo ông Chất, khi ông chồng uống bia rượu lại bị vợ chỉ trích, trách móc khiến họ rơi vào trạng thái “điên nhất thời” trong khoảnh khắc họ không kiểm soát được hành vi. Hành động của họ trở thành bản năng, họ muốn thắng, muốn đàn áp đối phương là vợ vì vậy họ dùng đến vũ lực.
Đa số các nạn nhân của tệ nạn bia rượu là nam bởi người phụ nữ ít khi phải tìm đến bia rượu. Họ có nhiều cách giải tỏa áp lực như đi mua sắm, buôn chuyện với bạn bè tìm niềm vui ở con cái.
Ngược lại đàn ông khi gặp áp lực cuộc sống thường tìm đến chất men. Nghiện rượu thường gặp ở một nhóm nghề nghiệp như: thủ trưởng cơ quan hay phải tiếp khách, người lao động giản đơn, công nhân nhà máy rượu, bia hoặc những người bán hàng giải khát do ảnh hưởng của công việc và nhóm người thất nghiệp.
Ông Chất kể, cách đây 4 năm (năm 2011) chị H. một người phụ nữ với cánh tay băng bó đã đến gặp ông với những lời chì chiết nặng nề dành cho chồng. Chị cho rằng, chồng chị nghiện rượu đã đánh vợ đến nỗi gãy tay, gia đình tan nát.
Theo chị, anh A., chồng chị là người đàn ông rất tốt anh làm kinh tế giỏi, không chơi bời và có trách nhiệm với gia đình.
Tuy nhiên, một thời gian sau khi kết hôn công việc làm ăn gặp khó khăn. Anh mất dần thu nhập và lâm vào nợ nần. Lúc này, do áp lực anh đã tìm đến bia rượu để giải tỏa. Chồng không làm ra tiền lại còn say sưa suốt ngày khiến chị vợ bức xúc, chì chiết.
Anh càng chìm đắm trong men say. Đến một hôm sau khi say về nhà bị vợ buông lời khó nghe anh đã đánh vợ. Trận đòn khiến chị gãy tay.
Anh còn xúc phạm gia đình vợ, đuổi vợ ra khỏi nhà. Lúc này không ai nhận ra con người trước đây của anh. Chị vợ quá đau khổ đã tìm đến nhà tư vấn tâm lý xin ý kiến có nên bỏ người chồng nghiệp ngập, vũ phu này không. Sau thời gian được tư vấn, chị đã thay đổi thái độ nhẹ nhàng khuyên chồng cai rượu. Từ khi không còn dùng chất men, anh đã trở lại con người trước kia tìm cơ hội để sửa lỗi lầm.
Ông An Chất nhấn mạnh, bạo lực gia đình không do bia rượu mà bia rượu chính là chất xúc tác, kích động gây nên những hậu quả đau lòng.
Trắng đêm rình vợ ngoại tình
Video đang HOT
Một trong những tác hại khủng khiếp của bia rượu là khiến người uống có thể bị rối loạn tâm thần. BS Đinh Hữu Uân, BV Tâm thần Trung ương I (Thường Tín, HN) chia sẻ, triệu chứng chủ yếu của những người này là hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị truy hại. Nội dung của hoang tưởng liên quan đến các sự vật có thật xung quanh bệnh nhân như: vợ, con, hàng xóm, đồng nghiệp và bạn bè. Người bệnh rất đa cảm, họ luôn hoảng sợ, hoang tưởng luôn cho phối hành vi và thường tấn công người khác.
Chồng chị L. (45 tuổi, Hà Nam) cũng là một trường hợp như vậy. Nếu như vợ anh A. bị bạo hành về thể xác thì chị L. lại bị bạo hành về tinh thần. Chị làm nghề bán bún, phở kiêm thêm nấu rượu phục vụ khách. Do vợ khéo léo làm ăn nên chồng chị rất nhàn nhã. Sẵn nhà có rượu anh cũng làm vài chén cho vui, uống lâu thành nghiện. Bữa cơm nào không có chén rượu nhấp môi là anh khó chịu, thậm chí ăn sáng anh cũng phải có một
chén để “súc miệng”. Từ ngày say men rượu, anh đâm suy nghĩ linh tinh. Anh ngờ vợ có người tình bên ngoài. Mỗi lần say anh lại giày vò, đánh đập chị với lý do: “đòn đau mới nói thật”. Các con can ngăn, anh lại chuyển sang đánh con.
Chán nản chị chuyển hẳn ra quán sống, không về nhà khiến nghi ngờ của anh càng tăng. Anh rình rập để bắt quả tang vợ ngoại tình. Trời mưa, gió rét anh nấp ngoài cửa quán cả đêm để bắt nhân tình nhưng nào có “tóm” được ai.
Anh xé hết quần áo mới của chị mục đích “mẹ mày không ăn diện được để theo trai”. Đàn ông vào quán có lỡ trò chuyện với chị cũng bị anh úp cả bát phở lên đầu. Lâu dần quán chị cũng phải thưa khách.
Không chịu nổi cảnh bị bạo hành, chị gửi đơn ly hôn ra tòa ly hôn.
60% bạo lực gia đình xuất phát từ say rượu
Đánh đập vợ con, không thể là nhân lực lao động chính trong gia đình lại còn là gánh nặng về kinh tế là hậu quả của những người nghiện rượu.
60% bạo lực gia đình xuất phát từ say rượu (Ảnh minh họa)
Chị Hà (Nghệ An) nói trong nước mắt: “Nhà có buồng chuối định dành cho con gái mới đẻ cũng bị ông ấy chặt mất đem ra chợ bán lấy tiền uống rượu. Gà vừa đẻ trứng chưa kịp xuống ổ ông ấy cũng chộp luôn đem ra quán đổi chén rượu. Thậm chí chai rượu thắp hương trên bàn thờ chưa cháy hết hương ông ấy cũng vái lấy vái để rồi đưa xuống bật nắp uống luôn”.
Nhà chị dường như không còn vật dụng gì giá trị vì tất cả đã đội nón đi theo con ma men của chồng.
Điều đáng nói nhất là cha nghiện rượu khiến thằng con trai lớn của chị cũng đi theo vết xe đổ của cha. Có hôm vợ đi vắng, hai cha con bày tiệc rượu ra uống. Uống xong lại cãi nhau, vác dao đuổi nhau chạy khắp làng. Đi làm về nhìn thấy cảnh trên, chị không khỏi ngao ngán.
Tại Việt Nam, 60% bạo lực gia đình xuất phát từ say rượu. BS Đinh Công Uân cũng nhấn mạnh, rượu gây suy kiện cơ thể và gây loạn thần (7% bệnh nhân tâm thần xuất phát từ rượu). vì vậy người nghiện rượu cần được cai nghiện để có thể hòa nhập với cộng đồng.
Việc cai nghiện rượu, ông Uân cho biết, gồm 2 bước. Đầu tiên, người bệnh phải được điều trị giải độc thời gian khoảng 2-4 tuần, sau đó cần điều trị duy trì để chống tái phát thời gian khoảng 2 năm. Trong tất cả quá trình này không thể thiếu sự động viên, hỗ trợ của người thân và gia đình
Theo Lao Động
Ám ảnh những vụ tàu cá mất tích bí ẩn giữa biển khơi
Nhiều tàu cá đã mất tích không dấu vết trên biển khơi, thứ tìm lại được chỉ là những thi thể các ngư dân luôn là hình ảnh ám ảnh đáng sợ.
... Ngoài những hành động xấu của tàu cá và tàu công vụ Trung Quốc thì những vụ mất tích bí ẩn của không ít tàu cá Việt Nam giữa biển khơi cùng với thủy thủ đoàn đã thành nỗi ám ảnh của người ngư dân.
Trong chuyến ra khơi đánh cá cùng ngư dân cuối tháng 6 vừa rồi, chúng tôi được nghe nhiều nỗi ám ảnh. Trong đó, chuyện tàu cá mất tích, kéo theo mạng sống của nhiều ngư dân có khi mãi mãi không rõ ràng là nỗi lo thường trực của người đi biển...
Chuyện buồn của Hồ Xuân Liều
Trên suốt chuyến hành trình người khiến tôi để ý nhiều nhất là thuyền viên Hồ Xuân Liều (SN 1991, trú tại xóm Phú Liên, xã Quỳnh Long), bởi tất cả các thuyền viên trên tàu đều vui vẻ, hòa nhã nhưng chỉ riêng Liều sống khép mình hơn và ít nói hơn.
Chỉ mới 24 tuổi nhưng Liều đã có vợ và 1 đứa con, nay vợ Liều chuẩn bị sinh đứa con thứ 2. Những mẻ lưới kéo lên Liều đều xin phép thuyền trưởng Định chọn một ít con cá ngon để cất riêng mang về cho người vợ đang mang bầu ở nhà.
Những đêm đánh cá, Liều lại cùng chiếc thuyền mủng nhỏ bé lênh đênh giữa biển thả đèn nhử cá cho tàu chính buông lưới (ảnh Xuân Hòa)
Công việc của Liều trên tàu cũng giống như cái tên mà thuyền viên này đang mang. Liều cùng một thuyền viên khác được giao nhiệm vụ phải chèo chiếc thuyền mủng nhỏ xíu trên tàu kéo chiếc đèn ngầm ra xa chiếc tàu chính để nhử cá cho tàu chính thả lưới.
Trong bóng đêm chiếc thuyền mủng của Liều mất hút trong tĩnh lặng, chỉ còn nhìn thấy ánh sáng từ chiếc đèn cao áp nhử cá thả dưới lòng biển. Những hôm mượn bãi tàu câu mực đánh, Liều còn phải nhảy khỏi thuyền mủng để lặn dìm lưới cho chiếc tàu mực thoát ra ngoài.
Những khi đó, thân hình bé nhỏ của Liều chìm hẳn dưới bóng đêm và biển cả mênh mông. Có đêm Liều đã bị đuối sức sau khi lặn dìm lưới cho tàu câu mực thoát ra ngoài. Tiếng kêu nhờ giúp sức của Liều trong đêm tối đã được các thuyền viên nghe thấy và ra ứng cứu.
Liều trở nên trầm lặng, ít trò chuyện với mọi người sau vụ mất tích của người anh trai ruột cùng 6 thuyền viên khác trong một chuyến ra khơi (ảnh Xuân Hòa)
Sau nhiều ngày tìm hiểu chúng tôi mới hay chuyện vì sao Liều trở nên trầm lặng và sống khép mình như vậy. Đó là kể từ tháng 12/2013, khi người anh trai ruột của Liều là Hồ Ngọc Sơn (SN 1988) mất tích cùng 7 thuyền viên trong một chuyến ra khơi.
Oái oăm hơn anh trai Liều mất tích khi chỉ cách ngày cưới hơn 20 ngày. Sau đó ba tuần thi thể 2 trong số 7 thuyền viên trên tàu được tìm thấy khi dạt vào bờ biển tỉnh Hà Tĩnh.
5 thuyền viên còn lại, trong đó có anh trai của Liều và chiếc tàu mất tích không để lại dấu vết mặc cho các ngư dân dùng mọi cách tìm kiếm trên biển nhiều ngày. Cũng kể từ đó đến nay Liều sống khép mình hẳn với mọi người xung quanh.
Thuyền viên Hồ Xuân Liêu nhớ lại lần tìm kiếm tàu cá của người cháu trai mất tích giữa biển khơi (ảnh Xuân Hòa)
"Kể từ ngày anh trai nó mất tích, nó thành ra trầm cảm và ít nói chuyện hơn với mọi người. Tính nó thiên về tình cảm mà anh trai nó lại mất tích trước ngày cưới vợ có vài tuần.
Sau đó chúng tôi đã cho nhiều tàu đi tìm kiếm nhưng không có tung tích gì của chiếc tàu cùng cháu tôi và 6 thuyền viên khác.
Mãi 3 tuần sau hai thi thể thuyền viên trên tàu dạt vào bãi biển Cửa Sót, Hà Tĩnh. Còn cháu tôi và 4 thuyền viên khác giờ vẫn chưa được tìm thấy", thuyền viên Hồ Xuân Liêu (chú ruột thuyền viên Hồ Xuân Liều) cho biết.
Nghệ An 6 tháng xảy ra 9 vụ tai nạn tàu cá
Theo thuyền viên Hồ Xuân Liêu thì gần như năm nào tại vùng biển huyện Quỳnh Lưu cũng xảy ra tàu cá của ngư dân mất tích trên biển. Hầu hết các tàu cá mất tích khi đi tìm kiếm chỉ phát hiện được vài mảnh tàu đã vỡ nhỏ hoặc một vài thi thể ngư dân dạt vào bờ vài tuần sau đó.
Giữa biển khơi mênh mông những chiếc tàu cá trở nên nhỏ bé và có thể gặp nạn bất cứ lúc nào (ảnh Xuân Hòa)
"Mỗi năm có nhiều vụ tàu cá của ngư dân chúng tôi gặp nạn. Trong số đó cứ mỗi năm lại có vài tàu mất tích trên biển không để lại tung tích gì.
Các vụ tàu mất tích chúng tôi đều cố gắng tìm kiếm nhưng có may chăng chỉ tìm được vài mảnh tàu đã bị vỡ vụn hoặc 1 vài thi thể anh em thuyền viên trôi dạt vào bờ biển.
Nguyên nhân vì sao có các vụ tàu cá mất tích như vậy thì đến nay vẫn chưa ai tìm ra được, tất cả chỉ đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau mà thôi. Những vụ tàu cá mất tích là điều ám ảnh ngư dân chúng tôi nhất".
Theo số liệu do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nghệ An cung cấp, từ đầu năm 2015 đến ngày 26/6, trên vùng biển tỉnh Nghệ An đã xảy ra 9 vụ tai nạn tàu cá. Tăng 3 vụ so với cùng kỳ năm 2014, làm 5 ngư dân thiệt mạng.
Trong đó, hai ngư dân bị tai nạn khi đang khai thác hải sản trên biển, 3 người bị rơi xuống biển. Tổng thiệt hại tài sản hơn 1,4 tỉ đồng.
Nguyên nhân các vụ tai nạn tàu cá tăng là do biển đổi khi hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường, hiện tượng sương mù, sóng to, gió lớn diễn ra trên biển.
Trước tình hình trên, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đang đề nghị bà con ngư dân lưu ý trước khi cho tàu thuyền ra khơi cần đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị an toàn, nâng cao kiến thức về an toàn hàng hải, đảm bảo thông tin hai chiều với các Đài bờ.
Đặc biệt ngư dân lưu ý không chủ quan trong quá trình vận hành, khai thác trên biển nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.
Xuân Hòa
Tại sao CSGT "dầm mưa, dãi nắng" vẫn bị ghét? Đại úy Ngọc Khánh chia sẻ: "Đó là cảm quan của mọi người còn các chiến sĩ CSGT của Thủ đô luôn tận tụy giúp đỡ người dân, không gần ngại khó khăn". Hình ảnh các chiến sĩ CSGT Hà Nội hàng ngày phải phơi mình dưới cái nắng như đổ lửa của mùa hè và nhiệt độ ngoài trời lên đến 45oC...