Chồng cướp máy bay giải cứu vợ trong tù như phim hành động
Quá thương nhớ vợ, người đàn ông này đã giả vờ thuê một chiếc trực thăng, sau đó bắt cả 2 phi công phải tham gia kế hoạch giải cứu người vợ đang thụ án trong tù của mình. Tuy nhiên, kết quả lại không hề được như người đàn ông si tình mong muốn.
Người đàn ông muốn cứu vợ khỏi nhà tù bằng trực thăng nhưng bất thành (ảnh: The Guardian)
Mike Gielen đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi dùng tên thật để thuê máy bay trực thăng nhằm thực hiện màn giải cứu người vợ trong tù như phim hành động.
Mike Gielen, 24 tuổi giả vờ thuê trực thăng rồi dùng súng uy hiếp phi công bay tới nhà tù Berkendaal, thành phố Brussels (Bỉ) để cứu người vợ tên Kristel Appelt, 27 tuổi.
Kristel Appelt đang phải chịu án tù vì hành vi giết người trong một vụ ẩu đả đường phố.
Chiếc máy bay đổi hướng giữa không trung theo lệnh của Mike Gielen, trực chỉ nhà tù Berkendaal.
Trong khi máy bay lượn nhiều vòng bên trên nhà tù, nhiều tù nhân đã vẫy tay, hò reo ăn mừng. Tuy nhiên, nỗ lực của Mike Gielen thất bại thảm hại vì anh ta chẳng có kế hoạch chu đáo nào cả.
Video đang HOT
Chiếc máy bay chao đảo một hồi vẫn không thể tìm được chỗ đậu dưới sân. Mike Gielen thậm chí còn buồn nôn và phải thò mặt ra ngoài 5 lần để hít thở.
Thất vọng vì không cứu được vợ, Mike Gielen ra lệnh cho phi công bay tới thị trấn Helecine, phía Nam thủ đô Brussels rồi lẩn trốn bằng một chiếc xe hơi đậu sẵn.
Mike Gielen nhanh chóng bị cảnh sát bắt giữ khi đang trốn tại nhà người cha 50 tuổi.
Cảnh sát bắt giữ Mike Gielen vì anh này dùng tên thật để để thuê trực thăng.
Cô Kristel Appelt và Mike Gielen đã kết hôn trong tù (ảnh: The Guardian)
“Thân chủ của tôi muốn giải cứu vợ khỏi nhà tù. Tuy nhiên anh ta khá nghiệp dư”, Tom Overbeke – luật sư của Gielen – nhận xét.
Gielen trước đó cũng bị kết án vì tội buôn ma túy. Người đàn ông này gặp cô Kristel Appelt tại Hasselt – một nhà tù giam cả phạm nhân nam và nữ – rồi kết hôn trước sự chứng kiến của nhiều bạn tù và quản giáo.
“Khi cả tôi và Kristel được ra ngoài để gặp người thân tới thăm chúng tôi đã gặp nhau và yêu nhau. Chúng tôi được đào tạo sử dụng máy tính trong tù và tình cảm ngày càng trở nên thắm thiết”, Gielen kể về mối tình lãng mạn của mình.
Báo Trung Quốc nói máy bay H-6K đủ sức đánh căn cứ Mỹ ở Guam
Global Times khẳng định oanh tạc cơ H-6K đủ sức tung đòn phản công nhắm vào các căn cứ tiền tiêu của Mỹ ở Thái Bình Dương như đảo Guam.
Không quân Trung Quốc ngày 19/9 công bố video trên mạng xã hội cho thấy các oanh tạc cơ H-6K diễn tập mô phỏng không kích một căn cứ hải quân đối phương. Lực lượng này không định danh mục tiêu, nhưng cách bố trí của nó tương đồng với căn cứ Andersen của Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Một nguồn tin thân cận với đơn vị truyền thông của quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết video của không quân nước này "mượn" một số cảnh trong hai bộ phim hành động của Hollywood để khiến sản phẩm của họ "thêm phần bắt mắt".
Trong bài xã luận đăng ngày 22/9, Global Times tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng việc truyền thông phương Tây nói video trên thể hiện "đòn tấn công mô phỏng vào căn cứ Mỹ ở Guam" là sự "suy diễn thái quá", nhưng khẳng định nó thể hiện năng lực tung đòn phản công của Trung Quốc.
"Nếu quân đội Mỹ điều oanh tạc cư từ các căn cứ ở Thái Bình Dương tới răn đe Trung Quốc và gây ra những mối đe dọa trực tiếp, máy bay ném bom H-6K của PLA trên thực tế có khả năng tung đòn phản công hiệu quả vào các căn cứ đó, cũng như các lực lượng và căn cứ tiền phương của Mỹ. Đó là những gì mà không quân Trung Quốc muốn truyền tải qua video, theo nhận định của tôi", Wei Dongxu, tác giả bài xã luận, viết.
Tuy nhiên, Wei cho rằng video của không quân Trung Quốc "đơn thuần thể hiện khả năng đáp trả tương xứng", không nhằm vào một lực lượng, vị trí hay quốc gia nhất định. Ông cũng ca ngợi năng lực tác chiến của H-6K, mẫu oanh tạc cơ hiện đại nhất trong biên chế không quân Trung Quốc.
"Oanh tạc cơ H-6K có thể tăng phạm vi tác chiến và mang theo tên lửa hành trình với tầm bắn hơn 1.000 km. Điều đó có nghĩa là chúng có thể tấn công chính xác các mục tiêu ở chuỗi đảo thứ nhất hoặc thứ hai", bài xã luận viết.
Khái niệm "chuỗi đảo thứ nhất" và "chuỗi đảo thứ hai" do cựu ngoại trưởng Mỹ John Dulles đưa ra năm 1951 nhằm kiềm chế Liên Xô và Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh.
"Chuỗi đảo thứ nhất" gồm các đảo chính của Nhật Bản, đảo Đài Loan, miền bắc Philippines và bán đảo Malay. "Chuỗi đảo thứ hai" bắt đầu từ phía bắc quần đảo Nhật Bản, kéo dài đến đảo Halmahera của Indonesia, trong đó đảo Guam là hạt nhân.
Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc. Ảnh: PLA.
Global Times nhận định Mỹ "chiếm thế thượng phong" về sức mạnh quân sự dọc theo "chuỗi đảo thứ hai" với các nhóm tác chiến tàu sân bay cùng "oanh tạc cơ với số lượng và chất lượng hàng đầu thế giới".
"Dù sức mạnh tổng thể của không quân và hải quân Trung Quốc còn kém xa Mỹ, song nếu Washington đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc phòng và chiến lược của Bắc Kinh từ các căn cứ ở chuỗi đảo thứ hai, PLA hoàn toàn đủ khả năng khiến họ trả giá", Wei viết trong bài xã luận.
Đảo Guam nằm ở giữa Thái Bình Dương, cách Trung Quốc khoảng 2.900 km về phía đông nam. Guam nằm đủ gần lục địa châu Á để không quân Mỹ thiết lập căn cứ dành cho oanh tạc cơ, trinh sát cơ và máy bay tiếp liệu, song hòn đảo đủ xa để gây khó khăn cho đối phương, trừ những lực lượng sở hữu vũ khí tinh vi nhất.
Giới chuyên gia nhận định tên lửa Trung Quốc khó vượt qua được các hệ thống phòng thủ bảo vệ đảo Guam của Mỹ. Lục quân Mỹ triển khai một Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Guam, đang xem xét triển khai hệ thống Aegis Ashore và có thể điều các tổ hợp phòng không Patriot PAC-3 tới hòn đảo khi xảy ra khủng hoảng.
Phát hiện trái tim cố thị trưởng trong đài phun nước Bỉ Giới chức Verviers tìm thấy chiếc hộp chứa trái tim Pierre David, thị trưởng đầu tiên của thành phố, tại đài phun nước mang tên ông. Các quan chức hôm 1/9 cho hay trái tim được phát hiện hôm 20/8 trong quá trình cải tạo đài phun nước ở trung tâm thành phố Verviers, phía đông tỉnh Liege, cách thủ đô Brussels khoảng...