Chồng cũ phá gia đình mới của tôi và cướp con về nuôi
Không thể nói chuyện với chồng cũ, tôi thuyết phục gia đình anh ta khuyên nhủ để tôi đón con về vào cuối tuần nhưng thất bại.
Hình ảnh minh họa
Tôi là tác giả bài viết “Ly hôn rồi chồng vẫn phá tôi”. Sau ly hôn, tôi đến với người đồng nghiệp cũng là bạn đại học. Lúc bắt đầu mối quan hệ mới, chồng cũ cùng gia đình anh ta vu oan tôi ngoại tình, dù ng những lời tục tĩu chửi tôi và dọa tạt axit. Bị oan ức, tôi rất sốc nên khủng hoảng và trầm cảm. Bạn trai an ủi rất nhiều để tôi vượt qua. Rồi chúng tôi kết hôn, con gái tôi rất thương ba mới và thân thiết với gia đình mới. Ba má chồng cũng coi con riêng của tôi như cháu ruột. Tôi rất mừng vì điều đó.
Chồng cũ liên tục gọi điện quấy rối mẹ chồng tôi, nói xấu tôi đủ điều khiến bà lo lắng, bất an. Anh ta tiêm vào đầu con những điều xấu về ba mới và bắt con gọi là chú. Trước mặt con, anh chửi thề, dọa nạt tôi khiến con rất sợ sệt mỗi khi chúng tôi gặp nhau. Khi tôi mang bầu, anh ta tới nhà chồng tôi gây sự và đánh chồng tôi, công an lên hòa giải và vợ chồng tôi bỏ qua. Sau đó anh ta nộp đơn yêu cầu đổi quyền nuôi con. Tôi không biết anh ta cố tình hay vô ý để tôi phải khổ cực lúc mang bầu mà mỗi lần đưa con về, anh ta không che mưa nắng nên con bị bệnh rồi đổ thừa do tôi nuôi không tốt. Anh ta lấy đó làm lý do trình bày lên tòa để giành quyền nuôi con.
Ngày Tết, tôi tạo điều kiện cho con về thăm ông bà nội, chồng cũ cắt đứt mọi liên lạc và không trả lại con cho tôi, còn rêu rao tôi bỏ con. Thời điểm đó tôi sắp sinh, không thể đi bộ lên 5 tầng để thăm con nên đành chờ sinh xong rồi xử lý. Sau sinh, tôi lên gặp chồng cũ để đón con nhưng anh ta lấy dao đòi đâm tôi trước mặt con. Tôi đành về và tìm trường con học để thăm bé. Khi biết chuyện, anh ta yêu cầu cô giáo không cho tôi thăm. Sau này, anh ta không thể yêu cầu nhà trường cấm tôi thăm con nên tôi tranh thủ qua trường với bé.
Anh ta rất coi thường luật pháp, tại tòa án, anh ta gây chuyện với thẩm phán và vắng mặt hai lần xét xử nên quyền nuôi con thuộc về tôi. Nhưng anh ta vẫn không trả con cho tôi. Đêm nào tôi cũng nhớ và nghĩ về con nhưng sợ con chứng kiến cảnh không hay của ba mẹ, rồi con cũng đang học dang dở nên tôi không muốn bé bị xáo trộn. Không thể nói chuyện với chồng cũ, tôi thuyết phục gia đình anh ta khuyên nhủ để tôi đón con về vào cuối tuần nhưng thất bại. Hiện con tôi sắp lên lớp một, tôi rất hoang mang không biết phải làm sao. Nhiều lần tôi dò ý con, bé thích ở với mẹ nhưng sợ ba, sợ ba mẹ cãi nhau, sợ ba la mẹ.
Giờ nếu để chồng cũ nuôi con, tôi sẽ rất khó gặp bé vì lớp một khác mẫu giáo. Còn nếu nhờ pháp luật, anh ta sẽ không để mẹ con tôi yên, bé sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Hơn nữa, mỗi lần gặp chồng cũ là bệnh trầm cảm của tôi tái phát, cứ uất ức trong lòng và mất ngủ. Tôi cũng không thể ôm con đi nơi khác vì còn gia đình mới, còn ràng buộc công việc, hơn nữa anh ta sẽ tìm tới gia đình chồng tôi quậy phá. Thời gian không còn nhiều, tôi phải làm sao đây? Xin chuyên gia Nguyễn Bá Đạt và mọi người hãy tư vấn và cho tôi giải pháp.
Video đang HOT
Thủy
Chuyên gia tham vấn tâm lý Nguyễn Bá Đạt gợi ý:
Gửi Thủy,
Trong tình huống của bạn, theo pháp luật, bạn mới là người có quyền nuôi con. Tuy nhiên, vì muốn chia cắt trẻ với mẹ, hoặc muốn trả thù bạn, cũng có thể chồng cũ bạn suy nghĩ rằng con sống với anh ta sẽ tốt hơn ở với bạn, nên anh ta đã đón con về sống cùng. Với tính cách không tôn trọng pháp luật, có vẻ các quyết định của tòa án không có hiệu lực. Thời điểm này, nếu bạn dùng một cách nào đó để đón con về ở cùng, chồng cũ sẽ không để bạn được yên.
Từ hoàn cảnh thực tế, bạn có thể để chồng cũ nuôi con, bạn thường xuyên đến thăm con ở trường, ngay cả khi con bạn vào lớp một. Tuy nhiên, bạn không nên tuyên bố nhường quyền nuôi con cho chồng cũ để anh ta không thể lấy lý do bạn từ bỏ quyền nuôi con. Bạn hãy duy trì hình thức này trong khoảng 6 tháng đến một năm. Việc bạn và chồng cũ không xung đột sẽ tốt cho trẻ, con bạn sẽ yên tâm sống với bố và ổn định về mặt tâm lý. Để giảm việc nhớ con, bạn nên thăm con một tuần 3 lần sau giờ học. Giải pháp này cũng có lợi cho trẻ. Con bạn sẽ có cuộc sống ổn định trong một khoảng thời gian. Em bé mới sinh cũng cần bạn và gia đình bạn tránh khỏi chồng cũ quấy rối.
Khi chồng cũ bạn ổn định tâm lý, anh ta sẽ có người phụ nữ khác. Khi tái hôn hoặc sống với người phụ nữ khác, anh ta có thể bị sức ép về việc nuôi con riêng. Trong bối cảnh đó, nếu anh ta thu xếp ổn thỏa cho con bạn, chứng tỏ anh ta cũng có năng lực làm cha và nuôi con. Nếu anh ta không nuôi được con, bị vợ mới gây sức ép, bạn hãy đón con về ở cùng cũng chưa phải là muộn.
Khi cha mẹ chia tay nhau, điều quan trọng nhất với trẻ không phải là trẻ sống với ai, mà cuộc sống của trẻ phải ổn định, không chứng kiến cảnh cha mẹ đẻ tiếp tục xung đột, trẻ nhận được sự chăm sóc của cả cha và mẹ: đến thăm, chu cấp tiền chăm sóc, mua quà, đưa trẻ đi chơi, có mặt trong những sự kiện quan trọng của trẻ. Mong bạn sớm ổn định tâm lý và vượt qua khó khăn này.
Theo vnexpress.net
Lần đầu tiên về ra mắt, cô nàng "bỏ của chạy lấy người" sau khi nghe lời nhận xét của bố người yêu
Quyên rùng mình khi nghe câu nói của bố người yêu còn Chung thì mượn cớ có việc gấp ở công ty nên vội vàng kéo bạn gái quay lại thành phố.
Chung và Quyên yêu nhau đã được gần 2 năm nay nên cũng đã tính đến chuyện hôn nhân. Trong quãng thời gian đó, Chung đã về nhà người yêu mấy lần và được bố mẹ cô yêu quý nhưng ngược lại Quyên chưa có dịp thăm nhà anh lần nào. Mỗi khi cô gợi ý, anh luôn gạt đi và lấy cớ này nọ.
Thực ra Quyên hiểu bạn trai có nỗi khổ tâm riêng. Nhà anh giàu có nhưng không hạnh phúc. Bố mẹ ly dị từ khi anh còn nhỏ, sau đó không lâu mẹ anh lấy chồng còn bố thì đi nước ngoài làm ăn và gửi con cho ông bà nội.
Đến khi Chung học đại học gần xong thì bố anh mới về nước và dắt theo một người đàn bà về ở chung như vợ chồng. Tuy nhiên thời gian xa cách quá dài nên bố con họ chẳng còn thân thiết như trước đây. Vì vậy mà cả năm anh chỉ về nhà mỗi dịp Tết mà thôi.
(Ảnh minh họa)
Đương nhiên Quyên cũng lờ mờ đoán được còn lý do khác khiến Chung không thân thiết với bố như vậy. Nhưng vì người yêu không kể nên cô cũng không gặng hỏi. Chỉ biết có lần trong cơn say, anh từng nói với cô rằng rất ghét bố.
Hôm qua, cuối cùng Chung cũng không thể viện cớ được nữa mà phải dắt Quyên về ra mắt bố. Và cô đã vô cùng bất ngờ khi gặp bố của người yêu. Dù đã trung niên nhưng ông vẫn ăn diện, bóng bẩy lắm. Ông đeo một sợi dây chuyền vàng lớn, tóc vuốt keo và trông còn chưng diện hơn cả con trai.
Lúc nói chuyện với bố Chung, ông chẳng hỏi Quyên nhà ở đâu, bố mẹ làm nghề gì, công việc của cô ra sao mà chỉ hỏi: "Hai đứa yêu lâu chưa? Tương lai định như thế nào?". Thế nên cô cảm thấy nhẹ nhõm vì ông có vẻ thân thiện. Tuy nhiên người yêu cô ngồi cạnh lại đang tỏ ra khá căng thẳng như đang đề phòng điều gì đó.
Ban đầu Quyên lấy làm lạ lắm nhưng mãi đến khi Chung ra ngoài nghe điện thoại thì cô mới biết tại sao. Con trai vừa đi ra khỏi tầm mắt, bố Chung liền khen cô: "Cháu xinh đẹp và quyến rũ nhỉ? Bác thấy mình may mắn quá khi có con dâu quyến rũ như vậy!"
Lời nói của ông khiến mặt Quyên biến sắc. Cô không nghĩ đó là lời khen phù hợp từ một người đàn ông trung niên dành cho một cô gái đáng tuổi con cháu mình. Ngại quá nên cô ấp úng luôn không biết nói gì. Và đến khi Chung đi vào, anh dường như đã đoán được điều gì đó khi thấy không khí có phần kỳ lạ. Vì vậy mà anh liền bảo có việc gấp ở công ty rồi kéo bạn gái quay lại thành phố luôn.
(Ảnh minh họa)
Đương nhiên là Quyên đồng ý rồi vội vàng đứng lên chào ông và đi về ngay, quên luôn cả dự định ở lại chơi hết 2 ngày cuối tuần. Thậm chí cô còn hoảng sợ đến nỗi không dám quay đầu lại nhìn bố Chung một lần nào.
Suốt trên xe về, Chung không hề nói một lời nào. Sau khi đưa Quyên đến nhà an toàn, anh cũng chỉ dặn dò cô mấy câu rồi đi về. Nhưng tối qua, anh có hẹn gặp cô và kể hết tất thảy mọi chuyện.
Hóa ra bố Chung là một người rất lăng nhăng, suốt ngày chỉ nghĩ chuyện chơi bời gái gú. Ông ngang nhiên dắt bồ về nhà nên mẹ anh đã không chịu nổi mà quyết định ly dị. Đến tận bây giờ, khi đã lớn tuổi và đang chung sống với 1 người phụ nữ như vợ chồng thì bố anh vẫn không bỏ được cái tật này mà lén lút qua lại bên ngoài.
Quyên nghe xong không khỏi rùng mình kinh sợ. Giả sử họ có lấy nhau thì chắc chắn cũng sẽ ở thành phố nhưng một năm vẫn phải về quê ít nhất 1 lần. Những lúc như thế thì làm sao cô đối diện được với ông bố chồng như vậy đây?
Theo afamily.vn
Đàn ông chưa từng sợ mất vợ, hà cớ gì phụ nữ phải sợ mất chồng? Phụ nữ thường chỉ nhau cách giữ chồng, nhưng còn đàn ông mấy khi ngồi với nhau bày cách giữ vợ? Phải chăng chỉ có phụ nữ là thiếu tự tin về bản thân hay họ không tin rằng, họ sẽ có cuộc sống tốt hơn sau ly hôn. Phụ nữ thường lên mạng tìm hiểu vô vàn bí quyết giữ chồng, nào...