Chồng cứ ngồi vào mâm là “bới lông tìm vết”
Đừng nói gì đến chuyện khen ngon theo… phép lịch sự! Cứ ngồi vào mâm là anh “bới lông tìm vết”.
Chị Ngọc xách giỏ, dắt xe đi chợ, miệng lẩm bẩm một câu quen thuộc:
- Riết rồi chẳng biết ăn cái gì!
Chị Ngọc không phải là bà nội trợ vụng về, ngược lại là đằng khác. Người ngoài nhìn vào mâm cơm nhà chị không khỏi trầm trồ. Dinh dưỡng đầy đủ, màu sắc phong phú, thơm ngon. Bữa cơm nhà chị lúc nào ít nhất cũng phải ba món, không có chuyện trùng lặp thực đơn. Vốn khéo tay, chịu khó dành thời gian học hỏi cùng với đam mê nấu nướng, tay nghề chị ngày càng khá hơn. Đi đâu tụ họp bạn bè, chị đều được mọi người ngưỡng mộ và khen ngợi vì biết nấu nhiều món, trình bày đẹp mắt.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Thế nhưng, chồng chị thì lại không nghĩ thế. Anh vốn khó chiều, lại kén ăn, ít khi ghi nhận nỗ lực của vợ. Đừng nói gì đến chuyện khen ngon theo… phép lịch sự! Cứ ngồi vào mâm là anh “bới lông tìm vết”. Hôm nay ăn món này thì anh nhắc món kia, chép miệng. Rồi anh so sánh, chê bai. Sao canh khoai mỡ mà không thấy đi chung với tép kho ba chỉ? Sao đậu que mà không chấm chao mà lại kho quẹt? Cái món này, lẽ ra phải cho thêm thật nhiều hành lá mới đúng điệu… Dường như nhìn tô dĩa nào trên bàn anh cũng thấy có thiếu sót. Rồi thì anh mang những thứ đã được thưởng thức bên ngoài ra kể, tỏ ra sành điệu. Nhìn thái độ của anh, chị Ngọc vừa giận vừa bực. Đàn ông gì mà khó chịu, vô duyên đến thế! Chẳng lẽ lại sẵng giọng bảo, thì thôi, anh đến chỗ nào ưng ý mà ăn cho vừa lòng!
Nhớ hồi mới quen, anh làm công nhân quèn, ăn tô mì gói không rau không trứng chị làm, cũng vui vẻ kêu ngon đáo để. Cuộc sống ngày càng dễ thở hơn, chị cũng “tăng đô” cho bữa cơm gia đình, nhưng sự hào hứng của chồng con dường như ngày càng tỷ lệ nghịch. Ăn gì cũng kêu ngán. Dọn gì cũng uể oải lấy lệ. Có người nội tướng nào mà chẳng thấy muốn tắt bếp cho xong!
Chị Ngọc chán nản than, chồng mình “vọng ngoại”, chỉ thích quán xá nhà hàng. Bao người mơ một bữa cơm canh nóng sốt, nhiều rau ít béo, đơn giản mà ngon còn không có. Đằng này, chị quan tâm tới bao tử cả nhà, để ý từng sở thích nhỏ trong ăn uống, mà vẫn không đủ sức làm cho mấy cha con hài lòng.
Hôm rồi có bạn rủ qua nhà chơi, tới bữa chồng bạn về, bạn vô tư bảo, anh coi có gì ăn tạm dùm, em bận khách rồi. Chồng bạn vui vẻ xuống bếp, lục đục nấu nướng. Bạn bảo: “Ông chán lắm bà ơi, chẳng biết thưởng thức gì cả, cho gì ăn nấy, không bao giờ ý kiến ý ve. Tui có bày biện nấu nướng gì thì cũng như không, ông buông đũa đứng lên là quên ngay mình vừa được xơi món gì. Có chồng như thế, chả muốn vô bếp chi cho nhọc…”.
Chị Ngọc tần ngần nghĩ, chẳng biết, giữa một ông chồng thờ ơ với chuyện cơm nước, mặc kệ vợ muốn nuôi sao cũng được, với một quý ông cái gì cũng chê bai cấm cảu như chồng mình thì bà vợ nào khổ hơn. Hay đàn bà, vốn chỉ thích loay hoay tự làm khổ mình? Đường đến trái tim đàn ông phải đi qua bao tử, câu ấy quen thật, nhưng muốn làm vừa khẩu vị của chồng cũng không dễ dàng gì. Huống hồ bây giờ là thời của cơm hàng cháo chợ, mở cửa ra là gặp hàng ăn, từ cơm bụi bình dân đến nhà hàng mát rượi…
Theo VNE
Khi chồng bị so sánh với ông hàng xóm!
Anh xin lỗi vì cái tát ấy. Thật lòng anh không muốn như vậy. Em cũng biết, anh không phải là người chồng vũ phu. Lấy nhau 10 năm, có bao giờ anh đánh em đâu, thậm chí không một lời nói nặng. Chỉ duy nhất lần này, anh nóng quá...
Em là một người vợ tốt, biết lo cho chồng con, lại giỏi thu vén. Dẫu lương bổng của anh chỉ thuộc hàng trung bình, nhưng nhờ em mà nhà mình tươm tất, có chút của cải. Nhưng em có một tật kỳ lạ, dù đã tìm mọi cách nhưng anh chẳng thể nào thích nghi được: luôn so sánh chồng với người khác. Anh biết, không ít bà vợ cũng mắc tật này. Nhưng trường hợp của em thì đã vượt giới hạn...
Anh có cảm giác, việc em so sánh anh với những đàn ông khác như là một thói quen, thậm chí là một thú tiêu khiển. Em so sánh anh mọi lúc mọi nơi, với bất kỳ người đàn ông nào mà em biết, theo một công thức duy nhất: hễ khen người khác thì chê thậm tệ chồng mình. Khi thì em nói: "Bà A. trong phòng em sướng dễ sợ, chồng bả mới mua cho bả cái váy hiệu hơn chục triệu. Còn anh sao chẳng bao giờ thấy mua cho em món gì?". Trong khi, lương anh đã đưa hết cho em, đến kỳ sinh nhật em hay kỷ niệm ngày cưới, anh chỉ mua được vài món quà nho nhỏ, mua đồ chục triệu thì anh lấy tiền đâu? Lúc thì em lại bảo: "Ông B. bạn em mới dắt vợ ổng đi tour Hàn Quốc. Bà đó vậy mà sướng, một năm đi nước ngoài mấy lần. Còn anh toàn dắt em đi Đà Lạt, Vũng Tàu, chán bỏ xừ!". Nghe vậy, anh cũng chỉ biết im lặng.
Anh còn nhớ, có lần em nói: "Anh coi chồng con T. kìa. Ổng giỏi dễ sợ, việc nhà ổng làm hết, con T. chẳng phải động móng tay. Còn anh thì đi làm về chỉ biết đọc báo, xem ti vi.". Nghe vậy, anh thấy cũng có lý. Thế là từ đó trở đi, anh cố gắng phụ em việc này việc kia, khi thì rửa chén, lúc lại quét nhà... Ai ngờ, khoảng một tháng sau, lúc anh đang bỏ đồ vào máy giặt, chẳng hiểu đang bực mình chuyện gì, em lại nói: "Chồng người ta bươn chải kinh doanh, kiếm tiền thấy mà ham. Còn chồng mình suốt ngày chúi đầu vào góc bếp. Chán...!".
Em có so sánh anh như thế nào cũng được, miễn là ở trong nhà. Đằng này, em lại hay so sánh anh trước mặt người ngoài, giữa chốn đông người. Tháng trước, em và anh dự đám cưới người quen. Giữa bàn tiệc, mọi người đang khen một anh chàng nào đó giỏi làm ăn, thành đạt nhanh chóng, thì em chen vào: "Chắc vợ ảnh sướng lắm. Chẳng bù với ông xã nhà em, ù lì, cục mịch, không có chí làm ăn gì cả.". Anh nghe mà ngượng quá!
Giọt nước làm tràn ly là khi nhà mình vừa có hàng xóm mới. Ông chồng nhà bên ấy đúng là "ngon" thật, vừa đẹp trai, vừa giàu có, lại chiều vợ. Thế là em có ngay một đối tượng để suốt ngày dè bỉu anh. Nếu anh nhớ không lầm, trong tuần qua, em so sánh anh với lão hàng xóm ấy không dưới 10 lần. Cơn tức của anh cứ thế dồn nén lại, dẫn đến cái tát hôm ấy, khi em đang ăn cơm thì thở dài thườn thượt: "Nghe nói nhà bên đó sắp mua xe hơi. Thấy chồng người ta mà bắt ham...".
Hành động đó là không đúng, nhưng em đã xúc phạm lòng tự trọng tối thiểu của một người đàn ông nơi anh, em à!
Theo VNE
Làm vợ, làm mẹ Khi làm mẹ, phụ nữ dễ rơi vào cảm giác "bão hòa với trò ôm ấp". Bọn trẻ đã cho chúng ta quá nhiều lúc âu yếm, vuốt ve rồi, tới nỗi chúng ta quên mất cả ông chồng có khi đang chưng hửng! Bạn từng quan sát những cặp đôi mới cưới chưa? Họ luôn âu yếm, nhìn nhau trìu mến, cùng...