Chồng cũ của tôi có một đứa con gái ngoan ngoãn đến đau lòng, sống với người bố vô tâm nhưng chưa từng than trách nửa lời
Trong vô vàn chuyện phiền muộn của mình, tôi chẳng bao giờ thấy hắn trăn trở về đứa con gái ngoan ngoãn, hiểu chuyện đến đau lòng người lớn.
Chồng cũ và tôi là bạn thân từ thuở bé.
Hồi còn nhỏ, hắn là thằng nhóc hiếu động và hướng ngoại, ấy vậy mà sau vài ba cuộc tình đổ vỡ hắn đâm ra sợ đàn bà. Hắn không phải là kẻ không biết cách sống, ấy vậy mà không biết vì lẽ nào mà từ mấy cô vợ đến người tình cứ lần lượt xách va-li mà đi.
Hắn có một bà mẹ mà tôi không biết phải dùng từ ngữ nào để diễn tả về sự khắc nghiệt của bà ấy. Chúng tôi ly hôn rất sớm, nguyên nhân chủ yếu là vì khác biệt quá lớn trong hệ tư tưởng cũng như quan điểm sống giữa tôi và mẹ chồng cũ của mình.
Tôi gặp Nhung trong một buổi chiều nắng gắt, cô gái khá dễ thương với nụ cười hiền lành. Vừa thấy Nhung và và những nét trẻ trung trên gương mặt cô ấy, không biết vì sao tôi lại nghĩ đến “cựu” mẹ chồng của mình.
Những chuyện mẹ chồng – nàng dâu đã qua, tôi không để vào đầu nhiều lắm, thế nhưng tôi nhớ như in cái cách bà ấy chửi đứa cháu nội chỉ vì con bé càng lớn càng giống mẹ y đúc bằng tất cả những gì cay nghiệt nhất. Trì triết có, lăng mạ có, thậm chí tục tĩu cũng đủ cả.
Sau khi chúng tôi ly hôn, hắn lấy vợ mới và có một cô con gái. Con bé chưa đầy tuổi thì mẹ nó đã bỏ nhà ra đi. Hắn vô tâm vô tính nên nào có chăm sóc con cái được đàng hoàng. Bởi vậy mà tôi thấy thương con bé vô cùng.
Tôi mai mối Nhung cho hắn, nếu nên cơm nên cháo thì Nhung là tập bốn của hắn rồi. Cô gái này còn trẻ măng, lấp sau sự hiền lành là bàn tay lam lũ. Cô ấy liên tục nói rằng đến với hắn vì mong sẽ có người đàn ông chín chắn che chở cho mình.
Video đang HOT
Nói thật, toàn bộ màn giải thích phía sau của cô ấy tôi nghe không có vào nên không thể nhớ. Rõ ràng, kẻ độc tài bao giờ cũng có cái lý của kẻ độc tài và ký sinh trùng thì luôn có cái lý để biện minh cho “ăn trực nằm chờ của mình”.
Sau khoảng thời gian ngắn thì Nhung và hắn đến với nhau chóng vánh. Một đám cưới hoàn hảo diễn ra. Tôi nhìn thấy nụ cười tươi rói trên khuôn mặt mẹ hắn đi kèm với lời phát biểu mang tính chất dằn mặt con dâu đừng có hòng nhòm ngó của cải một cách hết sức lộ liễu và phô trương.
Người ta thường nói “cuộc chiến giữa mẹ chồng nàng dâu luôn là cuộc chiến giữa hai mụ đàn bà mà đàn ông không bao giờ hay biết”.
Nhưng đây đâu phải vấn đề tôi bận tâm, tôi đưa mắt về phía bé Na, hai mươi mốt tuổi rồi đâu còn bé bỏng gì, nhưng với tôi nó vẫn là con nhóc bụ bẫm chạy lon ton chơi một mình trong nhà vì chẳng có ai trông. Hôm nay, tôi thấy nó vui vẻ đi chúc tụng mọi người. Nó vui thật sự.
- Na! Ba lấy vợ rồi con buồn không?
- Dạ! Ba cũng cần có người chăm sóc mà, con phận con gái rồi cũng phải đi lấy chồng…
- Con không lo mẹ kế không thương ba thật lòng à?
- Vâng… – Con bé cười nhẹ – Cô ấy lấy ba vì cái gì cũng được. Miễn sao khi có được rồi cô ấy đừng phụ ba, ba khổ nhiều rồi.
Tôi chợt nhận ra bé Na lớn thật rồi.
Mẹ bé Na đã lập gia đình, dù rất hay tâm sự nhưng ít khi tôi thấy con bé nhắc đến mẹ. Nó rất yêu và kính trọng mẹ mình nhưng có lẽ con bé hiểu hơn ai hết, với bất kì cột mốc quan trọng nào trong cuộc đời nó cho đến tận bây giờ, chưa hề có sự góp mặt của mẹ nó. Tuy vậy, con bé chẳng bao giờ oán trách mẹ mình.
Hắn và mẹ bé Na ly dị một cách trẻ con và vô trách nhiệm. Họ không có kế hoạch cho tương lai của đứa con gái, đùn đẩy nhau nhiệm vụ chăm sóc con bé và cuối cùng là cứ mặc kệ cho con bé lớn lên như cây hoang cỏ dại.
Bà nội bé Na luôn hà khắc với đứa cháu gái. Hệ tư tưởng cổ hủ khiến ông bà nội con bé luôn không thỏa mãn vì mãi chưa có đứa cháu trai, thằng đích tôn để sau này còn hương khói.
- Ông có bắt bé Na gọi Nhung là mẹ không? Nhung hơn con bé có ba tuổi thôi mà.
- Tùy nó, tôi không ép, con bé có cá tính riêng và độc lập hơn bề ngoài rất nhiều, tôi chưa bao giờ ép buộc được nó điều gì.
- Nó không được may mắn, ông chú ý đến nó nhiều hơn, không có mẹ bên cạnh, nó thiệt thòi đủ đường rồi.
Tôi muốn nhắc hắn bênh con bé nhiều hơn, bà nội nó khắc nghiệt quá. Nhưng tôi cũng hiểu, hắn là một người đàn ông nhu nhược, sự nhu nhược ấy khiến hắn gần hết đời người rồi vẫn chưa có một gia đình trọn vẹn của riêng mình. Có lẽ là hắn chẳng bao giờ dám trái ý mẹ mình để bảo vệ đứa con gái bé bỏng đâu…
Hơn ba mươi năm trước, khi tôi và hắn ly hôn, cũng may lúc đó chưa có mụn con nào, cứ nhìn bé Na bây giờ tôi lại thấy sợ hãi nếu chẳng may con mình cũng phải chịu đựng cuộc sống đó. Cuộc sống trong nhung lụa vàng son nhưng lệ vẫn tràn.
Thế nhưng chúng tôi vẫn là những người bạn, và bé Na thì chẳng khác nào con gái tôi. Vì vậy mà tôi có mặt ở đây ngồi nhìn hắn nốc rượu ừng ực, than thở về cuộc đời và thở ra những định nghĩa bi đát về tình yêu.
Ấy vậy nhưng chẳng thấy hắn trăn trở về đứa con gái ngoan ngoãn, hiểu chuyện đến đau lòng người lớn. Đôi khi tôi thật sự muốn hỏi hắn, yêu đương quan trọng đến vậy sao? Hôn nhân cần thiết đến thế à? Vì sao không dừng mơ về một người bạn đời định mệnh để chính bản thân mình trở thành người bố hoàn hảo cho đứa con gái nhỏ đã chịu nhiều thiệt thòi của mình?
Đến thăm bố mẹ chồng cũ, họ đưa tôi thùng sữa đem về cho cháu nhưng vừa mở ra, tôi đã ngây ngốc
Tôi kinh ngạc nhìn thứ nằm gọn bên trong thùng sữa, cảm giác nghẹn đắng dâng lên tận cổ.
Khi vợ chồng tôi ly hôn, bố mẹ chồng buồn lắm. Tôi đã sống trọn tình trọn nghĩa với nhà chồng nhưng vẫn bị chồng chán và phản bội. Đau lòng, không chấp nhận được sự thật, tôi kiên quyết chia tay dù bố mẹ chồng hết mực khuyên can.
Ly hôn rồi, tôi ôm con về nhà mẹ đẻ ở. Từ số tiền tiết kiệm được, tôi xây một căn nhà nhỏ, 3 mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Mấy tháng đầu, chồng cũ còn gửi tiền trợ cấp cho con. Nhưng suốt một năm nay, anh ta không ngó ngàng gì đến 2 đứa nhỏ nữa. Một mình tôi bươn chải nhiều công việc khác nhau mới kiếm đủ tiền nuôi con.
Hôm qua là ngày sinh nhật tròn 60 tuổi của bố chồng cũ. Tôi dẫn hai con về nhà nội chơi, sẵn tiện mua món quà nhỏ tặng ông. Cũng may chồng cũ tôi không ở nhà nên buổi nói chuyện rất vui vẻ, thoải mái. Nhưng bố chồng cũ mới phát hiện bị ung thư gan giai đoạn cuối, sức khỏe của ông rất yếu. Nhìn ông ngồi trò chuyện, cười đùa với hai đứa nhỏ mà tôi chạnh lòng thương. Đến lúc về, ông cứ ép tôi mang một thùng sữa về cho các cháu. Biết không từ chối được, tôi cảm ơn rồi đưa con về nhà.
Đêm đó, mở thùng sữa ra, tôi kinh ngạc khi thấy một thứ nằm gọn bên trong, được dán cẩn thận bằng băng keo trong vào một lốc sữa. Đó là cuốn sổ tiết kiệm màu hồng. Tôi mở ra xem và choáng váng mặt mày khi thấy con số 200 triệu. Người lập sổ là bố chồng cũ nhưng người thụ hưởng số tiền lại là tên của hai con tôi.
Như vậy là ông đã đem hết tiền tiết kiệm được cho hai cháu. Cầm sổ mà tôi nghẹn đắng vì thương bố mẹ chồng cũ. Họ đã sống hết lòng với mẹ con tôi. Nhưng ông đưa hết tiền cho tôi thì lấy gì để chữa bệnh? Tôi có nên đem cuốn sổ trả lại cho ông không?
(phuongnga...@gmail.com)
Tâm thư sâu cay của người phụ nữ gửi đến kẻ đã cướp chồng mình: Đỉnh cao của thất bại hôn nhân là "thua trong thế thắng" Ngày hôm nay, tôi không tranh giành, không hơn thua với người đàn bà ấy nữa, cô ta có thể nhận là người thắng cuộc hay người phụ nữ hiểu chuyện buông tay tình yêu thì tôi cũng kệ tất cả. Người ta thường mang lý lẽ "Tình yêu không có đúng hay sai" để bao biện cho những cuộc tình sai trái....