Chồng cũ cay đắng nhìn người xưa nắm tay chồng mới ra về
Nhìn Đào nắm tay chồng ra về, tôi chỉ biết cúi mặt, lặng thinh. Giá như ngày xưa tôi không bội bạc với Đào…
Tôi năm nay 32 tuổi, tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nơi cái nghèo, cái đói luôn đeo đẳng. Ước mơ được thoát nghèo luôn cháy âm ỉ trong tôi. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi ở lại thành phố làm việc, tìm kiếm cơ hội. Năm 28 tuổi, thấy tôi vẫn độc thân, bố mẹ tôi nhiều lần thúc giục tôi cưới vợ, sinh con. Tôi yêu hết người này đến người kia nhưng mọi chuyện chẳng đi đến đâu. Tôi biết, chẳng ai muốn trao thân gửi phận cho một gã trai nghèo, trắng tay như tôi.
Hình minh họa
Hôm đó, mẹ tôi gọi điện nói bà không được khỏe và mong tôi về đưa bà đi khám. Tôi tức tốc bắt xe về quê với mẹ. Ai ngờ, mẹ nói dối vì muốn tôi về quê để chuẩn bị kết hôn. Bố mẹ đã nhắm cho tôi Đào, một cô gái kém tôi 5 tuổi, ở gần nhà tôi. Sau nhiều lần từ chối, tôi đành chiều lòng bố mẹ và thử làm quen, tìm hiểu Đào. Đào là cô gái khá hiền lành, khá quê mùa và cục mịch. Tôi nghĩ rằng cưới Đào, ít ra tôi cũng sẽ có được một người vợ tốt, biết chăm lo cho nhà chồng. Và thế là đám cưới của chúng tôi nhanh chóng được tổ chức.
Sau đám cưới, chúng tôi vẫn sống chung với bố mẹ. Tôi ở nhà 1 tuần sau đám cưới và lại trở lại thành phố. Vợ tôi mau chóng mang bầu và sinh con trai trong sự hân hoan, phấn khởi của gia đình hai bên. Đi làm đã lâu có chút kinh nghiệm, quan hệ, tôi chuyển sang công ty khác làm việc để có mức lương và vị trí cao hơn. Sang công ty mới, để dễ nói chuyện với các đồng nghiệp nữ, tôi thường nói dối rằng mình vẫn chưa vợ con gì. Nhờ tài ăn nói, tôi được nhiều chị em trong công ty quý mến, trong đó có Kiều Anh, phó giám đốc công ty, hơn tôi 7 tuổi.
Vì muốn tranh chức trưởng phòng, tôi buộc phải làm thân và lấy lòng Kiều Anh. Kiều Anh ngã vào lòng tôi lúc nào không hay. Cặp kè với tôi được hơn 1 tháng, cô ấy thú nhận đã có chồng, hiện họ đã ly thân được hơn 1 năm và đang chờ để hoàn tất thủ tục ly hôn. Tôi không quá sốc khi nghe Kiều Anh thú nhận bí mật này vì thực ra tôi còn có bí mật gây sốc hơn. Vài tháng sau đó, tôi chuyển đến sống trong căn hộ của Kiều Anh. Kiều Anh cũng là người giúp tôi có được vị trí trưởng phòng mà Nam- đối thủ của tôi trong phòng cố gắng mấy năm cũng không có được.
Yêu Kiều Anh, cô ấy vẽ nên cho tôi bao nhiêu ước mơ, rằng chúng tôi sẽ cưới nhau, trở thành vợ chồng danh chính ngôn thuận, cùng sinh con đẻ cái và hạnh phúc đến tận về già. Quá say mê nhân tình, tôi thấy cô ấy hơn vợ tôi ở mọi mặt. Tôi hắt hủi, đối xử lạnh nhạt với vợ và phũ phàng đòi ly hôn. Bố mẹ tôi rất thương yêu Đào nên khi thấy tôi bỏ rơi cô ấy, cả hai đã đồng loạt từ mặt, đuổi tôi ra khỏi nhà.
Níu kéo tôi không được, Đào chấp nhận ly dị và dẫn con trai về nhà ngoại sống. Tôi tràn ngập hy vọng quay về nhà nhân tình và nhớ như in những lời cô ấy đã hứa. Tuy nhiên, chung sống với Kiều Anh đã hơn 1 năm nhưng tôi thấy cô ấy không hề đả động gì đến chuyện cưới hỏi. Tôi và Kiều Anh nhiều lần cãi nhau vì vấn đề này. Thấy tôi giục cưới, Kiều Anh thường mỉa mai, thách thức tôi: “Anh năm nay mới 32, đâu cần cưới làm gì cho vội. Nếu anh cảm thấy cần cưới luôn và ngay thì mong anh tìm người khác.”
Khi chuyện của tôi đang dần rơi vào bế tắc thì tôi phát hiện Kiều Anh và chồng nhắn tin qua lại với nội dung muốn quay lại, hàn gắn với nhau. Đau khổ, nhục nhã vì đã chơi “tất tay” nay về tay trắng, tôi dọn khỏi căn hộ mà tôi từng chung sống với người phụ nữ đó.
Vì bỏ rơi Đào, tôi bị bố mẹ giận trong thời gian dài. Tôi cũng không liên lạc với họ kể từ đó và mong thời gian sẽ làm bố mẹ nguôi ngoai. Hôm đó, tôi đang ngồi uống bia thì mẹ gọi điện cho tôi và nói bố tôi bị tai biến, đang nằm trong bệnh viện. Tôi vội vàng bắt xe về quê thăm bố.
Video đang HOT
Vào đến bệnh viện, tôi gặp Đào đang ngồi bên giường bệnh của bố tôi cùng một người đàn ông lạ. Thấy tôi đến, Đào tỏ ý tránh mặt tôi. Tôi hỏi thăm nhưng bố không trả lời, cũng không nhìn mặt tôi. Tôi chạy đến xin lỗi và nói chuyện với mẹ hồi lâu thì mẹ nói rằng sau khi chia tay tôi, Đào đã nên duyên với một người đàn ông đứng tuổi trong làng. Nghe tin bố tôi ốm, cả Đào và chồng mới đều sốt sắng thăm nom, lo liệu tiền viện phí cho bố tôi. Mẹ trách tôi quá ngu dại, bạc bẽo khi bỏ rơi một người vợ tuyệt vời, sống tình nghĩa, có trước có sau như thế.
Nhìn Đào nắm tay chồng ra về, tôi chỉ biết cúi mặt, lặng thinh. Giá như ngày xưa tôi không bội bạc với Đào…
Theo danviet.vn
Nàng dâu vừa cởi áo cưới, mẹ chồng đã lớn tiếng chê nhà đẻ tham 'ăn hết lễ, không thèm lại mặt'
Khách khứa trong đám cưới vừa về, mẹ chồng đã lớn tiếng chê nhà thông gia tham lam ăn hết lễ mà 'không thèm lại mặt' chẳng ngại ngần nàng dâu nghe thấy...
Đám cưới của Vân và Hải vốn dĩ đã là một 'sự thất bại' của gia đình theo như lời nói của bà Huyền. Bà vốn trọng sự 'môn đăng hộ đối', bởi vậy ngay từ ngày đầu tiên Hải dẫn Vân về nhà ra mắt, bà Huyền đã tỏ ngay thái độ không ưng ý.
Nhà Vân nghèo, bố chạy xe ôm, mẹ bán hàng ở chợ, có so sánh mặt nào cũng chẳng thể bằng được với gia đình Hải 'toàn người làm quan, danh gia vọng tộc'.
Bất chấp lại sự phản đối của mẹ, Hải vẫn nhất quyết cưới bằng được Vân vì anh cảm giác rằng cô chính là người phụ nữ mà anh tìm kiếm bấy lâu. Gạt gia thế, xuất thân sang một bên thì Vân hội tụ đầy đủ những điều Hải mong đợi ở một người vợ tốt: có nhan sắc, thông minh, đảm đang việc nhà, lại hiền dịu.
Bà Huyền sau một thời gian tiếp xúc thấy Vân tốt nên cũng xuôi xuôi nhưng lúc nào bà cũng bị ám ảnh rằng cô sẽ là một 'bước thụt lùi' của gia đình.
Bên phía bố mẹ Vân, khi thấy sự khinh miệt của ông bà thông gia tương lai, vì thương con nên cũng chẳng mấy mặn mà với việc gả con gái sang đó.
Sau hơn 2 năm miệt mài đấu tranh, Vân và Hải cũng được 'chốt hạ' bởi một đám cưới, trong sự miễn cưỡng của hai nhà.
Ảnh minh họa
Suốt quá trình chuẩn bị cưới, vì không ưng nhau nên hai gia đình đấu khẩu thường xuyên, khiến Vân và Hải đều vô cùng mệt mỏi.
Vì không thống nhất được mọi thứ cho vui vẻ cả hai bên nên sau cùng, cô dâu chú rể đành phải ra mặt để giải quyết mọi khâu chuẩn bị: từ các mâm lễ ăn hỏi, dàn bê tráp, cho tới bánh kẹo, nước uống cho hôm đón khách.
Cũng vì còn trẻ lại chưa có kinh nghiệm nên gặp việc gì, hai người cũng đều lúng túng để nên nỗi thiếu trước hụt sau.
Hôm ăn hỏi, nhà trai mang 9 mâm lễ đầy đặn đi xin dâu, đủ cả mâm xôi, lợn quay, bánh kẹo, rượu thuốc, hoa quả...
Khi kết thúc mấy nghi lễ thủ tục, Vân cũng theo Hải về nhà chồng lần một, vì theo lời thầy thì số Vân phải cưới hai lần, hôn nhân mới bền chắc.
Trong lúc nhộm nhoạm, cuống quít chuẩn bị đồ, Vân quên khuấy mất việc phải ra chỗ các mâm quả để 'lại mặt' cho họ nhà trai theo đúng tục lệ.
Khi tiễn khách khứa, cô thoáng thấy vẻ mặt của mẹ chồng có vẻ cau có nhưng vì bận bịu nhiều chuyện nên Vân cũng không mấy để tâm nữa.
Cho rằng trong hôn lễ, việc sơ sót là bình thường và chắc mẩm rằng ai cũng sẽ bỏ qua cho mọi việc. Nhưng tới hôm cưới, suốt cả buổi hôm ấy, Vân cảm giác sẽ có chuyện chẳng lành sắp xảy ra vì thái độ của bố mẹ chồng lẫn cả bà con bên nhà chồng đều rất lạ.
Đi ăn cưới mà hiếm hoi mới thấy có người nở nụ cười, còn lại ai nấy đều rất lạnh lùng, thi thoảng lại ngồi túm năm tụm ba lại chỉ trỏ, thì thầm to nhỏ chuyện gì đấy rồi quay sang nhìn Vân cười kiểu chế giễu.
Đến khi đám cưới xong xuôi, Vân ra ngoài tiễn nốt những người bạn cuối cùng ra về. Lúc quay vào, cô lại thấy đám bà con bên chồng xúm lại xung quanh một chiếc bàn, ngồi nói những gì đó có vẻ rất bực bội.
Vì không muốn chuốc vạ vào người, Vân cố ý rẽ sang lối khác để vào nhà, định bụng sẽ chui ngay lên phòng riêng ẩn náu. Không ngờ, cho dù đi thật nhanh nhưng cô vẫn nghe được toàn bộ những gì cần nghe.
Tiếng mẹ chồng Vân nói rõ to:
- Tưởng thế nào, rốt cuộc cũng y như mình nghĩ, chỉ là bọn tham lam hèn mọn. 9 mâm lễ nhà người ta đem đến đầy đặn là thế, vậy mà lúc về không nỡ 'lại mặt' một cái kẹo, một miếng trầu. Đấy, các cô chú xem như thế có tức không?
- Em cũng không ngờ là như thế. Tục lệ nó vậy rồi, sao người ta lại cư xử như vậy nhỉ? No đói gì một miếng ăn - cô út nhà Hải lên tiếng.
Ảnh minh họa
- Hay bọn họ quên... - giọng nói đầy e dè của một người bác ruột.
- Quên với chả nhớ. Làm gì có ai quên chuyện quan trọng thế. Có mà tham, định nuốt hết thì có. Ngần ấy xôi gà cũng ăn được mấy ngày. Để xem, nó ăn hết mâm xôi, con lợn đấy có thấy nghẹn mà chết không - mẹ chồng Vân mỉa mai.
Nghe toàn bộ cuộc đối thoại trên, Vân chỉ biết đứng sững lại chịu trận vì cô đã hiểu ra tất cả. Hóa ra nguồn cơn của sự phân biệt đối xử này chính từ việc cô 'dám' quên lễ 'lại mặt' hôm ăn hỏi.
Có nằm mơ cô cũng không thể ngờ chỉ vì một sự việc bé tí ti như thế này mà lại mang đến giông bão to nhường ấy.
' Tại sao mình lại có thể quên mất việc đó cơ chứ? Đến giờ thì biết phải cư xử thế nào đây Vân ơi', Vân tự lẩm bẩm trong miệng, mặt cúi gằm.
Việc đã đến nước này, cô chỉ nghĩ được cách sẽ nhờ Hải đứng ra giải thích và xin lỗi giúp mình mọi chuyện, còn lại cô cũng không biết thời gian tới, với ấn tượng xấu thế này thì cô sẽ sống ra sao ở nhà chồng đây nữa...
Theo netnews.vn
Màn đối đáp của chồng mới với gã chồng cũ gọi vợ là "đồ sao chổi" khiến vợ hả hê ra mặt Mai sung sướng khi nhìn vẻ mặt tức giận của chồng cũ, cô đoán chắc hẳn anh đang cay cú lắm. Sau 2 năm chung sống với chồng. Mai cay đắng nhận ra Nam là kẻ chuyên đổ lỗi cho vợ. "Cô là đồ sao chổi" - là câu cửa miệng quen thuộc của Nam mỗi khi anh chì chiết vợ. Nam than...