Chồng có trình độ nhưng an phận với mức lương nhà nước
Thu nhập của chồng mỗi tháng chỉ được hơn 6 triệu, nhưng anh luôn cảm thấy hài lòng với mức thu nhập đó…
Ảnh minh họa
Tôi và chồng gặp nhau khi cả hai cùng du học nước ngoài, rồi yêu nhau, về nước được 2 năm thì hai đứa làm đám cưới. Anh làm cho một cơ quan nhà nước, thu nhập mỗi tháng được hơn 6 triệu đồng, ngoài ra chẳng có khoản gì thêm. Còn tôi làm việc cho một tập đoàn nước ngoài, thu nhập cao gấp 6 lần của chồng.
Gia đình chồng cũng thuộc dạng có điều kiện, nhưng không phải quá giàu có. Chúng tôi vẫn đang ở nhà của bố mẹ chồng, chứ chưa có điều kiện mua nhà ở riêng, dù tôi rất muốn ra ở riêng và bố mẹ chồng cũng không can thiệp, nếu chúng tôi muốn ở riêng để có một cuộc sống tự lập.
Chồng là người có trình độ, nhiều lần tôi nói anh bỏ nhà nước, ra ngoài làm để có mức thu nhập cao hơn, có như vậy may ra mới mua được nhà cửa để ra ở riêng, nhưng chồng phản đối. Anh nói có nhà ở rồi, không cần phải cố gắng để mua nhà ra ở riêng làm gì cho mệt, ở chung vừa được bố mẹ chồng giúp đỡ chăm sóc con để đi làm, lại vừa gắn kết gia đình.
Anh còn nói, nếu tôi cứ nhất quyết đòi ra ở riêng thì tôi và anh sẽ ly hôn, cho tôi muốn làm gì thì làm, còn sống với anh thì không có chuyện tách ra ở riêng. Nếu ly hôn, anh cũng sẽ tìm mọi cách để giành quyền nuôi con, chứ không bao giờ để tôi nuôi con.
Video đang HOT
Tôi mệt mỏi vì sự bảo thủ và an phận của chồng. Nhất là công việc tại cơ quan nhà nước nhàn dỗi, nghỉ cả hai ngày thứ 7, chủ nhật, chồng thường xuyên tụ tập bạn bè ăn uống, chán ăn ở nhà thì anh lại kéo họ ra ngoài hàng, không để ý gì đến vợ con, khiến tôi rất ức chế, nhưng cứ nói ra thì bố mẹ chồng lại bênh vực anh, nói đàn ông thi thoảng uống rượu, tụ tập bạn bè là chuyện hết sức bình thường, tôi lắm lời như vậy là không tốt.
Bố mẹ chồng còn khuyên anh cứ làm ở cơ quan nhà nước cho chắc chân, chứ ra ngoài lương cao được vài năm rồi họ đuổi việc lúc nào không biết, khiến tôi càng cảm thấy ức chế.
Thu nhập hơn 6 triệu một tháng của chồng chỉ đủ đóng tiền học cho con mỗi tháng gần 3 triệu và chi tiêu cá nhân, có khi bố mẹ anh còn lén lút giấu con dâu đưa tiền thêm cho anh tiêu. Anh vẫn tự hào rằng, thu nhập thấp nhưng không phải ngửa tay xin tiền vợ là được.
Trong khi đó, chồng và bố mẹ chồng quên mất rằng, thu nhập của tôi tháng nào cũng phải dành để đóng tiền điện, nước, internet, truyền hình cáp và chi tiêu ăn uống hàng ngày cho cả hai vợ chồng tôi, con và bố mẹ chồng. Không tháng nào hết dưới 20 triệu, vậy mà họ vẫn sống như kiểu không cần làm ra nhiều tiền vẫn sống tốt vậy.
Theo baodatviet.vn
Phụ nữ ngày càng ngại lấy chồng, trì hoãn hôn nhân hóa ra là vì 3 lý do này
Rất nhiều phụ nữ chỉ muốn yêu, không muốn lấy chồng, kéo dài thời gian độc thân càng lâu càng tốt chính là vì điều này.
Không sợ ế, phụ nữ thời nay không muốn lấy chồng vì sợ bước chân vào cuộc hôn nhân sai lầm sẽ khiến họ phải day dứt nửa đời còn lại.
Phụ nữ không muốn lấy chồng vì sợ mình sẽ lấy phải gã đàn ông bội bạc, thay lòng đổi dạ - Ảnh minh họa: Internet
1. Sợ lấy nhầm chồng
Câu nói "phụ nữ lấy chồng như đánh một canh bạc, xinh đẹp giỏi giang cũng không bằng may mắn" khiến rất nhiều cô nàng độc thân ái ngại. Phái yếu chưa bao giờ muốn mạo hiểm trong hôn nhân, họ mang tâm lý "ăn chắc mặc bền", một khi đã lấy ai làm chồng thì người đàn ông ấy phải có đủ những tố chất để làm người chồng tử tế. Nếu hôn nhân được định đoạt bằng may mắn, nếu ngay chính phụ nữ cũng không làm chủ được đời mình thì quả đáng lo.
Hơn cả, những câu chuyện về đàn ông ngoại tình, thuở mới cưới yêu vợ say đắm nhưng càng chung sống lại càng bạc tình. Những câu chuyện đàn ông nuôi loạt bồ nhí bên ngoài, về nhà chì chiết, hà hiếp vợ con cũng chính là nguyên nhân khiến phụ nữ thông minh hay ngờ nghệch đều ái ngại trước ngưỡng cửa hôn nhân.
Rất nhiều đàn ông đã đổ hết trách nhiệm chăm sóc gia đình lên đầu vợ, đùn đẩy việc nhà vào đôi tay chai sần của vợ - Ảnh minh họa: Internet
2. Sợ bị biến thành giúp việc không lương
Người Việt thường quan niệm rằng đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Cuộc sống hôn nhân được hình dung rõ ràng rằng chồng sẽ là người đi làm kiếm tiền, vợ sẽ là người vun vén gia đình, chăm lo cho chồng con. Mọi chuyện sẽ hoàn toàn hợp lý nếu như người chồng sau giờ tan tầm biết xắn tay áo giúp vợ nấu ăn, giặt đồ, trông con.
Rất nhiều đàn ông đã đổ hết trách nhiệm chăm sóc gia đình lên đầu vợ, đùn đẩy việc nhà vào đôi tay chai sần của vợ. Họ tự cho mình quyền được cung phụng, nằm ườn xem đá bóng trong khi vợ phải quần quật ty tỷ việc đến tận khi đi ngủ.
Trong khi đấy, nếu độc thân phụ nữ hoàn toàn có quyền làm chủ thời gian của họ. Tự phục vụ chính mình, tùy ý ăn uống nghỉ ngơi, chẳng cần phải để tâm đến những mối lo vô hình kia. Đấy chính là sự khác biệt lớn nhất giữa phụ nữ có gia đình và các cô nàng son rỗi.
Thanh xuân trôi qua trong vô nghĩa, nhan sắc tuột dốc không phanh chính là nỗi sợ khiến chị em mỗi khi nghĩ đến đã thấy hãi hùng - Ảnh minh họa: Internet
3. Sợ không còn thời gian chăm sóc bản thân, phai tàn nhan sắc
Bạn thấy đấy, cuộc sống hôn nhân với biết bao trách nhiệm, nghĩa vụ đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Thậm chí, nó bào mòn thanh xuân đến mức chị em chẳng còn thời gian để bước chân ra khỏi nhà, chẳng còn biết tụ tập bạn bè, tận hưởng cuộc sống là gì.
Không còn thời gian cho chính mình đồng nghĩa với việc chị em sẽ phải sống quên đi bản thân. Thanh xuân trôi qua trong vô nghĩa, nhan sắc tuột dốc không phanh chính là nỗi sợ khiến chị em mỗi khi nghĩ đến đã thấy hãi hùng.
Hà Minh
Theo phunusuckhoe.vn
Ai rồi cũng khác Ngày xưa, tôi nhẫn nhịn hy sinh bao nhiêu, lúc chia tay tôi tính toán thiệt hơn bấy nhiêu. Ngày sinh bé đầu, tôi đã bán vàng cưới để chi trả tiền sinh nở. Đi công tác chuyến xa nhà xa con đầu tiên, anh đã móc hết những đồng tiền cuối cùng trong túi ra đưa tôi ở sân bay vì "sang...