Chồng có ôtô nhưng vẫn lấy xe 82 đi làm
Thậm chí anh còn ăn mặc rất giản dị dù anh là trưởng phòng kinh doanh của một công ty lớn.
Hôm rồi, đọc được ý kiến tranh luận trái chiều của rất nhiều các độc giả trên Eva về chuyện đàn ông đi xe xấu, xe đẹp. Người thì nói rằng, đi xe xấu thì vợ ngại với bạn bè. Người thì tự ca thán mình có thừa tiền mua SH nhưng không muốn đi, còn có người thì lại bị người yêu bỏ vì đi xe 82 cũ kĩ, không chịu thay.
Chị em ạ, tôi thì tôi thấy thế này, xấu đẹp hay không là ở tính người. Đi cái xe lỗi mốt hay cái xe hiện đại không thể giúp bạn nhận ra người ta giàu có hay không? Nhưng tôi thiết nghĩ, các bạn quan tâm tới sự giàu có của họ làm gì, hay là các bạn có ý chài mồi, moi tiền, hay là cứ &’thấy người sang bắt quàng làm họ?’. Tôi thì tôi không thế đâu nhé, người đi SH chưa chắc đã sang, mà người đi xe 82 thì không hẳn là họ đã nghèo hơn người SH, họ có thể có cả ô tô, có cả xế xịn ấy chứ, nhưng cần gì đâu.
Chỉ là, làm sao bạn đi một cái xe mà không gây khổ cho bản thân bạn. Chẳng hạn, không đi xe không nổ được, phải đạp nổ thì quá khổ. Không đi xe khói bay mù mịt vì ống xả quá cũ, sẽ ảnh hưởng tới người xung quanh, đừng ngồi cái xe mà phanh không có, sẽ nguy hiểm cho tính mạng của bạn. Còn chuyện xe đời cũ hay đời mới, có liên quan gì tới người đi đường nhỉ.
Gia đình tôi giàu nhưng chúng tôi hết sức giản dị (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Các bạn hay thật, thời nay, SH không còn là mốt, mà cái xe 82 cũ ấy là mốt đấy. Các bạn chẳng bắt kịp tính thời sự gì, người ta còn chế đủ kiểu cho con xe 82 này thành kiểu model này nọ, theo sở thích của người ta để có cá tính riêng trên đường. Không thế mà mấy cái xe vespa cổ ngày trước, đua nhau được các anh trai sành điệu sơn gò lại, &’tô son đánh phấn’ cho nó được hiện đại hơn sao. Tôi thấy các bạn thiển cận quá.
Nói thì các bạn bảo tôi khoe mẽ, tôi cũng chẳng muốn kể ra đây làm gì, nhưng chồng tôi á, nhìn anh ấy giống một tay nhà quê lên tỉnh hơn là giống một ông trưởng phòng kinh doanh, có nhà lầu, xe hơi. Lúc nào anh cũng đi con xe 82, từ cái thời anh còn là một tay nhân viên quèn. Mặc dù trong gara nhà, anh có xe hơi tiền tỉ, anh cũng chẳng muốn đi.
Anh nói, cái xe 82 này là kỉ niệm của anh, nhờ có nó cùng anh vượt qua khó khăn thử thách nên anh mới có được ngày hôm nay. Sắm xe hơi rồi nhưng không thể &’có mới nới cũ’, anh muốn giữ gìn nó như người thân của mình. Sau này, nhiều người thích đi xe 82 cho mốt, đòi anh bán nhưng anh nhất định không chịu, bảo để đi bên mình.
Tôi nói thế không phải tự khen chồng mình, chỉ là nói để chị em hiểu, &’chiếc áo không làm nên thầy tu’ cũng giống như cái xe không làm nên nhân cách con người bạn.(ảnh minh họa)
Chỉ khi nào trời mưa anh mới đi ô tô hoặc chở vợ con đi đâu đó, tiện thì đi ô tô. Anh không muốn khoe mẽ, không muốn phô trương và cũng tránh ánh mắt nhìn ngó của mọi người. Sợ người ta lại xì xào anh khoe của. Anh có khi nói đùa với tôi: “Sau này anh lên chức dám đốc thì mới lại xe hơi, giờ trưởng phòng chẳng lái”. Đó, vì là anh không thích phô trương mà thôi, chẳng giống như mấy ông trưởng phòng ở các công ty khác, có tí chức quyền mà có cả tài xế riêng.
Tôi nói thế không phải tự khen chồng mình, chỉ là nói để chị em hiểu, &’chiếc áo không làm nên thầy tu’ cũng giống như cái xe không làm nên nhân cách con người bạn. Bạn cần chỉn chu hơn trong cách suy nghĩ của mình, nghiêm chỉnh một lần nghĩ về cách suy nghĩ của bạn nếu như thấy ai đó đi xe xấu mà bạn lập tức cho rằng họ nghèo hèn. Của cải có được không nhất thiết phải phô ra. Cám ơn các bạn đã lắng nghe tôi…
Theo VNE
Ước gì con đừng "ngoan" như thế
Vừa có người khen hai cậu con trai của chị ngoan ngoãn, đi làm về là ở nhà, cả đời chẳng đi đâu. Chị lắc đầu, cười buồn bã, bảo chỉ ước gì con cái chịu ra ngoài đi chơi, giao du với bạn bè như con người ta.
ảnh minh họa
Tôi ở gần nhà chị từ những ngày hai đứa trẻ mới lẫm chẫm biết đi, chứng kiến quá trình trưởng thành của hai cậu bé ấy. Ngày các con còn nhỏ, chị nổi tiếng là người mẹ nghiêm khắc. Xóm tôi ở là chung cư bình dân, đa phần là dân lao động. Chị sợ con mình giao du với đám bạn xấu nên cấm tiệt, không cho con chơi với ai.
Chồng chị là công an, chị là giáo viên. Hai người luôn trong tâm trạng nơm nớp lo sợ môi trường sống không lành mạnh sẽ tiêm nhiễm thói hư tật xấu vào các con. Anh chị cố gắng bảo vệ con. Căn nhà của anh chị luôn trong tình trạng cửa đóng, then cài, có người ở nhà hay đi vắng đều không ai biết.
Mỗi lần thấy những đứa trẻ khác cùng chung cư sang nhà rủ con đi chơi, chị đóng sầm cửa lại, nạt nộ, chửi đuổi đám nhỏ về ngay. Ngoài giờ học ở trường, hai đứa nhỏ chỉ ru rú ở nhà. Ngày ấy, cả xóm đều nghèo, mấy gia đình nào có điều kiện mua sắm đồ chơi, máy tính... như nhà chị. Lâu dần, các con chị cũng quen với cuộc sống ấm cúng của căn nhà và sống cách ly, biệt lập hoàn toàn với môi trường bên ngoài.
Không chỉ ở nhà, ngay cả ở trường, chị cũng kiểm tra con gắt gao. Thường anh chị thay phiên nhau đưa đón con đi học. Con làm quen, kết bạn với ai, chị đều tìm hiểu, xét nét tính cách. Chị còn cấm con dẫn bạn về nhà vì sợ lũ trẻ tụ tập, đàn đúm không chịu học hành. Vì anh chị quá nghiêm khắc nên bạn bè của con ngày một ít dần.
Dần dà thành thói quen, đến khi trưởng thành, hai đứa con chị chẳng buồn nói chuyện, giao tiếp với ai. Nhiều khi tôi gặp hai cậu bé ở trong thang máy chung cư, chúng nhìn tôi hờ hững như người xa lạ. Chẳng đứa nào gật đầu chào hay mỉm cười với tôi, người hàng xóm sát nhà cháu hơn 20 năm nay.
Con trai lớn của chị đã tốt nghiệp đại học và đi làm được bốn năm nay. Cậu con trai thứ hai ra trường và đi làm được một năm. Sau giờ làm, hai anh em thường chờ nhau về. Những khi bất đắc dĩ phải ra ngoài, hai anh em lại đi cùng nhau. Chị than thở: "Hồi trước các con học đại học, tôi sợ nó yêu đương, theo bạn xấu bỏ bê học hành nên mới khắt khe. Giờ con ra trường đi làm lâu rồi mà không thấy đứa nào dẫn bạn gái hay bạn bè về nhà. Tối cuối tuần, anh em nó chỉ biết ôm cái máy tính. Nhiều khi tôi ước tụi nó ra ngoài giao lưu với bạn bè như con người ta".
Tôi nhận ra nỗi lo lắng trong đôi mắt của chị khi con đã lớn vẫn dửng dưng với chuyện tình yêu, và chẳng có lấy một người bạn. Ngày đi làm, tối về nhà, hai anh em lên mạng, xem phim, sau đó thì đi ngủ là chu trình quen thuộc.
Chị bảo, người ngoài nhìn vô, ai cũng khen chị có con ngoan nhưng chỉ có người trong cuộc mới biết rõ sự tình. Đôi lần chị trách các con có tính cách khác biệt với những người trẻ cùng trang lứa. Nhưng, nhiều người biết chuyện cho rằng, sở dĩ hai người con của chị có tính cách lạ lùng như thế là do anh chị.
Theo VNE
Thu phí xuất khẩu lao động đi Đài Loan: Loạn giá vì thỏa thuận ngầm Sau hơn bốn tháng Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan chỉ được phép thu tối đa 4.000 USD/người bao gồm cả phí môi giới, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình phớt lờ quy định và thu phí của người lao động cao hơn nhiều. Phí cao, không chứng từ Lấy cớ nhà...