Chồng có mặt khi vợ “vượt cạn”, nên hay không?
Với cảm giác trách nhiệm cùng sự háo hức, ngày nay người chồng thường là người đầu tiên báo cho vợ mình (đã mệt nhoài) giới tính đứa con của họ trong phòng sinh.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nghi ngờ sự có mặt của người cha trong phòng sinh liệu có giúp ích gì cho vợ hay chỉ là một trở ngại khó chịu.
Sự có mặt của người chồng khi vợ lâm bồn chưa chắc đã tốt
Bác sĩ sản khoa người Pháp Michel Odent khẳng định sự có mặt của người cha trong phòng sinh không chỉ khiến ca sinh khó khăn hơn, mà còn là nguyên nhân chính khiến các ca sinh mổ đang ngày càng gia tăng.
Trong một cuộc tranh luận tổ chức vào cuối tháng 11 ở Đại học Hoàng gia Midwives chuyên đào tạo bác sĩ sản khoa (Anh), bác sĩ Ordent cho rằng việc có mặt của người chồng khiến người vợ cảm thấy căng thẳng, làm chậm quá trình sản sinh hormon oxytocin có tác dụng hỗ trợ quá trình sinh nở. Hệ quả là nhiều khả năng sản phụ phải lên bàn mổ.
Video đang HOT
“Đã đỡ đẻ được hơn 50 năm cả ở nhà và bệnh viện tại Pháp, Anh, châu Phi, tôi thấy môi trường tốt nhất cho một ca sinh dễ dàng là khi không có ai xung quanh người phụ nữ trong phòng sinh ngoại trừ một bà đỡ kinh nghiệm, kiệm lời và không quá nổi tiếng – bác sĩ Ordent nói với BBC – Oxytocin là một thứ thuốc nhiệm mầu giúp phụ nữ sinh nở và liên kết với đứa bé. Nhưng đó là một loại hormon rất khó sản sinh. Khi bị vây quanh bởi quá nhiều người và máy móc, sản phụ sẽ không thể tạo ra loại hormon đó. Tôi muốn nâng cao nhận thức về vấn đề này”.
“Đối thủ” của bác sĩ Ordent trong cuộc tranh luận là Duncan Fisher, một bác sĩ tin rằng người cha cần có mặt trong phòng sinh bởi lẽ vợ anh ta muốn như vậy, “và chúng ta phải tin vào bản năng của người mẹ”. Fisher không phải là không có lý. BBC dẫn thống kê trong cuộc tranh luận cho biết vào những năm 1960, chỉ một phần tư nam giới ở Anh có mặt trong ca sinh đứa con đầu lòng. Ngày nay tỉ lệ đó là hơn 90%.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định chỉ riêng sự có mặt của người cha không đủ làm giảm các ca sinh mổ.
“Chúng ta biết rằng ngày nay có rất nhiều lý do dẫn đến việc các ca sinh mổ gia tăng như béo phì, các bà mẹ ngày càng lớn tuổi và nỗi lo sợ về mặt pháp lý của bệnh viện nếu ca sinh thất bại. Những lý do đó chẳng dính dáng gì đến người cha. Tất nhiên, người chồng không nên có mặt vào thời khắc quan trọng ấy một cách miễn cưỡng” – Patrick O’Brien, nhà tư vấn của Đại học hoàng gia Sản phụ khoa, Anh, kết luận.
Theo VNE
Liệt mặt
Liệt mặt là hiện tượng mất hoặc giảm vận động nửa mặt của những cơ ở mặt do dây thần kinh 7 chi phối.
Đan sâm, hương phụ - Ảnh: K.Vy
Dấu hiệu là mặt người bệnh sẽ bị kéo lệch gây méo miệng, mắt không nhắm kín được, cổ truyền còn gọi là khẩu nhãn oa tà.
Theo y học cổ truyền, liệt mặt ngoại biên đã được mô tả trong những bệnh danh "khẩu nhãn oa tà"; "trùng phong"; "nuy chứng". Nguyên nhân thường là do phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào các kinh dương ở đầu và mặt (nguyên nhân ngoại nhân). Ngoài ra còn có thể do chấn thương ở vùng đầu mặt, gây huyết ứ lại ở các lạc trên. Những nguyên nhân đó làm cho khí huyết của lạc mạch vùng đầu mặt bị cản trở hoặc bị tắc, gây nên chứng nuy (yếu liệt), có thể kèm theo tê và đau (không thông thì đau).
Chẩn đoán và điều trị
Dựa vào nguyên nhân và cơ chế gây bệnh nêu trên, y học cổ truyền chia thành 3 thể bệnh chủ yếu sau: phong hàn phạm kinh lạc - thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do thời tiết lạnh. Bệnh khởi phát đột ngột, chứng liệt xuất hiện hoàn toàn thường trong 48 giờ. Sau khi gặp mưa, gió lạnh, đột nhiên mắt không nhắm lại được, miệng méo lệch. Toàn thân có hiện tượng sợ lạnh, tắc mũi, gáy căng tức, mặt máy động, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
Phép trị trong trường hợp này là khu phong, tán hàn, hoạt lạc, hoạt huyết, hành khí. Bài thuốc gồm các vị: ké đầu ngựa 12 gr, tang ký sinh 12 gr, quế chi 8 gr, bạch chỉ 8 gr, kê huyết đằng 12 gr, ngưu tất 12 gr, uất kim 8 gr, trần bì 8 gr, hương phụ 8 gr.
Thể phong nhiệt phạm kinh lạc - thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do nguyên nhân viêm nhiễm. Triệu chứng thường thấy là liệt nửa mặt, toàn thân có sốt, sợ nóng, rêu lưỡi trắng dày. Phép trị trong trường hợp này là khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt). Khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt). Bài thuốc sử dụng gồm các vị, kim ngân hoa 16 gr, bồ công anh 16 gr, thổ phục linh 12 gr, ké đầu ngựa 12 gr, xuyên khung 12 gr, đan sâm 12 gr, ngưu tất 12 gr.
Với thể huyết ứ ở kinh lạc - thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do nguyên nhân chấn thương hoặc khối choán chỗ. Có thể xảy ra sau một chấn thương hoặc sau mổ vùng hàm, mặt, xương chũm. Phép trị ở tình huống này là hoạt huyết hành khí, bài thuốc sử dụng gồm: xuyên khung 12 gr, đan sâm 12 gr, ngưu tất 12 gr, tô mộc 12 gr, uất kim 8 gr, chỉ xác 6 gr, trần bì 6 gr, hương phụ 6 gr.
Cách sắc và uống các bài thuốc nói trên: cho các vị thuốc cùng 1 lít nước sạch đem đun sôi, hạ lửa nhỏ đun thêm 45 - 60 phút rồi chắt ra được 300 ml nước thuốc. Chia uống 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn 30 phút. Mỗi ngày dùng một thang, dùng liên tục 7 - 10 ngày.
Theo VNE
Xe 4 chỗ tông xe tải kinh hoàng, 2 người chết thảm Vào khoảng 14h20 chiều 3/12, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trên quốc lộ 21, đoạn qua xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, khiến 2 người tử vong, 1 người trọng thương. Theo người dân có mặt chứng kiến vụ tai nạn tại hiện trường cho biết, chiếc xe tải mang BKS 89C - 03375 đang đỗ...