Chồng cô gái suy thận trong đám cưới cổ tích đã qua đời
Anh Nguyễn Văn Vượng – nhân vật trong câu chuyện tình cảm động từng lấy đi không ít nước mắt của bao người đã bất ngờ ra đi vì tai nạn giao thông, bỏ lại chị Loan một mình với câu chuyện tình còn đang viết dở…
Níu lấy câu chuyện cổ tích…
Một câu chuyện tình cổ tích trong mơ của hai con người vượt lên số phận: chị bị bệnh suy thận giai đoạn cuối, anh – chàng trai gốc Hà Thành, luôn sát cánh bên chị chống lại căn bệnh hiểm nghèo suốt mười mấy năm qua, đã từng lấy đi nước mắt của không ít người.
Tháng 4/ 2014 một đám cưới thiện nguyện được tổ chức dành riêng cho anh chị. Có lẽ chưa có ngày vui nào, chưa có cuộc se duyên nào mà đẫm lệ đến thế, cả người đến dự và họ hàng hai bên của cô dâu, chú rể đều dâng trào nước mắt. Đó chính là chuyện tình yêu của anh Nguyễn Văn Vượng (34 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội ) và chị Nguyễn Châu Loan (37 tuổi, quê ở Ba Vì, Hà Nội). Những tưởng đây sẽ là cái kết có hậu cho những con người vượt lên số phận…
Thế nhưng, không phải lúc nào cuộc đời cũng diễn ra như cách người ta mong đợi. Tai nạn bất ngờ ập đến đã cướp đi sinh mạng của anh Vượng, bỏ lại chị Loan một mình với câu chuyện tình còn đang viết dở. Nỗi đau mất mát quá lớn khiến cho bệnh suy thận của chị lại tái phát, sức khỏe yếu và suy sụp hoàn toàn. Gần một tuần nay, chị Loan phải nằm điều trị và cấp cứu tại khoa nội 2 – Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.
Nhiều ngày nay, rất nhiều cá nhân, tổ chức vào thăm hỏi, động viên chị Loan
Chị Minh (chị gái ruột của chị Loan) cho biết hiện tại, chị Loan gần như không thể ăn uống, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải do người thân làm giúp. Chia sẻ về tai nạn bất ngờ ập đến với gia đình, chị Minh nghẹn ngào, gần một tuần trước sau khi mang cơm vào cho chị Loan, anh Vượng lấy xe máy quay trở về nhà mẹ đẻ ở Hoàn Kiếm. Từ lúc đó, người thân và gia đình không thể liên lạc với Vượng.
“Bình thường, Vượng là người chu đáo, cẩn thận, đi đâu làm gì cũng chỉ tranh thủ chốc lát là lại quay về với vợ ngay. Nếu có đi chở xe ôm, Vượng cũng gọi điện thông báo cho Loan ngay. Nhưng lần này lại khác, Loan gọi đến hàng chục cuộc, nhưng điện thoại lúc nào cũng trong tình trạng ngoài vùng phủ sóng. Sốt ruột, người nhà đã cắt cử người đi tìm kiếm Vượng nhưng mọi thông tin đều vô vọng. Hai hôm sau, gia đình được công an thông báo tìm thấy thi thể của Vượng dưới hồ…”, chị Minh nhớ lại.
Video đang HOT
Chị Minh cho biết, lúc biết tin dữ, Loan suy sụp hoàn toàn, không ăn uống được gì và nằng nặc đòi đi gặp mặt chồng lần cuối. Tuy nhiên, sức khỏe kém lại liên tục phải dùng máy trợ tim và thở bằng bình oxy nên các bác sỹ đều không đồng ý. Bình thường không sao, nhưng cứ lúc nào tỉnh táo, chị Loan lại hỏi thăm thông tin về anh Vượng, rồi lại lặng lẽ nằm khóc một mình. Từ trước đến nay, anh Vượng luôn là chỗ dựa, nguồn động viên tinh thần lớn nhấ với chị Loan…
Gần một tuần nay, chị Loan gần như suy sụp hoàn toàn
Trao đổi với PV, bác sĩ điều trị Nguyễn Hữu Bang – Khoa nội 2 cho biết, trong suốt những năm tháng làm nghề, đã từng gặp rất nhiều hoàn cảnh thương tâm, nhưng chưa bệnh nhân nào để lại sự xúc động, ám ảnh lớn như trường hợp của anh Vượng – chị Loan. Thông thường, các bệnh nhân vào điều trị chạy thận thường chỉ có một mình nhưng riêng chị Loan lúc nào cũng được chồng đi cùng, chăm sóc từng chút một: “Hai vợ chồng anh Vượng – chị Loan rất tình cảm, bình thường Vượng thường mang cơm cho vợ, bón cho vợ ăn, dặn dò sức khỏe rồi mới đi làm. Tuy là con trai nhưng những việc như vệ sinh cá nhân cho vợ, Vượng cũng không nề hà. Khi biết tin buồn của gia đình, đội ngũ bác sỹ ở đây rất bất ngờ và đau xót…”.
Chia sẻ về bệnh tình của chị Loan, bác sỹ Nguyễn Hữu Bang cho biết: Trong số 36 bệnh nhân điều trị ở khoa nội 2, chị Nguyễn Châu Loan là một trong số những trường hợp đặc biệt nhất. Chị Loan mắc bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối, hiện đã biến chứng vào tim và phổi, tình trạng hết sức nguy kịch. Hiện tại chị Loan thường xuyên phải tiến hành lọc máu tăng cường và liên tục cấp cứu. Cũng theo bác sỹ Bang, thông thường đối với những bệnh nhân mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên điều này rất khó thực hiện. Bệnh tình chị Loan ngày càng xấu đi.
Hiện tại một tháng, tiền viện phí, điều trị cho chị Loan hết từ 13 – 14 triệu đồng. Gia đình chị Loan chủ yếu làm nông, nên số tiền này vượt quá khả năng chi trả. Người thân của chị Loan cho biết, hơn 10 năm chạy thận cho Loan, gia đình đã bán hết những gì có thể, thậm chí phải đi vay lãi ngân hàng nhưng số tiền vẫn không thấm vào đâu. Vì thế, sắp tới gia đình có nguyện vọng xin chuyển chị Loan về bệnh viện Ba Vì để tiện việc chăm sóc, điều trị bệnh.
Đám cưới cảm động của vợ chồng chị Loan – anh Vượng
Câu chuyện tình đẹp như cổ tích…
Chị Nguyễn Châu Loan và anh Nguyễn Văn Vượng từng được nhiều người biết đến bởi câu chuyện tình đẹp như chuyện cổ tích. Năm 2010, chị Loan phát hiện mình mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối. Bệnh tật hành hạ làm cho đôi chân của chị Loan gần như không thể đứng vững. Chị trông gầy gò, ốm yếu với cân nặng chỉ 28kg và chiều cao vỏn vẹn 1,38m. Ước mơ về một mái ấm gia đình gần như là điều không tưởng với người phụ nữ này. Nhưng đúng trong lúc tuyệt vọng và bế tắc nhất của cuộc đời, chị may mắn gặp được anh Nguyễn Văn Vượng. Những bất hạnh, buồn tủi của cuộc đời đã khiến cho hai con người có chung một số phận gắn bó và kết duyên với nhau. Không có giấy đăng ký kết hôn, chưa một lần ra mắt gia đình chính thức, nhưng hơn tất cả là tình yêu chân thành, sự hi sinh mà họ dành cho nhau.
Hàng ngày, anh Vượng chính là “đôi chân” đều đặn đưa chị Loan đi làm và đi chạy thận ở bệnh viện cách nhà 15km. Để có tiền trang trải cuộc sống, anh Vượng tranh thủ thời gian rảnh đi chạy xe ôm và bán tất buổi tối. Do chị Loan mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối, nên mọi công việc trong nhà từ đi chợ, nấu cơm đến việc vệ sinh cá nhân cho chị đều do anh Vượng đảm nhận.
Gần 10 năm gắn bó với nhau, họ luôn bên nhau vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Với anh Vượng, được chăm sóc và đi bên cạnh chị là niềm vui, hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời. Chị Loan cho biết: “Nhiều khi nghĩ sống với nhau bao nhiêu năm, mình không làm được gì cho anh. Thương anh, thương mà không biết làm sao, nhiều đêm nằm chỉ biết khóc thầm”.
Bài thơ cuối cùng mà anh Vượng tặng chị Loan vẫn được chị trân trọng đọc lại mỗi khi nhớ đến anh: Sống hi vọng đi em/ Cuộc đời này thật đẹp/ Dù bầu trời đen tối/ Vẫn có sao sáng ngời/ Mãi hi vọng đi em/ Dù em mang trọng bệnh/ Đời vẫn công bằng lắm/ Đâu chết được em yêu/ Anh vẫn mãi yêu em như buổi đầu gặp gỡ…”.
Hà Trang – Minh Tiến
Theo Dantri
Thiếu máu do suy thận mạn dễ tử vong vì đột quỵ
Thiếu máu là một triệu chứng và là một biến chứng phổ biến ở người bị bệnh thận, nhất là ở những người bị suy thận mạn (STM) giai đoạn cuối. Thiếu máu có thể làm gia tăng khả năng bị các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, tăng nguy cơ suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối... Vì thế, việc điều trị thiếu máu cần được tiến hành sớm.
Thận càng suy càng thiếu máu
PGS.TS.BS Hà Phan Hải An, Phó Chủ tịch Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam cho biết, theo thống kê, tỷ lệ STM (giai đoạn 3 - 5 của bệnh thận mạn tính) là 3,1%. Chỉ tính riêng tỷ lệ STM giai đoạn cuối có nhu cầu điều trị thay thế thận ở Việt Nam mỗi năm có thêm khoảng gần 1 vạn người và trên thực tế, con số này có thể cao hơn nếu tính đến những trường hợp xét nghiệm nước tiểu bình thường nhưng chức năng thận đã suy giảm. Điều này đồng nghĩa với việc thiếu máu do suy thận mạn là một vấn đề sức khoẻ lớn.
Lọc máu cho bệnh nhân suy gan thận
TS Nguyễn Tất Thắng, Trung tâm Lọc máu, bệnh viện Hòe Nhai phân tích, càng gia tăng bệnh nhân STM thì càng có nhiều bệnh nhân thiếu máu. Bởi thiếu máu là biểu hiện thường xuyên của STM và không hồi phục. Thận càng suy thiếu máu càng nặng và điều đáng nói là hầu hết bệnh nhân STM đều không biết mình đang bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Thiếu máu ở bệnh nhân STM có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mất máu qua lọc máu (chỉ cần lọc máu chừng đôi ba lần là chức năng tiểu cầu đã giảm, do đó khả năng chống mất máu kém hẳn và càng lọc máu càng thiếu máu), thiếu sắt, axit folic trong chu trình chuyển hóa lọc máu, hai chất này bị hao hụt (đây là hai chất dinh dưỡng tham gia tổng hợp hồng cầu)... và đặc biệt là do sự thiếu hụt các chất kích thích sản sinh hồng cầu - erythropoetin. Chất có khả năng kích thích mạnh mẽ tủy xương sinh tổng hợp hồng cầu. Ở người khỏe mạnh 90% erythropoetin được sinh ra từ thận. Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc có màu hồng nhợt nhạt, tim đập nhanh, sức chịu đựng kém và khả năng tập trung suy giảm... Nếu có bệnh lý cơ quan nào khác đi kèm thì các triệu chứng của bệnh lý đó sẽ biểu hiện nặng thêm, ví dụ: thiếu máu có suy tim thì suy tim trở nặng hơn, dễ thiếu máu não...
Điều trị thiếu máu sớm - tránh biến chứng nguy hiểm
Theo TS An, việc điều trị thiếu máu cho những bệnh nhân này, đặc biệt ở giai đoạn sớm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các thầy thuốc để cải thiện chất lượng sống, tránh các biến chứng và tử vong cho người bệnh. Bởi STM tiến triển qua nhiều giai đoạn trong một thời gian dài, vì vậy nó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Suy thận là hậu quả của nhiều biến chứng như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh cầu thận và ống kẽ thận, bệnh hệ thống... Đặc biệt, thiếu máu do suy thận mạn tính có thể làm gia tăng khả năng bị các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, tăng nguy cơ suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối... Vì thế, việc điều trị thiếu máu cần được tiến hành sớm.
TS Thắng cho biết, trước kia, giải pháp duy nhất để điều trị thiếu máu do STM là truyền máu. Lượng hồng cầu thiếu hụt được truyền vào cơ thể, nhờ đó nâng cao khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan và giảm được các triệu chứng do thiếu máu. Tuy nhiên, hiện nay việc truyền máu lâu dài không được khuyến khích vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho bệnh nhân như: dị ứng, phản ứng tan máu, quá tải chất sắt, kích thích tạo kháng thể ảnh hưởng xấu đến ghép thận sau này...
Do đó, khi điều trị bệnh ngoài chế độ dinh dưỡng thích hợp, bổ sung đủ sắt, vitamin B12, axit folic và sử dụng các thuốc kích thích sinh hồng cầu còn gọi là các dẫn xuất của erythropoetin như các chế phẩm: epoetin alpha, epoietin beta, alpha darbepoetin, peginesatid..., đặc biệt là Epoetin Beta 4000 UI. Việc lựa chọn thuốc phù hợp cho mỗi bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tính hiệu quả, độ an toàn... Điều trị thiếu máu sớm không chỉ giảm tình trạng tiến triển suy thận, giảm phì đại thất trái, giảm các biến chứng của STM, thiếu máu, giảm tử vong mà còn nâng cao nhận thức, sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống... cho bệnh nhân.
Theo ANTD
Anh mất vì tai nạn giao thông, em nguy kịch vì bệnh suy thận Gia đình bé nhỏ của ông Đặng Văn Khỏi vừa mới chịu một cái tang con trai trưởng, nay người con gái 5 năm bị bệnh thận cũng có nguy cơ lìa cõi đời nếu không có tiền điều trị. Ở tuổi đôi mươi, em Đặng Thị Ngọc Băng (quê Đồng Tháp) phải mang trong người căn bệnh suy thận giai đoạn cuối,...