Chống cho vay nặng lãi: Hai Luật “đá” nhau
Đối chiếu với Điều 163 của Bộ luật hình sự hiện hành, nếu áp dụng quy định của dự thảo BLDS sẽ dẫn tới cấu thành tội phạm đối với tội cho vay lãi nặng sẽ là khác nhau đối với các đối tượng chịu mức trần lãi suất khác nhau.
Sáng nay, ngày 9/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi).
Theo Chủ nhiệm Phan Trung Lý, hiện có hai luồng ý kiến về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản (Điều 483). Cụ thể, Điều 483 dự thảo Bộ luật quy định về lãi suất như sau: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố, trừ trường hợp Luật các tổ chức tín dụng có quy định khác”.
Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý (ảnh: Việt Hưng).
Về vấn đề này, loại ý kiến thứ nhất tán thành với dự thảo Bộ luật về việc quy định lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố và cho rằng, việc quy định lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính là cần thiết và phù hợp trong điều kiện hiện nay. Bởi đây là mức lãi suất dễ tiếp cận, có thể thay đổi linh hoạt theo tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời cũng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị giải trình rõ hơn lý do của việc nâng trần lãi suất từ 150% lên 200% theo lãi suất cơ bản, quy định này không bảo vệ được người yếu thế trong quan hệ cho vay, do đó đề nghị giữ như quy định hiện hành. Đối với việc không áp dụng mức trần lãi suất này đối với các tổ chức tín dụng nếu Luật các tổ chức tín dụng có quy định khác cũng cần được làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Nhưng theo đánh giá của Ủy ban Pháp luật, việc Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian dài không thay đổi mức lãi suất cơ bản trong khi mức chênh lệch giữa trần lãi suất với mức lãi suất do các tổ chức tín dụng cho vay là quá lớn và có lúc đã làm cho tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, đó là trách nhiệm trong quản lý, điều hành chính sách tiền tệ.
Video đang HOT
Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật hình sự hiện hành thì “Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm”.
Khoản 1 Điều 205 dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp này quy định về tội cho vay lãi nặng như sau: “Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất do Bộ luật dân sự quy định từ 05 lần trở lên, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 02 lần đến 05 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm”.
Đối chiếu với Điều 163 của Bộ luật hình sự hiện hành, nếu áp dụng quy định của dự thảo BLDS sẽ dẫn tới cấu thành tội phạm đối với tội cho vay lãi nặng sẽ là khác nhau đối với các đối tượng chịu mức trần lãi suất khác nhau.
Tuy nhiên, nếu đối chiếu với dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) cũng sẽ gây ra vướng mắc vì quy định “giao dịch dân sự” với “mức lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự” tại khoản 1 Điều 205 dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) nêu trên có áp dụng đối với giao dịch giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay với mức lãi suất khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng hay không nếu Bộ luật dân sự “trừ trường hợp Luật các tổ chức tín dụng quy định khác”. Các quy định này có bảo đảm tính công bằng, thống nhất và minh bạch của hệ thống pháp luật hay không cần được xem xét một cách toàn diện trên các mặt kinh tế – xã hội.
Ngược lại, loại ý kiến thứ hai đề nghị, không quy định lãi suất cơ bản trong Bộ luật dân sự vì, trong nền kinh tế thị trường, giao dịch dân sự dựa trên sự thỏa thuận; không quy định lãi suất cơ bản vẫn có căn cứ để thực hiện nghĩa vụ tài chính (chẳng hạn như lãi suất trung bình của một số ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố…).
Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho hay, Ủy ban pháp luật tán thành với loại ý kiến thứ nhất. Tuy nhiên, do đây là vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau, nên đề nghị các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, cho ý kiến.
Nguyễn Hiền
Theo dantri
Bóng hồng "dựng lên" cuộc đời "ông trùm" Năm Cam: Đàn bà dễ có mấy tay?
Khi chúng tôi thực hiện loạt bài này thì hai nhân vật chính của câu chuyện là "ông trùm" Năm Cam và người vợ chính thức, tên Phan Thị Trúc, tức Trúc "mẫu hậu" đã "về với đất". Trong câu chuyện với bà Ng., vợ hờ của "ông trùm", bà nhắc nhiều đến cái tên Trúc "mẫu hậu" chứ không hề nhắc đến những bóng hồng khác trong cuộc đời Năm Cam như người tình K.A.; cô giáo Th. hay nữ quái giang hồ đất Cảng Dung "Hà"; nữ tội phạm Việt kiều Phương Mai... (cũng quê gốc ở đất Cảng). Trúc "mẫu hậu" đã tham và "dạy chồng" từ thuở hàn vi như thế nào, để cùng bị pháp luật trừng phạt ra sao?
"Hướng dẫn" chồng vào đường... cụt
Nhiều tài liệu của trinh sát cũng như một số điều tra viên tham gia triệt phá đường dây tội phạm hoạt động có tổ chức do Trương Văn Cam cầm đầu, thừa nhận với PV rằng, Trúc "mẫu hậu" là người đàn bà thuộc diện "dễ có mấy tay".
Lúc mới lấy nhau, họ chẳng có cái gì ngoài sức trẻ. Trong thời điểm đó, với tính cách của hai người này, cách kiếm tiền nhanh nhất của họ là... phạm tội. Ngày đó, theo hướng dẫn của vợ, ban ngày, "ông trùm" làm thuê nhưng thực chất là thăm dò đường đi, lối vào... của những gia đình giàu có, xem họ hở gì thì tối tiến hành chôm.
Thế là, hai cái đầu chụm lại với nhau cùng bàn kế, chỉ vài năm sau, "ông trùm" đã nổi danh trong "làng hai ngón". "Kỹ nghệ" trộm đồ của "ông trùm" đã được "giới hai ngón thừa nhận và lưu danh". Trong đó, có một "thủ thuật" mà Trúc "mẫu hậu" được tôn là bậc thầy (chứ không phải là Năm Cam) thời điểm đó là trước khi chồng đi trộm đồ, bà ta hoá trang cho chồng rất kỹ, hướng dẫn chồng thực hiện các bước xoá dấu vết hiện trường rất bài bản. Dù đã có món tiền khá nhưng Trúc "mẫu hậu" vẫn bắt chồng phải "lành nghề" hơn trong "nghề hai ngón" với thủ đoạn, ngày ngày vẫn "vác" xe đi khắp các phố phường nội thành Sài Gòn, ai thuê gì cũng nhận làm. Thám thính xong "mục tiêu" là "ông trùm" tìm mọi cách thoái thác việc mà gia chủ thuê, mướn. Lý do "ông trùm" đưa ra rất phù hợp với thời điểm. Đó là thiếu cái này, thừa cái kia, chưa vừa cái nọ để được gia chủ cho đi mua và thế là "lượn" luôn.
Vợ chính thức của "ông trùm" Năm Cam.
Khi có được chút vốn, Trúc "mẫu hậu" bắt đầu nghĩ cách để chồng kiếm tiền nhiều, nhanh, đơn giản và bớt nguy hiểm hơn. "Ông trùm" rất ghét cờ bạc. Song, thời đó, kiếm ăn ở những sòng bài có sỹ quan Ngụy quyền đến chơi, giải khuây rất dễ. Một lần giận nhau, "ông trùm" bỏ đi và vào sòng bạc giải khuây, bị thua một khoản tiền kha khá. Trúc "mẫu hậu" biết chuyện, không hề trách mà còn an ủi chồng.
Trúc hỏi chồng tỉ mỉ, vào đó đánh như thế nào và bị thua ra sao... Sau đó, Trúc "mẫu hậu" lên kế hoạch cùng chồng vào sòng bạc chơi để "xem người ta đánh bạc và theo dõi cách thức người ta lừa nhau, "tích" thành "kinh nghiệm" cho mình. Họ cùng tìm lên sòng bạc của một giang hồ nổi danh khu vực và lần đầu tiên cùng nhau đánh bạc. Sau vài lần đến đánh bạc, Trúc "mẫu hậu" đã lân la hỏi được chủ sòng cho chồng "một chân" làm việc trong sòng bạc để học cách kiếm sống.
Vì "thịnh tình" của người vợ, hơn nữa, biết Năm Cam cũng có tiếng trong "nghề hai ngón", tức là sẽ nhanh nhẹn, được việc nên chủ sòng đã nhận vào làm việc. Thời gian làm việc ở sòng bạc này đã làm Năm Cam "mở mắt" với những khoản thu lợi bất chính quá lớn của chủ sòng. Sau này, chính Trúc "mẫu hậu" đã từng tuyên bố với đám đệ tử của Năm Cam rằng, "chuyện cờ gian, bạc lận, lừa bịp trong sòng..., tui chẳng lạ gì, các chú đừng qua mặt tui...". Và, chính Trúc "mẫu hậu" cũng được "ông trùm" truyền lại cho cái "kinh nghiệm" thực hiện hoạt động tín dụng đen phi pháp trong sòng bạc, cần phải như thế nào?
...Để cùng chồng "nhập kho"
Theo tài liệu của trinh sát, "ông trùm" cho vợ quản lý sổ sách những khoản vay lãi nặng ở sòng bạc và các khoản vay khác do vợ và đám đệ tử tự "khai thác" được. Va chạm nhiều, được nhiều người tư vấn về pháp luật nên sự hiểu biết về pháp luật của "ông trùm" đã tăng lên đáng kể. Trong các hoạt động mang tính nhạy cảm như cho vay nặng lãi, "ông trùm" đều nhắc vợ là để nạn nhân tự nguyện vay, tự nguyện viết giấy... Vì hiểu, nên khi bị bắt, "ông trùm" đã nhanh chóng dùng các thủ thuật để báo cho vợ, nhắc vợ huỷ sổ sách, giấy tờ liên quan đến hoạt động phi pháp. Một điều tra viên tham gia chuyên án khẳng định, vì tham, vì nghĩ rằng, chồng bị bắt lần này cũng chỉ như lần trước, cùng lắm là đi cải tạo vài tháng rồi về, lại "kiếm" được nhiều tiền hơn, "nổi danh" hơn nên không huỷ sổ sách. Hơn nữa, với cách "nghĩ ngắn" của người đàn bà giang hồ thì sổ sách ghi kiểu ký hiệu, cơ quan công an làm gì được. Cứ để lại đó, chồng "đi", vợ ở nhà cùng đàn em điều hành, đòi nợ...
Quyển sổ cho vay lãi nặng, cầm đồ, siết nợ là những chứng cứ để Trúc "mẫu hậu" cùng chồng "nhập kho". Vị luật sư đầu tiên được người thân của Năm Cam tin tưởng mời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng kể lại sự khắc khoải đó của "ông trùm" về vợ. Những ngày trong tù, khi hiểu ra, Trúc "mẫu hậu" cũng rất đau đớn cho chồng. Trong rất nhiều lần đối diện với điều tra viên, với pháp luật, Trúc "mẫu hậu" cũng giống chồng, không đổ lỗi cho chồng, cho vợ. Khi khai về hành vi vi phạm pháp luật của mình, người vợ này rất từ tốn, phân biệt rõ ràng. Bà ta chưa từng nói một lời oán trách chồng hay đổ lỗi cho chồng.
Có thông tin rằng, " ông trùm" nhận hết lỗi về mình, không đổ cho người tình, cũng không hề đổ lỗi cho vợ để mình nhẹ tội. Thế nhưng, có những việc liên quan, rõ ràng là do Năm Cam chỉ đạo, điều tra viên chỉ hỏi Trúc "mẫu hậu" để làm rõ hành vi của "ông trùm" này hơn nhưng Trúc "mẫu hậu" nhất quyết không nói, một mực nhận là do mình tự làm. Thực tế hoạt động cho vay nặng lãi và quản lý sòng bạc, Trúc "mẫu hậu" thực hiện nhưng người chỉ đạo cho đối tượng nào vay, vay như thế nào; sòng bạc hoạt động ở thời điểm nào; thực hiện các mánh lừa bịp ra sao đều do Năm Cam. Thế nhưng, khi được hỏi, Trúc "mẫu hậu" khai rằng, do bà ta thực hiện, "ổng ấy chẳng chỉ đạo gì hết. Việc cho vay nặng lãi và quản lý sòng bạc là tui học được từ thời chúng tôi còn nghèo khó; từ thời theo "ổng ấy" vào sòng đánh bạc...". Khi biết tin vợ nhận hết lỗi về mình trong những vụ việc liên quan, "ông trùm" sốc.
Sau này, khi chồng đã đi thi hành án, đã "về với đất", ở trong trại cải tạo, Trúc "mẫu hậu" tâm sự rằng, việc bà ta nhận hết lỗi về mình là mong muốn chồng được nhẹ tội, không phải chịu án tử. Thế nhưng không ngờ, bà ta nhận hay không, không quan trọng bởi chứng cứ cơ quan điều tra thu thập được cùng với lời khai của "ông trùm" và những người liên quan cũng đủ điều kiện để buộc tội "ông trùm". Với Trúc "mẫu hậu", "ông trùm" là người chồng tốt, yêu thương vợ con, biết chăm lo cho các con. Trước lúc đi thi hành án, nói lời cuối cùng, nhắn nhủ về gia đình, "ông trùm" vẫn lo cho vợ con. Ông ta sợ vợ không chịu đựng được nỗi đau nên mong muốn, chỉ báo cho con sau khi đã thi hành án xong. Khi biết chồng đã thi hành án, Trúc "mẫu hậu" bắt đầu ăn chay, niệm Phật để mong tội lỗi được xoá bỏ và chồng được siêu thoát...
Cãi nhau về chuyện tân trang sắc đẹp Là vợ chính thức của "ông trùm" và chưa bao giờ chồng kêu ca gì về mình trong các mối quan hệ công việc lẫn tình cảm. Song, thời còn trẻ và lúc đã thành danh trong giang hồ Sài thành, Trúc "mẫu hậu" luôn luôn chăm chút cho sắc đẹp của mình. Phải thừa nhận rằng, so với vợ hờ, người phụ nữ đầu tiên hiện diện trong cuộc đời của "ông trùm" là bà Ng., thì Trúc "mẫu hậu" kém sắc hơn. Trúc "mẫu hậu" lại càng không thể so sánh sự trẻ trung, tươi tắn với đống bồ nhí, phòng nhì của chồng. Vì thế, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Trúc "mẫu hậu" đã chi cả chục triệu đồng/lần đi tân trang sắc đẹp. Thời điểm đó, cơ sở tân trang sắc đẹp nào nổi tiếng, có thợ tay nghề là Trúc "mẫu hậu" có mặt. Thậm chí, bà ta còn mời hẳn vài chuyên gia chăm sóc sắc đẹp đến nhà thực hiện cho mình. Biết chuyện, sợ vợ bị tai biến khi tân trang sắc đẹp, "ông trùm" đùng đùng nổi giận và nói rằng: "Tôi là của bà, bà là của tôi, chẳng gì thay đổi, đi làm đẹp, ngộ có chuyện gì, bắt đền người ta à?".
NHÓM PHÓNG VIÊN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lần theo đường dây cho vay nặng lãi từ một vụ xiết nợ ở Sài Thành Không có tiền trả nợ, vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp (SN 1953, ngụ P.Hiệp Thành, Q12) đã bị các đối tượng trong đường dây cho vay đánh và buộc thế chấp xe. Dằn mặt con nợ Khoảng tháng 11/2014, do lâm vào hoàn cảnh quá khó khăn, bà Điệp đồng ý vay tiền của Trần Thị Kim Oanh (SN 1971, ngụ...