Chồng chích điện vợ đang điều trị hậu Covid-19 để “được giải thoát”
Khai với công an, người chồng thừa nhận hành vi chích điện vợ với lý do bà U. bệnh nặng, hoàn cảnh khó khăn nên người chồng muốn giúp vợ và bản thân được “giải thoát”.
Ngày 8/11, lãnh đạo Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM xác nhận với Dân trí, vừa qua nơi đây đã xảy ra một sự việc đau lòng, khiến một bệnh nhân tử vong.
Theo thông tin bệnh viện cung cấp, bà U. (53 tuổi) nằm tại khoa Nội Tổng hợp hơn một tháng qua để điều trị tổn thương phổi, huyết khối tĩnh mạch chi dưới sau mắc Covid-19. Suốt thời gian này, bà được chồng là ông Đ. trực tiếp chăm sóc. Ông Đ. cũng từng là F0.
Sáng 4/11, khi thấy người nuôi bệnh ở các giường bên cạnh đã ra ngoài hết, ông Đ. bất ngờ chốt cửa phòng, lấy dây điện chuẩn bị sẵn, cắm điện và chích vào người vợ. Sau đó, ông tiếp tục lấy dây điện quấn vào người với ý định tự sát. Lúc này, người thân của bệnh nhân khác trở về, phát hiện sự việc nên hô hoán báo các nhân viên y tế vào ngăn chặn.
Dù được các bác sĩ tận tình cấp cứu, tuy nhiên bà U. đã tử vong vì ngưng tim ngưng thở trước đó. Riêng người chồng chỉ bị bỏng vùng tay và thoát chết.
Liên quan đến sự việc, đại diện đội Tham mưu Tổng hợp, Công an Quận 8 (TPHCM) cho biết, công an quận đang thụ lý vụ việc chồng chích điện vợ tử vong rồi tự tử bất thành ngay trong bệnh viện. Trước đó, sau khi nhận tin báo, công an đã đến hiện trường trích xuất camera, lấy lời khai người chứng kiến.
Ông Đ. cũng được đưa về trụ sở công an làm việc. Khai với công an bước đầu, người chồng thừa nhận hành vi chích điện nạn nhân, với lý do vì bà U. bệnh nặng, hoàn cảnh khó khăn nên nảy sinh ý định muốn giúp vợ và mình được “giải thoát”.
Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Video đang HOT
Bác sĩ Phan Nhật Khánh, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, trong thời gian nuôi bệnh, ông Đ. không có biểu hiện bất thường về tâm lý. Bản thân người vợ cũng có bảo hiểm chi trả viện phí 100%. Ngoài tổn thương phổi, bà Y. có tiền sử nhồi máu não từ 10 năm trước và thời gian này người chồng cũng nuôi vợ. Khi vào viện, bà đã yếu, liệt tay chân, không thể tự chăm sóc và không tiếp xúc được.
“Không biết hoàn cảnh cụ thể nên không thể khẳng định được vấn đề của họ là gì. Bệnh nhân “hậu Covid-19″ dù âm tính nhưng di chứng tổn thương phổi còn lâu dài. Bác sĩ chỉ có thể động viên gia đình cố gắng an tâm điều trị cho bệnh nhân, vì đây là cuộc chiến của cả bệnh nhân và gia đình” – lãnh đạo bệnh viện nói.
77 ngày đêm cứu người ở Trung tâm hồi sức được ví như "công trình thế kỷ"
"77 ngày đêm, không dài, cũng không ngắn nhưng là một hành trình không thể nào quên" - TS.BS Đỗ Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 đóng tại BV dã chiến số 16, nói.
Sáng 15/10, Bệnh viện (BV) Bạch Mai tổ chức lễ tổng kết, bàn giao Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 (Trung tâm) đóng tại BV dã chiến số 16 cho BV Nhân dân Gia Định sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động.
77 ngày đêm không thể nào quên
TS.BS Đỗ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, mặc dù phải triển khai trong điều kiện vô cùng khó khăn và thiếu thốn, nhưng với tinh thần "tất cả vì miền Nam thân yêu", đội ngũ nhân lực tinh nhuệ nhất, hệ thống máy móc hiện đại nhất đã được huy động để chi viện cho TPHCM, nhiều kỹ thuật cao, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị đã được triển khai.
Bên cạnh các kỹ thuật điều trị thường quy như thở oxy mặt nạ, thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy không xâm nhập và thở máy xâm nhập, Trung tâm đã triển khai các kỹ thuật cao như ECMO, lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ cytokine, thở khí NO, kỹ thuật cắt lớp phổi trở kháng (EIT)...
Qua thời gian hơn 2 tháng, Trung tâm đã tiếp nhận trên 1.300 bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch. Trong đó có 363 ca đã được điều trị qua cơn nguy kịch, chuyển xuống tuyến dưới để tiếp tục điều trị. 213 ca đã được ra viện, trong đó nhiều ca nguy kịch được cứu sống ngoạn mục.
Bệnh viện Bạch Mai bàn giao Trung tâm Hồi sức Covid-19 cho Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Song song với hoạt động của các đơn vị lâm sàng, trong thời gian qua, khoa Xét nghiệm đã thực hiện trên 163.000 xét nghiệm, đảm bảo chính xác, kịp thời, phục vụ công tác điều trị của người bệnh nặng.
Bên cạnh công tác chuyên môn, việc hỗ trợ người bệnh và thân nhân rất được bệnh viện quan tâm. Bệnh viện đã chủ động thông báo ngày, giờ tử vong của bệnh nhân cho người nhà, đồng thời lập danh sách và trao lại những kỷ vật của bệnh nhân đã mất cho thân nhân.
Tổng cộng, Trung tâm đã thực hiện hơn 1.000 cuộc gọi báo tin tử vong, trả lời 3.035 cuộc gọi từ người nhà người bệnh, chủ động gọi trên 7.000 cuộc gọi thông báo tình hình người bệnh và đã trao trả 276 kỷ vật cho người nhà người bệnh.
Bên cạnh đó, gần 1.000 thầy cô và sinh viên trường Cao đẳng y tế Bạch Mai đã tỏa xuống 10 quận huyện của thành phố, "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho người dân, bóc tách F0 khỏi cộng đồng, thực hiện tiêm vắc xin Covid-19. Nhờ đó, các vùng đỏ ngày càng được thu hẹp, vùng xanh mở rộng, cuộc sống người dân dần trở về trạng thái bình thường mới.
"77 ngày đêm, không dài, cũng không ngắn nhưng là một hành trình không thể nào quên" - TS.BS Đỗ Ngọc Sơn nói.
Trung tâm hồi sức Covid-19 là "công trình thế kỷ"
Tham dự buổi lễ, Phó giáo sư Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM chia sẻ, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 do BV Bạch Mai thành lập là "công trình thế kỷ". Bởi chỉ trong một thời gian ngắn, chưa đầy một tháng đã hình thành hơn 360 giường hồi sức và hơn 2.000 giường thu dung điều trị Covid-19.
Đến nay, Trung tâm chỉ còn 19 bệnh nhân phải hồi sức, rất ít bệnh nhân thở máy. Ngày 14/10, số ca tử vong ở TPHCM chỉ còn 61 trường hợp, thấp nhất trong nhiều tuần qua. Trong thời gian ngắn, các chuyên gia Bạch Mai đã tổ chức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nghiên cứu khoa học theo đúng chuẩn một trung tâm hồi sức quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng lãnh đạo Sở Y tế TPHCM dành phút mặc niệm tưởng nhớ các bệnh nhân tử vong vì Covid-19 (Ảnh: Hoàng Lê).
Tuy hôm nay, Bệnh viện Bạch Mai chuyển giao Trung tâm nhưng vẫn tiếp tục đào tạo nhân lực hồi sức cho các bác sĩ BV tuyến quận huyện. Ông Thượng khẳng định, sau khi tiếp nhận Trung tâm hồi sức, TPHCM sẽ rút kinh nghiệm, nỗ lực, phát huy trong việc cấp cứu bệnh nhân Covid-19 trong thời gian tới.
Chứng kiến những hình ảnh bàn giao xúc động, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ, thời gian qua có những lúc TPHCM khó khăn, có lúc dịch bùng phát rất mạnh, 7 Trung tâm hồi sức Covid-19 đã được thành lập trên địa bàn.
Bộ Y tế đánh giá rất cao sự chung sức của lực lượng hỗ trợ, các nhân viên y tế cả Trung ương và địa phương. Sau một thời gian nỗ lực, số lượng bệnh nhân mắc, số ca bệnh nặng và số lượng tử vong đã giảm mạnh.
Theo Thứ trưởng, ý thức người dân là một bài học rất quan trọng. Người dân đã có hiểu biết đầy đủ về virus SARS-CoV-2. TPHCM đã tổ chức cách ly F0 trong cộng đồng, mô hình lấy xã phường làm pháo đài chống dịch đã được thực hiện. Thành công trong chống dịch Covid-19 tại TPHCM là thành công từ nhân dân.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn mong trong giai đoạn bình thường mới, người dân tiếp tục có ý thức cùng phòng bệnh, các cơ sở y tế tại TPHCM nâng cao năng lực để đáp ứng điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc BV Nhân dân Gia Định, đơn vị tiếp quản Trung tâm hồi sức Covid-19 cho biết, thời gian qua khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhân sự của BV đã phải chia ra hỗ trợ chống dịch ở nhiều nơi. Hiện tại sau thời gian khẩn trương khắc phục, nơi đây đã phục hồi 50% hoạt động và số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh so với trước dịch.
Tối 22-8 cả nước thêm 11.208 ca mắc COVID-19, 737 bệnh nhân tử vong TP.HCM và Bình Dương vẫn là 2 địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất, nhì cả nước. Tối 22-8, Bộ Y tế cho biết trong vòng 24 giờ qua trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.214 ca nhiễm mới gồm 6 ca nhập cảnh và 11.208 ca ghi nhận trong nước, trong đó có...