Chồng chỉ sống cho bản thân
Tôi 33 tuổi, kết hôn được 7 năm, có hai con nhỏ. Chồng hơn 6 tuổi, làm quản lý một cơ sở kinh doanh nhỏ nhà nước, còn tôi là công chức.
Trước đây chồng tôi làm xa nhà 90 km, cuối tuần về. Thời gian đó cuộc sống chúng tôi tương đối ổn, anh về thường phụ việc nhà giúp vợ, cuối tuần chúng tôi ở cùng rất vui vẻ. Hiện tại, chúng tôi sống chung với bố mẹ chồng. Mọi việc bỗng trở nên xấu đi khi anh chuyển về công tác gần nhà, cách nhà 20 km. Tôi và các con hạnh phúc khi nghĩ mỗi đêm sẽ có chồng, có bố bên cạnh, vậy mà chồng lại thay đổi.
Làm cách nhà một quãng ngắn mà 2-3 đêm anh mới về, ở nhà anh gắt gỏng và không giúp tôi việc gì. Tôi phân tích nhẹ nhàng, có lúc cương quyết về chuyện anh phải về nhà ngủ. Anh nói ở xa tự do quen rồi, còn bao biện về công việc đủ kiểu. Hôm nào tôi làm căng quá, anh về nhà mặt nặng mày nhẹ như về là nghĩa vụ, là ban phát ân huệ cho 3 mẹ con vậy. Tôi cũng cố gắng cho thời gian để anh quen với công việc mới nhưng thực sự thấy buồn bực lắm, anh chỉ coi trọng sự thoải mái cá nhân chứ không coi trọng gia đình, con cái.
Tôi phải đi làm cả ngày, tối ôm việc về nhà đợi con ngủ rồi làm thêm, chỉ mong có chồng về đỡ đần, mà việc của anh cũng nhàn chứ đâu vất vả gì. Hiện tại, chắc chắn chồng tôi chưa có bồ, sau một thời gian nữa tôi không biết vì anh cũng không phải kiểu người “vững như bàn thạch” mà dễ nghiêng ngả lắm. Không khí gia đình tôi vô cùng căng thẳng, mong quý độc giả giúp tôi gỡ rối. Liệu tôi đòi hỏi chồng như thế có quá đáng không? Làm sao để vợ chồng có thể chia sẻ cuộc sống và công việc với nhau? Nói thêm là bố chồng tôi cũng tính như vậy, chỉ thích sống đời mình thoải mái, coi trọng bạn bè chứ không trọng vợ, dù ông là người lương thiện và chính trực.
Đưa tiền vợ giữ nhưng ngày nào chồng cũng kiểm soát chuyện chi tiêu, tôi tức mình đưa ra tuyên bố khiến anh im re
Từ dạo mua nhà xong, chồng tôi bỗng thay tính đổi nết. Anh đưa tiền cho vợ giữ, nhưng chi tiêu gì trong nhà anh cũng kiểm soát, kêu đắt rẻ.
Từ ngày mua nhà xong, chồng tôi như thay tính đổi nết. Anh trở nên tính toán hơn đến phát sợ. Ngày trước, ví dụ tôi có tiện tay cho mấy đứa trẻ, người giá bán tăm tre, kẹo cao su bên đương 5-10-20 nghìn anh chẳng ý kiến. Nhưng giờ mà thấy thì anh lại cằn nhằn : "Em đừng có vung tay quá trán thế được không? Mình cần gì thì mua, kẹo đó, tăm đó em có dùng không?"
Video đang HOT
Tôi có cự lại, nhưng anh càng gắt gỏng: "Vài nghìn mà không phải là tiền à? 5k một mớ rau, 20k được mớ cá, cứ dăm hôm em ra đường thế này là cả nhà được mâm cơm thịnh soạn. Anh chịu, chẳng hiểu em tay hòm chìa khóa kiểu gì. Nhà thì đi mua trả góp, nợ thì nhiều".
Nghĩ đi nghĩ lại tôi thấy lời anh nói cũng không phải không đúng, thôi thì tôi im lặng và nghe theo. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại tại đó. Anh bắt đầu kiểm soát chuyện mua bán, chi tiêu trong gia đình nhiều hơn.
Thậm chí, có hôm ngồi vào mâm cơm rồi anh còn căn vặn:
- Nay em mua hết bao nhiêu tiền thức ăn thế?
- Cũng không quá nhiều, em mua được con vịt của chị công ty rẻ, ngon nên mua ít đồ làm vịt om sấu
- Anh hỏi bao nhiêu cơ mà, tổng cả bữa tối nay!
- Vịt 150k, mấy thứ linh tinh nữa tầm 40k.
Thế rồi anh đùng đùng nổi giận, lại trách tôi về chuyện không biết chi tiêu, ăn hoang trong khi nợ đang ngập đầu.
Nói thật, tôi chưa bao giờ thấy mình tiêu hoang, chỉ mua những gì cần thiết. Thế nhưng chuyện ăn uống rất khó nói. Tôi không đặt tiêu chí tiết kiệm lên hàng đầu, quan trọng là đủ chất và cả nhà thấy ngon miệng. Vậy nên lâu lâu tôi mới nấu một bữa thịnh soạn hơn kiểu gà hầm, vịt om sấu, hải sản... Còn bình thường, 2 vợ chồng với đứa con 4 tuổi chỉ khoảng 40-60k là thoải mái, đủ chất (bố mẹ cũng có gửi đồ, hoặc tôi đi chợ mua nhiều sẽ có giá sỉ).
Bởi thế, khi chồng bỗng dưng đùng đùng nổi giận vì cách chi tiêu của mình, tôi cũng bực bội không kém. Hôm đó, chúng tôi cãi nhau to ngay trước mặt con gái. Cũng từ hôm đó, tôi thấy chồng mình chẳng còn nể nang, kiêng dè gì nữa mà chuyện gì cũng nhúng tay vào. Chính xác là tôi làm gì, mua gì anh cũng hỏi giá.
Đầu tháng chuyển tiền cho vợ giữ, tôi mang danh là người tay hòm chìa khóa nhưng từ mớ rau mua về anh cũng hỏi bao nhiêu. Anh kiểm soát cách tôi tiêu tiền, chi bao nhiêu, còn ngần nào.
(Ảnh minh họa)
Tối nào về hai vợ chồng cũng hục hặc chỉ vì thế. Tôi cũng có lần hạ cái tôi xuống để hỏi chuyện chồng nhẹ nhàng, nhưng anh bảo chẳng có vấn đề gì. Chỉ là khi mua nhà xong ngập nợ, lo lắng thì mới quan tâm chuyện tiền bạc.
- Giờ anh mới nhận ra vợ mình chi tiêu có vấn đề. Bao năm qua chỉ mải kiếm tiền chứ không lo quản tiền, đúng là sai trái. Đặt niềm tin vào em 100% chưa chắc em đã làm những gì xứng đáng với niềm tin ấy... Ai biết em có chi toàn bộ cho gia đình này không?"
Sau câu nói cuối cùng đó, tôi bùng nổ. Hóa ra bóng gió mãi anh cũng lộ ra. Anh sợ tôi đem tiền cho ngoại, thế nên mới kiểm soát từng chút thế này.
Tôi có cãi đi cãi lại vài câu, rồi rút điện thoại ra, chồng ngay cho chồng 10 triệu.
- Đây, tiền anh gửi từ đầu tháng, tôi gửi lại cả. Cơm ăn, nước uống... từ đầu tháng tới giờ coi như vợ anh bao. Anh giữ lấy, từ mai tan làm về sớm, mua đồ ăn về đây tôi nấu. Trong nhà hết thứ gì thì tự phải ngó nghiêng mà biết đường sắm - tôi giao lại nhiệm vụ ấy cho chồng.
Anh cũng có chút bất ngờ nên chưa nói được gì. Tôi tiếp luôn:
- Tôi cũng sẽ gửi anh 10 triệu như anh gửi tôi để lo chuyện chi tiêu sinh hoạt.
Rồi tôi bỏ ra ngoài. Tối đó, chúng tôi ngủ riêng. Nhưng tôi lẻn vào tìm điện thoại của chồng để đọc trộm tin nhắn. Hóa ra, chính là mấy cô bạn thân xúi giục chuyện tự nắm tiền bạc. Tôi bực lắm, không biết nên làm gì tiếp theo để xử lý, đồng thời giữ hạnh phúc gia đình. Bởi suy cho cùng, chuyện trả tiền cho chồng cũng không phải cách hay.
Bí quyết giữ chân người yêu của cô nàng thông minh, có cho vàng cũng không dám phản bội Đôi khi bạn tỏ ra quá cứng nhắc, quá coi trọng cái tôi của mình thì sẽ khiến cho người đàn ông vô cùng khó chịu. Họ cần một người phụ nữ biết lăng nghe, thấu hiểu cho mình. Ảnh minh họa. Chứ chẳng ai dại mà đi yêu hay cưới một cô gái lúc nào chỉ biết cằn nhằn, giận dỗi. 1....