Chồng chết, nhà chồng sợ mất của, không cho tái giá
Hầu như mọi hoạt động của tôi đều bị “gián điệp” của nhà chồng theo dõi. Vì chút tài sản, họ muốn tôi phải chịu cảnh góa bụa cả đời.
ảnh minh họa
Tôi 34 tuổi, góa chồng đã 3 năm sau một tai nạn giao thông thảm khốc. Chúng tôi có hai đứa con trai, đều khỏe mạnh, thông minh và giống bố như lột. Chúng là nguồn an ủi lớn nhất của tôi sau nỗi bất hạnh này. Thế nhưng, khi đã đoạn tang chồng, khi các con dần lớn lên, tôi cảm thấy chỉ riêng tình mẫu tử không đủ lấp đầy nỗi cô đơn. Khát khao và hy vọng về tình yêu sống dậy. Nhiều người đàn ông theo đuổi tôi và tôi cũng muốn tìm hiểu để đi đến mối quan hệ thân thiết với một trong số họ, trước hết là để yêu, nếu mọi sự hanh thông thì có thể tái hôn.
Nhưng ngay từ khi những người đàn ông bắt đầu xuất hiện để tìm hiểu tôi, gia đình chồng, sống cách đó 6 km, đã biết và ra mặt ngăn cản. Họ nói tôi và chồng tôi yêu nhau sâu đậm thế, yêu từ hồi học cấp ba, không thể có chuyện anh ấy mới chết mấy năm mà tôi đã nghĩ đến người khác được, như thế bạc bẽo quá, táng tận lương tâm quá. Họ nói tôi đã ở tuổi toan về già rồi, lẽ ra phải biết sống cho con cái, không được phép nghĩ đến chuyện trai gái ích kỷ nữa…
Video đang HOT
Họ nói nhiều lắm, khiến tôi cũng thấy mình có lỗi. Tôi đã nghĩ, quả thật mình cũng bạc khi không trung thành với người chồng đã khuất, người yêu đầu tiên và duy nhất của tôi cho đến lúc này, và tôi cũng là người phụ nữ duy nhất của anh ấy. Tôi suýt nữa đã quyết định cố gắng nén mình để giữ sự chung thủy, một dạ thờ chồng nuôi con, nếu như mẹ chồng tôi không lỡ lời. Từ câu lỡ lời ấy, tôi ngộ ra, gia đình chồng ngăn cản tôi yêu đương, tái giá không phải vì muốn giữ tôi cho thỏa vong linh con trai họ, mà vì tiền.
Ngôi nhà tôi đang ở có giá trị lớn, khi mua nó bố mẹ chồng có cho 10%, số còn lại là tiền dành dụm của vợ chồng tôi, và tiền vay ngân hàng. Khi chồng tôi mất, chúng tôi cũng mới trả hết nợ được vài năm. Ngoài ra chúng tôi còn một khoản tiết kiệm nhỏ nữa. Nhà chồng tôi sợ nếu tôi tái giá, tài sản đó sẽ lọt vào tay người đàn ông khác, gia tộc khác. Họ cho rằng điều đó là bất công, là vô lý, vì sinh thời, chồng tôi có thu nhập cao hơn tôi rất nhiều, anh ấy đóng góp phần lớn chi phí mua nhà. Tôi đoán nếu như không phải một mình tôi đứng tên ngôi nhà thì họ đã đòi chia thừa kế rồi.
Để ngăn tôi yêu đương và lấy chồng khác, họ cài cắm “gián điệp” khắp xung quanh. Ai đến nhà chơi, tôi ra khỏi nhà lúc nào, họ đều nắm được. Bố mẹ và anh em chồng nhiều lần xuất hiện khi tôi có khách, chửi mắng, đe dọa họ, tuyên bố đánh gãy chân anh nào dám đến “cướp” tôi.
Tôi đã thuyết phục họ bằng tình cảm, nhưng họ không nghe. Chẳng nhẽ tôi phải nhờ đến pháp luật để đối phó với những người ruột thịt của chồng tôi, con tôi hay sao? Có ai tư vấn giúp tôi không?
Theo VNE
Lúng túng khi xét danh hiệu cho vợ liệt sĩ tái giá
Theo UBND TP.HCM, việc triển khai thực hiện hồ sơ yêu cầu tặng và truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" đã phát sinh một số vướng mắc cần được giải quyết.
Một buổi lễ trao danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" (Ảnh minh họa)
UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các cơ quan Trung ương giải quyết một số vướng mắc trong triển khai thực hiện hồ sơ yêu cầu tặng và truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" theo Nghị định 56 của Chính phủ.
Qua thực tế triển khai, trường hợp bà mẹ là vợ liệt sĩ lấy chồng khác (vợ liệt sĩ tái giá), nghị định không nêu trường hợp này không được xem xét lập hồ sơ. Tuy nhiên, theo tài liệu hướng dẫn của Cục Người có công, trường hợp bà mẹ là vợ liệt sĩ đã tái giá là không đủ điều kiện xét tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", chỉ hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của liệt sĩ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ở địa phương gặp nhiều lúng túng khi giải quyết các trường hợp này, gây thắc mắc cho đối tượng. UBND Thành phố đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng có văn bản hướng dẫn cụ thể để địa phương có cơ sở thực hiện.
Ngoài ra, Thành phố còn đề nghị các bộ ngành Trung ương xem xét, giải quyết một số vướng mắc liên quan đến trường hợp người có công nuôi dưỡng liệt sĩ đề nghị được xét tặng hoặc truy tặng; về thứ tự ưu tiên đề nghị xem xét cho mẹ đẻ, mẹ nuôi; về đại diện thân nhân được kê khai hồ sơ và nhận trợ cấp đối với trường hợp truy tặng; trường hợp không quản lý hồ sơ liệt sĩ tại nơi xét hồ sơ bà mẹ và các thủ tục, hồ sơ liên quan.
Nghị định 56 của Chính phủ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2013, quy định chi tiết và hướng dẫn về đối tượng, chế độ ưu đãi, hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
Theo Khampha
Chồng chết do sập hầm, con nguy kịch vì bệnh ung thư máu Thương vợ con vất vả, anh Lâm Quang Huy xin đi làm thuê nhưng tai họa sập hầm khiến anh phải bỏ mạng chỉ sau ít ngày. Cái chết đột ngột của chồng chị đau đớn đã đành, thì chị như "chết hẳn" bởi đứa con trai phát hiện bị ung thư máu. Nước mắt giàn giụa, ngồi trước mặt tôi chị òa...