Chồng chéo lợi ích giữa Mỹ và các nước thành viên NATO
Cuối tuần trước, báo cáo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) thường niên năm 2018 khẳng định NATO đã trở thành một liên minh hiện đại, ứng phó với các mối đe dọa an ninh, thích ứng với những thách thức mới.
Tuy nhiên, gần đây, các nước đồng minh NATO đang ngày càng rời xa các mục tiêu chính sách của Washington. Sự kiện minh chứng nổi bật nhất là việc Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Lãnh đạo 29 nước thành viên NATO tại cuộc họp thượng đỉnh thường niên hồi tháng 7-2018. Ảnh: Shutterstock
Video đang HOT
Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao đổi với Chính phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ TTayyip Erdoan rằng sẽ không chấp nhận việc Thổ Nhĩ Kỳ thực thi hợp đồng mua bán với Nga. Theo Washington, S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ mà các nước thành viên NATO khác đang triển khai, làm suy yếu hệ thống phòng không của NATO; đồng thời, việc mua bán trên cho thấy quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang có phần nồng ấm lên. Chính quyền Mỹ cảnh báo nước đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gánh “hậu quả khôn lường” nếu tiếp tục thương vụ mua bán. Tuy nhiên, Tổng thống Tayyip Erdoan dường như đã bỏ qua lời cảnh báo của Washington.
Một số nước thành viên NATO cũng không hợp tác với Mỹ trong việc đối đầu và cô lập Moskva. Phát biểu tại một hội nghị ngày 10-3, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết, ông vẫn đang nỗ lực chấm dứt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Những biện pháp trừng phạt mà các cường quốc phương Tây áp đặt đối với Moskva (sau thời điểm Nga sáp nhập Crưm năm 2014) vẫn đang được Oa-sinh-tơn ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Nhưng, chính phủ liên minh của ông Conte lập luận rằng những biện pháp trừng phạt trên không hiệu quả, và đang làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Italy. Đồng quan điểm với Thủ tướng Italy, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cũng đã phản đối các biện pháp trừng phạt của Washington trong nhiều tháng. Bên cạnh đó, các nước Bỉ, Bungary và Hy Lạp… cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với chiến lược trừng phạt đối với Nga.
Các nước thành viên NATO cũng không còn mặn mà với những biện pháp quân sự đối đầu với Moskva. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã không thể thuyết phục được Thủ tướng Đức Angela Merkel điều tàu chiến đến eo biển Kerch trong vụ đụng độ giữa Nga và Ukraine hồi tháng 11-2018. Mặc dù Crimea đã sáp nhập vào Nga, nhưng Kiev vẫn coi Crimea nằm trong vùng lãnh thổ của Ukraine và eo biển Kerch nằm trong tuyến đường thủy quốc tế – khu vực được Mỹ và các nước đồng minh hậu thuẫn. Ông Mike Pence muốn các nước có sự tự do hàng hải và tuần tra để chứng minh eo biển vẫn nằm trong vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, bà Angela Merkel lo ngại việc điều tàu đến eo biển Kerch sẽ được coi là hành động khiêu chiến, có thể dấy lên một cuộc đụng độ không đáng có.
Các nước NATO cũng không đồng tình với một số chính sách khác của Mỹ. Khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút toàn bộ binh lính Mỹ tại Xy-ri hồi tháng 12-2018, các nước NATO đã đồng loạt lên tiếng phản đối quyết định này. Mục tiêu của Tổng thống Mỹ là chỉ giữ một lực lượng gìn giữ hòa bình gồm cả binh lính châu Âu và Trung Đông để thay thế sự hiện diện của Mỹ tại Xy-ri. Nhưng các nước đồng minh NATO đã thẳng thừng tuyên bố sẽ không ở lại Syria nếu Mỹ rút quân. Cuối cùng, Tổng thống Trump đã xoa dịu tình hình bằng cách tuyên bố sẽ duy trì khoảng 200 binh lính Mỹ tại Syria và tăng cường 200 binh lính cho lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. Hầu hết các nước thành viên NATO đều không chấp nhận lời kêu gọi của Mỹ trong việc đóng góp lực lượng tham gia tham chiến tại các nước.
Trong quá khứ, Washington cũng đã từng bị các nước NATO phản đối chính sách. Trong những năm 1980, Đức và các nước châu Âu đã đồng ý mua nguồn cung cấp khí đốt thông qua đường ống do Nga kiểm soát bất chấp biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Những dấu hiệu gần đây cho thấy sự chồng chéo trong lợi ích của Mỹ và châu Âu từ những chính sách đối phó với Nga cho đến cách giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Thực tế này đặt ra những câu hỏi liên quan đến khả năng duy trì mối quan hệ trong NATO và tương lai hoạt động của tổ chức này trong bối cảnh NATO kỷ niệm 70 năm ngày thành lập khối vào tháng 4 tới.
Hà Thu
Theo bienphong
Nga chuyển giao hệ thống phòng thủ S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào 2019
Reuters đưa tin hãng thông tấn Interfax ngày 21/8 dẫn nguồn Tập đoàn xuất khẩu vũ khí thuộc sở hữu nhà nước Rosoboronexport của Nga cho biết Nga sẽ bắt đầu chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa tân tiến S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019.
Hệ thống tên lửa S-400 được trưng bày tại Kubinka, ngoại ô Moskva ngày 22/8/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngoài ra, hãng thông tấn RIA đưa tin Rosoboronexport cho hay tập đoàn này sẽ chuyển sang sử dụng đồng nội tệ trong những thỏa thuận với các đối tác thương mại nước ngoài, thay vì sử dụng đồng USD.
Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), dự kiến triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga có thể gây nguy cơ cho an ninh của một số vũ khí do Mỹ chế tạo được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng, trong đó có máy bay phản lực F-35.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Janikli giải thích lý do Mỹ lo ngại S-400 là bởi hệ thống radar mạnh của tổ hợp này.
Ông nói Mỹ lo ngại những radar này có thể truyền cho Nga dữ liệu chính chống lại tiêm kích đa năng F-35 và các loại vũ khí khác của NATO.
Theo vietnamplus
Đức tính làm điều khiến Trump nổi "cơn thịnh nộ" Đức đang có kế hoạch cắt giảm ngân sách quân sự bất chấp những lời kêu gọi của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng để đạt được mục tiêu của NATO. Theo Sputnik, Bộ Tài chính Đức hôm 18.3 vừa công bố kế hoạch ngân sách đất nước, trong đó...